Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để chữa bệnh?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh lý, nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian. Vậy cách làm này có thực sự hiệu quả? Liệu bạn có nên áp dụng? Làm thế nào để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cặn kẽ các thắc mắc trên.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Trĩ là một trong những vấn đề phổ biến về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi. Tình trạng này xuất hiện khi đám rối tĩnh mạch trực tràng – hậu môn phình giãn quá mức, mất đi khả năng đàn hồi tự nhiên, dẫn đến hiện tượng ứ máu thường xuyên, sinh ra triệu chứng đau nhức, sưng viêm. 

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Theo thời gian, lưu lượng máu lớn sẽ dồn tắc tại tĩnh mạch và hình thành búi trĩ. Căn cứ vào vị trí giải phẫu, bệnh trĩ được phân chia thành ba dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Nhìn chung, tại cấp độ 1 – 2, bệnh trĩ đang ở thể nhẹ với búi trĩ trong ống hậu môn, sau khi lồi ra bên ngoài vẫn có khả năng co lại như cũ.

Trong khi đó, cấp độ 3 – 4 tương đối nghiêm trọng. Lúc này, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, không thể quay về vị trí cũ ngay cả khi bệnh nhân đẩy lên bằng tay.

Theo các chuyên gia, các phương pháp điều trị bệnh trĩ được xem là dứt điểm, triệt để khi bệnh nhân không còn bị chảy máu, ngứa ngáy, đau rát hậu môn và búi trĩ biến mất hoàn toàn. Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng cùng mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn cách uống thuốc Tây, thực hiện một số thủ thuật xâm lấn hay can thiệp phẫu thuật. 

Thông thường, bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 – 2 và bệnh trĩ ngoại trong giai đoạn đầu rất dễ chữa khỏi. Vì kích thước búi trĩ nhỏ nên độc giả không cần phải phẫu thuật. Một số loại thuốc Tây y phổ biến cùng các loài thảo dược tự nhiên chính là giải pháp giúp búi trĩ dần dần tiêu biến.

Nếu bệnh trĩ nội bước sang giai đoạn 3 hoặc búi trĩ ngoại có kích thước quá lớn, dẫn đến biến chứng chảy máu nhiều, tắc hậu môn, đau đớn dữ dội, thậm chí nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ.

Hiện nay, bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều người đã tìm hiểu và quyết định chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian. Đây là cách làm an toàn, đơn giản và tiết kiệm bằng nguồn dược liệu tự nhiên quen thuộc, dễ kiếm. Thế nhưng, các mẹo dân gian này chỉ phát huy hiệu quả tối đa đối với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, ở cấp độ 1 – 2. 

Khi bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời bằng kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có khả năng hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng chứ không thể hoàn toàn thay thế những phương pháp đặc trị. 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, mẹo trị trĩ dân gian chỉ mang tính chất kinh nghiệm, truyền miệng và chưa được y học hiện đại kiểm chứng – công nhận mức độ an toàn, hiệu quả. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà.

Việc tiến hành sai phương pháp có thể dẫn đến tác động tiêu cực, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật kỹ lưỡng trước khi áp dụng hoặc tìm đến các thầy thuốc uy tín hay những phòng khám Đông y chất lượng.

Hướng dẫn cách chữa trĩ bằng phương pháp dân gian

Mật ong nguyên chất, rau diếp cá, đu đủ xanh, lá lốt, cây lược vàng, lá trầu không, khoai tây, trái sung, nha đam, củ tỏi… đều là những loại thảo mộc tự nhiên gần gũi, gắn bó mật thiết với cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Hãy cùng Vimed tìm hiểu công dụng điều trị bệnh trĩ của từng loại dược liệu cùng cách thực hiện chi tiết nhé!

Sử dụng mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất giàu vitamin B, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đây đều là những hoạt chất quý giá giúp sát trùng, kháng viêm và chữa lành vết thương. Vì vậy, cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong có thể giảm nhanh triệu chứng.

Hướng dẫn cách chữa trĩ bằng phương pháp dân gian
Mật ong nguyên chất giàu vitamin B, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Cách 1 – Thoa mật ong lên hậu môn

  • Chuẩn bị 5 – 10ml mật ong nguyên chất
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
  • Thoa trực tiếp mật ong lên vị trí ngứa ngáy, đau rát

Cách 2 – Ăn hỗn hợp đậu đen – mật ong

  • Chuẩn bị 50g đậu đen loại tốt
  • Rửa sạch đậu đen
  • Ninh nhừ
  • Cho thêm 20ml mật ong nguyên chất vào nồi đậu rồi khuấy đều 
  • Thưởng thức 2 lần/ngày 
  • Áp dụng trong vòng 1 – 2 tuần liên tục

Dùng lá lốt

Trong Đông y, lá lốt tính lạnh, vị cay nồng, có khả năng giảm sưng, tiêu viêm, cầm máu. Do đó, bệnh nhân có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách:

Cách 1 – Nấu nước lá lốt

  • Chuẩn bị 100g lá lốt tươi
  • Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng
  • Xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt
  • Uống 2 lần/ngày cho đến khi những tổn thương tại niêm mạc hậu môn lành lại

Cách 2 – Xông hơi với lá lốt

  • Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g nghệ tươi, 50g ngải cứu và 50g cúc tần
  • Rửa sạch toàn bộ vị thuốc trong nước muối pha loãng, giã nát
  • Nấu sôi tất cả nguyên liệu với 1 lít nước cùng 1 muỗng cà phê muối hạt
  • Dùng dung dịch xông hơi hậu môn thường xuyên

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với rau diếp cá

Theo quan niệm y học cổ truyền, rau diếp cá tính hàn, vị cay nhẹ, có công dụng tiêu viêm, sát trùng, thanh nhiệt – giải độc và lợi tiểu. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại chứng minh rằng quercetin và isoquercetin trong loại rau này là hai hoạt chất làm bền mao mạch, có thể ngăn ngừa biến chứng tắc mạch và nứt vỡ búi trĩ.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau diếp cá giúp làm mềm phân, phòng tránh chứng táo bón. Hoạt chất decanonyl acetaldehyde mang đặc tính sát trùng, kháng viêm, có tác dụng cản trở hoạt động của các loài vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng sưng viêm cũng như làm giảm kích thước búi trĩ.

Cách 1 – Đắp rau diếp cá

  • Chuẩn bị rau diếp cá và muối hạt với một lượng vừa đủ
  • Rửa sạch toàn bộ rau diếp cá với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Xay nhuyễn toàn bộ rau diếp cá với một ít muối hạt
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp muối và rau diếp cá vừa thu được lên vùng hậu môn
  • Cố định bằng băng gạc trong vòng 30 phút
  • Rửa lại hậu môn bằng nước sạch
  • Áp dụng 1 – 2 lần/ngày

Cách 2 – Xông rửa hậu môn bằng rau diếp cá

  • Chuẩn bị 150 – 200g rau diếp cá tươi
  • Rửa sạch toàn bộ rau diếp cá với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Nấu sôi rau diếp cá trong 2 lít nước khoảng 15 phút
  • Đổ nước vào thau
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy khăn lớn trùm kín phần mông cùng thau nước nóng
  • Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
  • Tận dụng dung dịch rau diếp cá để ngâm rửa vùng hậu môn
  • Thực hiện 1 lần/ngày

Cách 3 – Uống nước rau diếp cá để chữa trĩ

  • Chuẩn bị 500g rau diếp cá tươi
  • Rửa sạch toàn bộ rau diếp cá với nước muối pha loãng rồi phơi khô
  • Bảo quản dược liệu trong bình thủy tinh kín đáo
  • Lấy 6 – 12g rau diếp cá khô cho vào 500ml nước lọc, sau đó đun sôi
  • Uống nước diếp cá 1 lần/ngày

Sử dụng cúc tần

Với tên khoa học là pluchea indica, cây cúc tần (cây từ bi) có tính ấm, vị cay – đắng và mùi thơm. Theo Đông y, loài thảo mộc này giúp kháng viêm, lợi tiểu, bớt ngứa, giảm sưng, kích thích tiêu hóa, phòng chống nhiễm trùng và giảm thiểu nguy cơ táo bón.

Sử dụng cúc tần
Theo Đông y, cây cúc tần giúp kháng viêm, lợi tiểu, bớt ngứa, giảm sưng, kích thích tiêu hóa, phòng chống nhiễm trùng và giảm thiểu nguy cơ táo bón.

Cách 1 – Xông hậu môn bằng cúc tần

  • Chuẩn bị lá sung, lá lốt, lá cúc tần, lá ngải cứu và củ nghệ
  • Rửa sạch nguyên liệu với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Nấu sôi tất cả vị thuốc 
  • Đổ nước vào thau
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy khăn lớn trùm kín phần mông cùng thau nước nóng
  • Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
  • Tận dụng dung dịch thu được để ngâm rửa hậu môn
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng

Cách 2 – Uống nước cốt cúc tần

  • Chuẩn bị 16g lá cúc tần tươi
  • Rửa sạch lá cúc tần với nước muối pha loãng
  • Xay nhuyễn nguyên liệu rồi vắt lấy nước cốt
  • Uống 1 lần/ngày đều đặn vài tuần

Dùng đu đủ xanh

Theo các ghi chép y học cổ truyền, trái đu đủ vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, tiêu thũng, đẩy lùi nhanh chóng tình trạng sưng đỏ và đau đớn ở hậu môn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách 1 – Đắp đu đủ xanh ở bàn chân

  • Chuẩn bị 1 trái đu đủ xanh tươi
  • Rửa sạch đu đủ bằng nước muối pha loãng
  • Bổ dọc trái đu đủ
  • Vệ sinh cẳng chân sạch sẽ
  • Úp hai nửa trái đu đu vào hai cẳng chân sao cho phần cuống hướng lên trên
  • Có thể dùng dây cố định nhằm hạn chế bị tuột
  • Đắp đu đủ qua đêm
  • Sáng hôm sau, bạn tháo ra và rửa sạch cẳng chân 
  • Lau khô bằng khăn mềm
  • Kiên trì thực hiện hàng ngày

Cách 2 – Uống sinh tố đu đủ, dâu tây và hồng xiêm

  • Chuẩn bị đu đủ chín, dâu tây và hồng xiêm
  • Rửa sạch nguyên liệu bằng nước muối pha loãng
  • Loại bỏ lớp mủ trắng nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến hệ thống đường ruột
  • Xay nhuyễn toàn bộ trái cây để làm sinh tố
  • Thưởng thức loại sinh tố 2 lần/ngày cho đến khi bệnh trĩ thuyên giảm 

Lưu ý, tuy đu đủ xanh có thể điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu nghiệm nhưng bạn tuyệt đối không sử dụng vị thuốc này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Những người dễ bị dị ứng
  • Bệnh nhân loãng máu, đường huyết thấp, mắc các vấn đề da liễu hoặc tiêu hóa

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với cây lược vàng

Đông y cho rằng cây lược vàng vị nhạt, tính mát, ít độc. Loài thảo dược này có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, cầm máu, đào thải độc tố, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và giảm thiểu cảm giác đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây nên.

Y học hiện đại chứng minh hai hoạt chất quercetin và kaempferol (thành phần chính của cây lược vàng) có khả năng giảm đau hiệu quả, làm bền thành mạch, ngăn ngừa chứng đại tiện ra máu, ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hậu môn. Ngoài ra, lá cây lược vàng còn giàu vitamin C cùng các khoáng chất vi lượng, rất tốt cho sức khỏe tổng thể của những người bệnh trĩ.

Cách 1 – Đắp trực tiếp lá cây lược vàng

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá cây lược vàng
  • Rửa sạch vị thuốc trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Cắt khúc lá lược vàng rồi xay nhuyễn 
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Đắp lá lược vàng lên hậu môn và cố định bằng băng gạc
  • Giữ nguyên một đêm
  • Rửa sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý vào sáng hôm sau
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối

Cách 2 – Xông rửa hậu môn với nước lá lược vàng

  • Chuẩn bị 5 – 8 lá lược vàng tươi cùng một chút muối hạt
  • Rửa sạch dược liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Vò nát lá lược vàng 
  • Nấu sôi lá lược vàng với muối hạt và 1 lít nước sạch
  • Đổ nước vào thau
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy khăn lớn trùm kín phần mông cùng thau nước nóng
  • Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
  • Tận dụng dung dịch thu được để ngâm rửa hậu môn
  • Áp dụng 1 lần/ngày

Cách 3 – Uống nước ép lá lược vàng

  • Chuẩn bị 2 lá lược vàng tươi và một chút muối hạt
  • Rửa sạch dược liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Cắt khúc lá lược vàng rồi ép lấy nước
  • Pha loãng tinh chất với nước ấm rồi thêm một ít muối, khuấy đều
  • Uống ngay khi làm xong
  • Thực hiện 2 lần/ngày

Lưu ý, lá lược vàng không phù hợp với những bệnh nhân huyết áp thấp, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, những người có cơ địa dị ứng.

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không tính ấm, mùi cay nồng, vị hơi hắc, có công dụng tiêu viêm, kháng nấm, chống khuẩn, cầm máu, se nhỏ búi trĩ và phòng ngừa viêm loét. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất betel-phenol của dược liệu này có thể bảo vệ cũng như làm bền thành mạch. Nếu bệnh nhân kiên trì chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không trong một khoảng thời gian dài, búi trĩ sẽ tự động co vào.

Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không tính ấm, mùi cay nồng, vị hơi hắc, có công dụng tiêu viêm, kháng nấm, chống khuẩn, cầm máu, se nhỏ búi trĩ và phòng ngừa viêm loét.

Cách 1 – Ngâm rửa hậu môn với lá trầu không

  • Chuẩn bị 10 – 15 lá trầu không tươi cùng một ít muối
  • Rửa sạch vị thuốc trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi lá trầu không với muối hạt và 1 lít nước sạch khoảng 10 phút
  • Đổ nước vào thau
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy khăn lớn trùm kín phần mông cùng thau nước nóng
  • Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
  • Tận dụng dung dịch thu được để ngâm rửa hậu môn
  • Áp dụng 1 lần/ngày

Cách 2 – Kết hợp bồ kết, trái cau, hạt gấc và lá trầu không

  • Chuẩn bị một ít bồ kết, trái cau, hạt gấc và 1 nắm lá trầu không tươi
  • Rửa sạch dược liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nghiền nát toàn bộ bồ kết, hạt gấc, trầu không
  • Cắt miếng trái cau
  • Nấu sôi tất cả nguyên liệu với 2 lít nước trong vòng 10 phút
  • Đổ nước vào thau
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy khăn lớn trùm kín phần mông cùng thau nước nóng
  • Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
  • Tận dụng dung dịch thu được để ngâm rửa hậu môn
  • Áp dụng 2 lần/ngày

Dùng lá bỏng

Lá bỏng tính mát, vị nhạt, không độc, có khả năng tiêu độc, kháng viêm, giảm sưng, hoạt huyết, cầm máu. Vì vậy, đây là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ, lở loét da hay viêm dạ dày – tá tràng.

Cách 1 – Trị trĩ bằng rau sam và lá bỏng

  • Chuẩn bị 6g rau sam và 10g lá bỏng
  • Rửa sạch thảo dược trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Sắc kỹ toàn bộ nguyên liệu với 500ml nước lọc
  • Uống thuốc đều đặn hàng ngày

Cách 2 – Đắp lá bỏng ở hậu môn

  • Chuẩn bị 10g lá bỏng 
  • Rửa sạch lá bỏng trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Đắp lá bỏng lên hậu môn và cố định bằng băng gạc
  • Rửa sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý

Cách 3 – Kết hợp lá bỏng, lá trắc, cỏ nhọ và ngải cứu

  • Chuẩn bị 10g cỏ nhọ, 10g lá trắc, 10g ngải cứu và 20g lá bỏng
  • Rửa sạch lá bỏng và cỏ nhọ trong nước muối pha loãng
  • Sao đen ngải cứu và lá trắc
  • Sắc kỹ toàn bộ nguyên liệu cùng 1 lít nước trong 30 phút
  • Chia thuốc thành nhiều phần bằng nhau
  • Dùng hết trong ngày

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với cây thiên lý

Y học cổ truyền ghi nhận, cây thiên lý tính bình, vị ngọt, có công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương. Đây chính là lý do loài thảo dược này có thể chữa bệnh trĩ và chứng sa dạ con.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý cùng một chút muối hạt
  • Rửa sạch lá thiên lý trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn nguyên liệu cùng một chút muối hạt
  • Thấm bông y tế vào nước thuốc rồi thoa lên búi trĩ
  • Sau 15 phút, bạn rửa sạch hậu môn bằng nước ấm
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung hoa thiên lý vào bữa ăn hàng ngày nhằm cải thiện triệu chứng.

Sử dụng cây thầu dầu tía

Thầu dầu tía là loại dược liệu điều trị bệnh trĩ (nhất là trĩ ngoại) vô cùng phổ biến. Trong đó, hạt và lá thầu dầu là hai bộ phận thường được dùng làm thuốc nhất. Hạt thầu dầu vị ngọt, tính bình, hơi độc có khả năng cầm máu rất tốt. Trong khi đó, lá của loài cây này giúp giảm đau, tiêu thũng, chống ngứa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Cách 1 – Đắp lá thầu dầu tía

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thầu dầu tía
  • Rửa sạch lá thầu dầu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Giã nhuyễn nguyên liệu rồi sao trên chảo nóng
  • Bọc thuốc bằng vải mềm, sau đó trực tiếp áp lên búi trĩ
  • Tiến hành 1 – 2 lần/ngày

Cách 2 – Trị trĩ bằng bột hạt thầu dầu tía

  • Chuẩn bị một lượng hạt thầu dầu tía lớn
  • Rửa sạch lá thầu dầu trong nước muối pha loãng
  • Phơi khô rồi tán thành bột mịn
  • Bảo quản bột thuốc trong lọ thủy tinh
  • Sắc uống 5g bột thuốc cùng 300ml nước hàng ngày
  • Áp dụng 1 lần/ngày trong 3 – 5 ngày liên tục, sau đó ngưng vài ngày rồi bắt đầu liệu trình mới

Lưu ý, để phòng ngừa ngộ độc, bệnh nhân không dùng hạt thầu dầu mỗi ngày hoặc sử dụng với liều lượng lớn. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không uống nước lá thầu dầu cũng như tránh để trẻ em dùng thầu dầu tía.

Dùng cây lá vông

Dân gian quan niệm, lá vông tính bình với vị hơi đắng – chát. Dược liệu này có công dụng sát trùng, hạ nhiệt, an thần, bài trừ phong thấp và ức chế hệ thần kinh. Đây chính là vị thuốc quen thuộc trong quá trình điều trị chứng mất ngủ, bệnh trĩ, đau nhức xương khớp của nhiều người bệnh.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?
Cây lá vông chính là vị thuốc quen thuộc trong quá trình điều mất ngủ, bệnh trĩ, đau nhức xương khớp của nhiều người bệnh.

Y học hiện đại cho biết, thành phần saponin và alkaloid của lá vông giúp chống viêm, giảm đau, làm bền thành mạch và hỗ trợ búi trĩ co lại dễ dàng.

Cách 1 – Đắp lá vông lên búi trĩ

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá vông tươi
  • Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Hơ lá vông trên lửa cho ấm, sau đó đắp thuốc trực tiếp lên hậu môn 
  • Áp dụng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

Cách 2 – Kết hợp giấm thanh với lá vông

  • Chuẩn bị 8 – 10 lá vông và 35ml giấm thanh
  • Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Nấu sôi lá vông với một lượng nước vừa đủ, vớt lá ra khi nước nguội
  • Đun sôi giấm thanh
  • Xay nhuyễn lá vông cùng giấm thanh
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp thu được lên búi trĩ
  • Giữ nguyên 1 – 2 tiếng đồng hồ, có thể cố định bằng băng gạc
  • Rửa lại hậu môn bằng nước ấm
  • Tiến hành 2 lần/ngày

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với trái sung

Theo quan niệm Đông y, trái sung vị ngọt, tính bình, có khả năng thanh lọc, tiêu thũng, làm sạch đường ruột, đào thải độc tố, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa chứng táo bón vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, một số thành phần quan trọng của trái sung còn thể làm co búi trĩ, từ đó cải thiện tình trạng sa trực tràng, sa búi trĩ.

Cách 1 – Xông rửa hậu môn bằng trái sưng, lá lốt, cúc tần, nghệ tươi

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, 15g trái sung, 200g lá lốt, 200g lá sung tươi, 200g cúc tần cùng một chút muối hạt
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xẻ đôi, bỏ vỏ trái sung
  • Cắt lát nghệ vàng
  • Nấu sôi tất cả vị thuốc trong 2 lít nước khoảng 15 phút
  • Đổ nước vào thau
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy khăn lớn trùm kín phần mông cùng thau nước nóng
  • Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
  • Tận dụng dung dịch thu được để ngâm rửa hậu môn
  • Áp dụng 1 lần/ngày

Cách 2 – Ăn trái sung trị trĩ

  • Chuẩn bị 20 trái sung
  • Rửa sạch vị thuốc bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Tiếp tục rửa sung với nước sạch thêm lần nữa
  • Ăn sống khi đói bụng

Cách 3 – Uống nước trái sung

  • Chuẩn bị 10 trái sung tươi
  • Rửa sạch nguyên liệu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi trái sung với 800ml nước lọc cho đến khi nước cạn đi một nửa
  • Chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau
  • Dùng hết trong ngày

Sử dụng nha đam

Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, nha đam có thể đẩy lùi triệu chứng và phòng tránh biến chứng viêm nhiễm búi trĩ. Bên cạnh đó, nguồn chất khoáng dồi dào trong loài thảo dược này còn giúp làm dịu vùng da hậu môn, từ đó hạn chế cảm giác đau rát. Ngoài ra, enzym bradykinase của cây nha đam cũng có khả năng giảm đau hiệu quả và phục hồi tổn thương niêm mạc.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam và dầu ô liu
  • Rửa sạch nha đam với nước muối pha loãng
  • Loại bỏ phần vỏ
  • Trích lấy toàn bộ gel nha đam
  • Trộn đều gel nha đam với dầu ô liu theo tỷ lệ 2:1
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, lau khô
  • Thoa hỗn hợp trên vào búi trĩ và những vùng da xung quanh
  • Thư giãn 20 – 30 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm
  • Áp dụng 1 – 2 lần/ngày

Lưu ý: Để tránh kích ứng da, bệnh nhân nên thử thoa một ít gel nha đam lên hậu môn. Sau khoảng 1 ngày, nếu vùng da này không bị ngáy ngáy khó chịu thì bạn có thể yên tâm tiến hành.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa rất giàu vitamin (nhất là vitamin E) và các chất chống oxy hóa (phenol, phytosterol). Đây đều là những dưỡng chất tự nhiên có tác dụng làm bền thành mạch, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm hậu môn và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Thêm vào đó, các axit béo như axit caprylic, axit lauric, axit capric, axit caproic bên trong dầu dừa có thể kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, hạn chế táo bón và nâng cao sức đề kháng.

Cách 1 – Bôi dầu dừa trực tiếp lên hậu môn

  • Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, lau khô
  • Đeo găng tay kháng khuẩn rồi thoa một chút dầu dừa trên lên búi trĩ và ống hậu môn
  • Giữ nguyên trong vòng 10 – 15 phút
  • Rửa lại hậu môn bằng nước ấm
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ngày trong vòng 2 tuần

Cách 2 – Trị trĩ bằng thuốc đạn từ dầu dừa

  • Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất và khay đá loại nhỏ nhất
  • Rửa khay đá sạch sẽ, lau khô
  • Đổ dầu dừa vào khay đá rồi đem đi đông lạnh
  • Rửa tay cẩn thận
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, lau khô
  • Tách lấy vài viên đá dầu dừa ra khỏi khay
  • Nhẹ nhàng chườm đá vào hậu môn cho đến khi đá tan đi, kích thước cỡ viên thuốc đạn
  • Từ từ nhét viên đá này vào hậu môn (tương tự cách đặt thuốc đạn thông thường)
  • Thực hiện 1 – 3 lần/ngày tùy theo mức độ bệnh lý

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với nghệ vàng

Trong quan niệm dân gian, nghệ vàng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ nhờ hoạt chất cucurmin quý giá. 

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với nghệ vàng
Hoạt chất cucurmin quý giá của nghệ vàng mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm vô cùng mạnh mẽ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ vàng tươi, 1 trái sung, 2 bó rau diếp cá
  • Gọt sạch vỏ nghệ, sau đó giã nát
  • Chẻ đôi trái sung
  • Loại sạch phần lá diếp cá già cỗi, héo úa
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu bằng nước muối pha loãng, để ráo
  • Cho tất cả vị thuốc vào nấu sôi cùng 2 lít nước
  • Tiến hành ngâm rửa hậu môn khi nước nguội

Sử dụng củ tỏi

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, củ tỏi mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc hậu môn, đồng thời tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200ml rượu trắng 40 độ và 50g tỏi tươi
  • Bóc vỏ củ tỏi, rửa sạch, đập nát
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh ngâm với rượu trắng trong vòng 2 tuần
  • Uống 2 – 3 lần/ngày, 5 – 10ml/lần
  • Hoặc thấm rượu tỏi thoa lên búi trĩ với tần suất 2 – 3 lần/ngày

Dùng giấm táo

Với khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau – ngứa, giấm táo có thể điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu vô cùng hiệu quả. Người bệnh nên pha loãng giấm táo với nước sạch, sau đó thấm ướt dung dịch để vệ sinh hậu môn hàng ngày.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với khoai tây

Tương tự giấm táo, khoai tây mang đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm sưng đau và chữa lành vết thương trên bề mặt búi trĩ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây và một chút dầu ô liu
  • Gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn khoai tây với dầu ô liu
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý
  • Đắp hỗn hợp khoai tây – dầu ô liu lên búi trĩ rồi cố định bằng băng gạc
  • Giữ nguyên 20 – 25 phút
  • Rửa lại hậu môn với nước ấm
  • Áp dụng 1 – 3 lần/tuần

Sử dụng tinh dầu cây trà

Tình dầu cây trà có khả năng kháng viêm, sát trùng, làm sạch hậu môn, giảm nhanh sưng tấy và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một ít dầu dừa và dầu cây trà
  • Trộn đều hai nguyên liệu theo tỷ lệ 1:1
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, lau khô
  • Bôi hỗn hợp lên búi trĩ cùng vùng da xung quanh hậu môn
  • Giữ nguyên 15 – 20 phút
  • Rửa lại hậu môn bằng nước ấm
  • Áp dụng 1 – 2 lần/tuần

Lưu ý: Nếu da bị kích ứng, bạn cần dừng ngay cách chữa bệnh trĩ này.

Dùng trà đen

Theo một số nghiên cứu, axit tannic của trà đen có thể giảm nhanh triệu chứng sưng tấy. Do đó, những người bị bệnh trĩ ngoại có thể đắp túi trà đen lên trên búi trĩ mỗi ngày để xử lý các cơn đau rát. Hãy thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong vòng 2 – 3 ngày nhé!

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với vỏ trái lựu

Đây là loại dược liệu đặc biệt với khả năng nhuận tràng và điều trị bệnh trĩ. Độc giả chuẩn bị 50 – 100g vỏ lựu. Rửa sạch và nấu trong 1,5 lít nước. Dùng nước thuốc ngâm rửa hậu môn khi dung dịch nguội đi còn khoảng 50 – 60 độ.

Sử dụng củ cải đỏ

Bệnh nhân có thể uống nước ép từ 200g củ cải đỏ hòa cùng một chút mật ong nguyên chất mỗi ngày để ức chế vi khuẩn gây hại, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Sử dụng củ cải đỏ
Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với củ cải đỏ

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian chỉ dành cho các trường hợp nhẹ, khi bệnh vừa khởi phát (cấp độ 1 – 2). Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, các bài thuốc sẽ phát huy hiệu quả khác nhau. Trước khi áp dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc tìm đến các phòng khám Đông y uy tín để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn cụ thể.

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, độc giả nên thường xuyên luyện tập thể dục, bổ sung nhiều nước, ăn uống đầy đủ dưỡng chất (đặc biệt là chất xơ), làm việc – nghỉ ngơi điều độ, tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga và thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ.

Cùng chuyên mục

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với các vị thuốc dễ tìm

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam là các phương pháp đơn giản được rất nhiều người tìm kiếm để vừa có thể cải thiện bệnh mà lại hạn chế...

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, phân loại, cách điều trị

Trĩ là bệnh lý lành tính, thường gặp ở những người lười vận động, ăn ít chất xơ, bị thừa cân - béo phì hoặc thường xuyên nhịn đại tiện....

hạt gấc chữa bệnh trĩ

Mẹo dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ tại nhà đúng cách hiệu quả

Dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ tại nhà là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng và thực sự đem đến hiệu quả nhưng không phải ai...

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa có mang lại hiệu quả không?

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Cách chữa...

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường...

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, vấn đề này đang đứng đầu danh sách những bệnh lý trực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn