Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược thường được áp dụng với trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ và mới khởi phát. Ưu điểm của phương pháp này là có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và dễ thực hiện. Việc áp dụng các mẹo chữa đều đặn kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược
Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược thường được áp dụng với trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ và mang lại kết quả tích cực

Một số thông tin về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh liên quan đến trực tràng – hậu môn phổ biến ở người trưởng thành, người cao tuổi. Bệnh lý khởi phát khi tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị phình giãn, dẫn đến máu ứ đọng và gây đau nhức, sưng viêm. Lâu dài sẽ khiến lượng máu dồn về tĩnh mạch tăng lên, từ đó tạo thành búi trĩ.

Bệnh trĩ chia thành 3 nhóm chính:

  • Trĩ nội: Bệnh lý đặc trưng bởi các búi trĩ nằm sâu trong ống hậu môn, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Trĩ ngoại: Ngược lại với bệnh trĩ nội, dấu hiệu bệnh trĩ ngoại đặc trưng bởi các búi trĩ có xu hướng sa ra ngoài và có thể quan sát thấy.
  • Trĩ hỗn hợp: Trường hợp người bệnh mắc cả trĩ ngoại và trĩ nội cùng lúc được gọi là trĩ hỗn hợp. Bệnh lý thường diễn tiến phức tạp, khó điều trị hơn 2 loại trĩ trên.

Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh trĩ không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các búi trĩ hình thành ở vùng hậu môn thường gây ra tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, xuất huyết khi đại tiện. Bệnh lý nếu không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề như thiếu máu, sa búi trĩ, tắc mạch, rò hậu môn,…

Do đó, sau khi chẩn đoán bệnh lý, người bệnh cần chủ động tuân thủ các phương pháp điều trị, chăm sóc nhằm giúp kiểm soát các biểu hiện, đồng thời phòng ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Với các trường hợp bệnh trĩ mới khởi phát, ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng những mẹo chữa đơn giản tại nhà nhằm giúp cải thiện các triệu chứng nóng rát, đau nhức, đồng thời làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp tăng độ bên ở tĩnh mạch hậu môn.

1. Gel nha đam giúp cải thiện bệnh trĩ

Việc tận dụng gel nha đam chữa bệnh trĩ là một trong những cách cải thiện tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Nha đam chứa hàm lượng khoáng chất, nước và những hợp chất thực vật dồi dào. Các thành phần hoạt chất có trong thảo dược này có khả năng cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm nóng rát, dưỡng ẩm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Gel nha đam giúp cải thiện bệnh trĩ
Việc tận dụng gel nha đam chữa bệnh trĩ là một trong những cách cải thiện tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, sau khi rửa sạch thì gọt bỏ vỏ và cạo lấy phần gel 
  • Vệ sinh hậu môn sạch và dùng khăn lông sạch lau khô
  • Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên khu vực cần điều trị
  • Mỗi ngày áp dụng từ 2 – 3 lần hoặc thực hiện trước/ sau khi đi tiêu giúp cải thiện tình trạng đau rát

2. Chườm lạnh hoặc ngâm nước mát

Chườm lạnh và ngâm nước mát là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Nhờ vào nhiệt độ lạnh sẽ giúp khắc phục tình trạng nóng rát, sưng viêm, đau nhức. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn giúp sát trùng và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện mẹo chữa này, người bệnh cần vệ sinh sạch hậu môn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ít muối biển để ngâm nhằm tăng hiệu quả sát trùng.

3. Chữa bệnh trĩ tại nhà với rau diếp cá

Diếp cá hay còn có tên gọi là ngư tinh thảo, đây là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Theo dân gian, loại thảo dược này có tính mát, vị chua, có tác dụng tiêu sưng, giải độc và thanh nhiệt hiệu quả. Trong khi đó, một số nghiên khoa học cũng nhận thấy hoạt chất decanoyl acetaldehyd trong rau nhiếp cá có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, đồng thời làm giảm nguy cơ viêm nhiễm ở búi trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm thảo dược, mang đi rửa sạch, ngâm với nước pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn.
  • Cho lá diếp cá vào cối cùng với một ít muỗi rồi giã nát
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì đắp hỗn trợ lên trực tiếp
  • Hoặc người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn sạch bọc lại và giữ đến sáng hôm sau
  • Rửa lại sạch lại với nước vào hôm sau

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống nhằm giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, tăng độ bền của các mao mạch, ngăn ngừa tình trạng táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh lý.

4. Tận dụng dầu dừa chữa bệnh trĩ tại nhà

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ gây đau rát, khô hậu môn và ngứa ngáy khó chịu có thể dùng dầu dừa giúp cải thiện các triệu chứng. Hàm lượng khoáng chất, acid béo dồi dào có trong thảo dược này sẽ cấp ẩm, giảm ngứa ngáy, nứt nẻ. Bên cạnh đó, những hợp chất thực vật có trong dầu dừa còn hỗ trợ chống oxy hóa, đồng thời tiêu trừ gốc tự do, chống viêm nhiễm.

Tận dụng dầu dừa chữa bệnh trĩ tại nhà
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ gây đau rát, khô hậu môn và ngứa ngáy khó chịu có thể dùng dầu dừa giúp cải thiện các triệu chứng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn rồi dùng khăn lông sạch lau khô
  • Sau đó lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa đều lên khu vực cần điều trị và đợi đến khi khô hoàn toàn
  • Người bệnh có thể áp dụng cách chữa này trước khi đi tiêu nhằm cải thiện đau rát và xuất huyết

5. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Theo số liệu thống kê, có hơn 80% ca mắc bệnh trĩ do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, dung nạp quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, ít bổ sung chất xơ, nước lọc,… Điều này có thể khiến phân cứng, từ đó tạo áp dụng ở tĩnh mạch hậu môn.

Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là một trong những cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà. Với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp làm giảm chèn ép lên trực tràng – hậu môn. Nhờ đó sẽ giúp cải thiện tình trạng đi tiêu xuất huyết, khó khăn trong hoạt động đại tiện.

Người mắc bệnh trĩ cần tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm lành mạnh sau:

  • Trái cây là rau xanh: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong các loại thực phẩm này sẽ giúp làm mềm phân, giảm áp lực khi đi tiêu. Hơn nữa, các khoáng chất, vitamin, acid amin và một số thành phần dinh dưỡng khác trong rau xanh còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, đồng thời cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Nước lọc: Với những trường hợp mắc bệnh trĩ, mỗi ngày nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước. Điều này sẽ giúp duy trình chất lỏng cần thiết trong đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp làm giảm áp lực khi đại tiện, hạn chế tình trạng đau rát, khô hậu môn.
  • Bổ sung một số loại gia vị: Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung một số gia vị vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm sưng viêm, tăng độ bền ở thành mạch như thì là, nghệ, đinh hương,…

Ngoài những thực phẩm cần tăng cường bổ sung giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần chú ý hạn chế các loại thực phẩm, thức uống sau:

  • Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
  • Tránh sử dụng bia rượu, nước có gas, cà phê, thuốc lá và một số chất kích thích khác

Những loại đồ uống và thực phẩm này thường gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và làm tăng nguy cơ táo bón.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là một trong những cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

6. Chữa bệnh trĩ tại nhà với lá trầu không

Lá trầu không được biết đến là thảo dược có đặc tính chống viêm, sát trùng và cầm máu. Do đó, nhân dân thường tận dụng lá trầu không trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Việc ngâm rửa với thảo dược này thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy hậu môn, giảm sưng viêm hiệu quả.

Bên cạnh đó, cách chữa này còn mang lại hiệu quả trong việc làm mềm niêm mạc, giãn nở không gian tại trực tràng. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình đào thải phân dễ dàng, không gây đau rát, xuất huyết.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không mang đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất
  • Sau đó vò nhẹ lá trầu không rồi cho vào nồi đun sôi với 3 lít nước lọc
  • Sau khi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, đợi nguội bớt thì cho vào chậu đựng
  • Dùng nước lá trầu không tiến hành vệ sinh, ngâm rửa khoảng 20 phút trước khi đi tiêu

7. Bột sắn dây chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

Dùng bột sắn dây chữa bệnh trĩ tại nhà là một trong cách đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt thanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn và chống viêm tốt.

Áp dụng mẹo chữa thường xuyên sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu tại vùng trực tràng – hậu môn, ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng bột sắn pha với nước ấm hoặc kết hợp với pha với chanh, rau má hoặc chế biến thành các món ăn hàng ngày như canh, súp giúp cải thiện bệnh lý.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 muỗng bột sắn dây hòa tan cùng với nước đun sôi để nguội
  • Sau đó, cho thêm nửa muỗng đường vào ly, khuấy đều đến khi tan hết đường
  • Mỗi ngày uống 1 ly bột sắn dây, uống liên tục trong 10 ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý

8. Quả sung giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Quả sung được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Theo một số nghiên cứu khoa học nhận thấy trong quả sung có chứa các thành phần dưỡng chất như canxi, magie, chất xơ,… Có hiệu quả trong việc ngăn ngừa, cải thiện chứng táo bón, giảm tình trạng sa búi trĩ.

Quả sung giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý
Quả sung được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 15 quả sung, cắt bỏ đầu cuống, mang đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng
  • Cho thảo dược vào vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ đun sôi đến khi ra chết tinh chất trong quả sung thì tắt bếp
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì cho nước ra chậu đựng và tiến hành ngâm rửa vùng hậu môn
  • Áp dụng đều đặn trong vòng 1 tuần để cảm nhận hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện mẹo chữa này vào buổi tối trước khi ngủ

Dùng quả sung nấu nước ngâm rửa thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát, sưng viêm khi đại tiện. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả chữa trị, người bệnh cũng có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

9. Chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ vỏ lựu

Tận dụng vỏ lựu chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Theo một số nghiên cứu y học hiện đại, vỏ lựu có chứa một số thành phần hoạt chất isopelletierin, peletierin, acid ursolic,… có tác dụng chống lại các ký sinh trùng tại đường ruột, kháng khuẩn, hỗ trợ làm co búi trĩ hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100 gam vỏ lựu phơi khô, sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo nước
  • Kế đến cho thảo dược vào nồi đun sôi với 3 lít nước đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì cho vào chậu đựng
  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn và tiến hành xông, ngâm rửa với nước vỏ lựu
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Thực hiện mẹo chữa liên tục trong vòng 10 ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

10. Lá và hoa thiên lý hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ 

Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ tại nhà, dân gian thường tận dụng lá thiên lý, bởi đây là loại thảo dược có đặc tính kháng viêm, giải nhiệt, ngăn ngừa chứng táo bón, làm giảm tình trạng đau rát, xuất huyết hậu môn khi đại tiện. 

Lá và hoa thiên lý hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ 
Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ tại nhà, dân gian thường tận dụng lá và hoa thiên lý

Trong khi đó, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy trong hoa thiên lý giàu chất xơ và một thành phần dưỡng chất khác như canxi, sắt, kẽm, photpho,… không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời làm giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra.

Người bệnh có thể dùng hoa thiên lý chế biến thành các món ăn dinh dưỡng hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Đối với lá thiên lý, bạn có thể áp dụng mẹo chữa như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá thiên lý (bao gồm lá non và lá bánh tẻ), mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau khi xả lại sạch với nước thì để ráo
  • Cho thảo dược vào cối cùng với một ít muối biển rồi giã nát và lọc lấy phần nước, bỏ bã
  • Sau khi vệ sinh sạch hậu môn thì lấy tăm bông thấm với nước lá thiên lý rồi thoa lên khu vực cần điều trị
  • Để yên khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước và dùng khăn bông sạch lau khô

11. Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh người bệnh cần thay đổi thói quen khoa học. Bởi đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh. Để cải thiện các triệu chứng bệnh lý, rút ngắn thời gian chữa trị, bạn cần thiết lập những quen sinh hoạt sau:

  • Đi vệ sinh khi có nhu cầu, tránh nhịn đại tiện. Bởi thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón, đồng thời tạo áp lực lên búi trĩ
  • Nếu có thể, hãy tập thói quen đi tiêu vào thời điểm nhất định trong ngày. Điều này sẽ hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, đồng thời đảm bảo hoạt động tiêu hóa 
  • Người bệnh cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh trong thời gian dài
  • Tránh ngồi xổm, ngồi quá lâu hoặc mang vác nặng
  • Với những trường hợp béo phì, thừa cân cần áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học, nhằm kiểm soát chỉ số cân nặng phù hợp, hạn chế áp lực lên các tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn.
  • Trong thời gian điều trị bệnh trĩ, không hút lá bởi nicotin có trong khói thuốc có thể ảnh hưởng đến mạch máu gây hư hại và làm tăng nguy cơ phình giãn nặng nề
  • Chọn mặc quần lót và quần ngoài có chất liệu mềm, khả năng thấm hút tốt giúp vùng hậu môn được thông thoáng, hạn chế ma sát lên búi trĩ, đồng thời làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

12. Duy trì tập luyện thể dục, thể thao

Duy trì tập luyện thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và đúng cách là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và đúng cách là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực. Theo các chuyên gia đầu ngành, những tác động với cường độ nhẹ nhàng không chỉ giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn mang lại hiệu quả trong thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột.

Ngoài ra, thói quen tập luyện thể dục, thể thao còn thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, làm giảm tình trạng ứ huyết tại tĩnh mạch phình giãn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tình trạng sưng đau búi trĩ, người bệnh chỉ nên lựa chọn những bộ môn vận động nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ. Tránh những bộ môn thể thao cường độ cao như đá bóng, chạy bộ, đạp xe,…

Bài viết đã tổng 12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược và một số chế độ chăm sóc, tập luyện khoa học giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng, kích thước búi trĩ lớn, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường...

Chữa bệnh trĩ bằng mật ong

Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản dễ thực hiện

Chữa bệnh trĩ bằng mật ong là phương pháp dân gian được truyền miệng với khả năng cải thiện bệnh hiệu quả và hầu như không gây ra tác dụng...

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh lý, nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian. Vậy cách làm này có thực...

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ ở trẻ em là vấn đề sức khỏe xuất hiện khi chứng táo bón kéo dài. Theo thời gian, các tĩnh mạch trực tràng - hậu môn bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn