6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh á sừng giúp giảm nhanh các triệu chứng khô cứng, ngứa ngáy, nức nẻ, chảy máu trên da. Tuy nhiên, mẹo này chỉ phát huy hiệu quả khi được thực hiện đúng phương pháp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 6 cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh, mời bạn tham khảo!
Tại sao lá lốt chữa được bệnh á sừng?
Á sừng là một bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh không nguy hiểm cho người mắc phải nhưng lại gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ khi da luôn bị bong tróc, nức nẻ, ngứa ngáy, chảy máu,… Thông thường, bệnh thường được chữa bằng cách dùng thuốc hoặc kem bôi. Tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ có thể sử dụng lá lốt để điều trị, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí.
Lá lốt (hay còn gọi là lá lốp, lá nốt) có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ Tiêu (Piperaceae), thường được trồng trong vườn nhà bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt hoặc mọc hoang nơi nhiều nước, có ánh sáng. Cây có độ cao trung bình từ 30-45cm, khi còn nhỏ thì mọc thẳng, lớn lên thì bò trên mặt đất. Lá cây mọc đơn, so le, có hình tim, mặt lá láng bóng nhưng có gân, mùi thơm nhẹ.
Trong Đông Y, lá lốt có tính ấm, vị cay hơi hồng, có tác dụng chống phong hàn, giảm đau, chữa đầy hơi, khó tiêu, đau đầu, cảm lạnh. Còn trong Y học hiện đại, lá lốt chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, gây tê, sát khuẩn, kháng viêm,… giúp giảm các cơn đau ngát, ngứa ngáy khó chịu từ bệnh.
Chính vì vậy, sử dụng lá lốt để chữa á sừng hoàn toàn khả thi. Người bệnh nên thực hiện đúng cách và đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất. Một số trường hợp đặc biệt, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Top 6 cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh
Dưới đây là 6 cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh chỉ sau 1-2 tuần áp dụng, mời bạn tham khảo!
1. Chữa bệnh á sừng bằng cách xông hơi lá lốt
Khi xông hơi bằng lá lốt, các tinh dầu và hoạt chất có trong lá sẽ được da hấp thu một cách triệt để, thẩm thấu sâu vào từng lớp biểu bì giúp da trở nên mềm mịn, cải thiện tình trạng bong tróc, khô rát trên da. Ngoài ra, xông hơi cũng giúp cơ thể được thư giãn, giảm mệt mỏi, tinh thần trở nên thoái mái hơn.
Chuẩn bị:
- 30gr lá lốt tươi
- 1 lít nước
- 2-3 muỗng muối sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá lốt đem đi rửa sạch, bỏ đi phần lá không tốt.
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu trong 10 phút, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp ra thau và bắt đầu xông, nên để những vùng da bị á sừng gần với chỗ hơi nước bốc lên sẽ tăng hiệu quả điều trị.
- Bước 4: Lấy khăn mềm lau sạch người sau khi xông để tránh bị cảm.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm và phục hồi dần chỉ sau 7-10 ngày.
2. Chữa bệnh á sừng bằng cách tắm lá lốt
Nấu nước lá lốt tắm hàng ngày để chữa bệnh á sừng được rất nhiều người áp dụng và thành công. Cách này phù hợp với những người bị bệnh trên diện rộng, không thể thực hiện các phương pháp khác để chữa trị. Theo đó, nước lá lốt sẽ làm sạch bề mặt da, loại đi vi khuẩn ở vùng da bị tổn thương, làm dịu cơn ngứa hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Rửa lá lốt tươi trong nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch lại lần nữa bằng nước, vớt ra và để ráo.
- Bước 2: Cho tất cả lá và 3 lít nước vào nồi nấu sôi, đun đến khi lá ra hết tinh chất thì tắt bếp.
- Bước 3: Để nước ra thau hoặc chậu lớn, pha thêm nước lạnh đến khi nước hơi âm ấm thì đem đi tắm. Lưu ý, chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần, không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
3. Chữa bệnh á sừng bằng cách ngâm rửa với lá lốt
Theo nhiều người chia sẻ, khi thực hiện ngâm rửa vùng da bị á sừng với lá lốt mỗi ngày từ 1-2 lần thì bệnh tiến triển rất tốt, những vùng da bị tổn thương nặng không còn chảy máu nữa, da bắt đầu trơn mềm và không bong tróc, cơ thể cũng thoải mái lên hẳn.
Chuẩn bị:
- 100gr lá lốt
- 1,5 lít nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá lốt chọn lấy những lá tốt, còn nguyên vẹn đem đi ngâm với nước muối trong 5 phút để loại đi hết vi khuẩn, sau đó rửa sạch lại với nước.
- Bước 2: Vò nát lá lốt, cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước trong 10 phút hoăc đến khi tinh chất trong lá ra hết thì tắt bếp.
- Bước 3: Chờ nước hơi nguội thì đem đi ngâm rửa, phần bã có thể dùng để chà xát lên vùng da bị tổn thương sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn.
- Bước 4: Tắm hoặc rửa lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, cũng có thể lấy 30gr lá lốt tươi (đã rửa sạch, để ráo) đun sôi với 1 lít nước trong 3 phút, cho thêm 1 ít muối biển. Sau khi nấu xong thì đợi nước ấm và sử dụng để ngâm chân, tay mỗi ngày cũng rất hiệu quả.
4. Đắp lá lốt chữa bệnh á sừng
Bản thân lá lốt chứa một lượng lớn tinh dầu và ancaloit có tác dụng làm mềm da, giảm đau, chống viêm, sát khuẩn… nên khi đắp lên vùng da bị á sừng sẽ lập tức xoa dịu cơn ngứa, loại đi các vi khuẩn đang ứ đọng trên da, giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng liền lại.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lá lốt sau khi mua về thì bỏ đi phần lá hư và sâu, rửa sạch và để gáo nước.
- Bước 2: Cho lá vào cối giã đều tay cho đến khi thật nhuyễn thì ngưng.
- Bước 3: Lau sạch vùng da bị á sừng, sau đó đắp lá lốt lên và dùng vải băng cố định trong 30 phút.
- Bước 4: Rửa sạch lại bằng nước. Có thể bôi thêm kem dưỡng ẩm để vùng da bị tổn thương nhanh chóng phục hồi hơn.
Đắp lá lốt để chữa á sừng chỉ nên thực hiện mỗi ngày 1 lần và duy trì đều đặn trong nhiều ngày liên tiếp thì các biểu hiện bong tróc, nứt nẻ, khô rát trên da sẽ biến mất, trả lại làn da mịn màng cho người bệnh.
5. Chữa bệnh á sừng bằng cách uống nước lá lốt
So với các cách điều trị khác, nấu nước lá lốt để uống được cho là sẽ phát huy được hết công dụng chữa bệnh. Khi đó, các hoạt chất sẽ thẩm thấu sâu hơn vào các mô cơ để cải thiện cấu trúc da và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, còn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Chuẩn bị:
- 50gr lá lốt tươi
- 500ml nước lọc
Cách tiến hành:
- Bước 1: Đem lá lốt tươi rửa sạch, cắt nhỏ và cho lên chảo sao vàng.
- Bước 2: Cho phần lá đã sao vàng vào nấu với nước, đun sôi đến khi nước sắc lại còn khoảng 150-200ml thì tắt bếp.
- Bước 3: Lọc lấy phần nước và chia nhỏ ra làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
6. Chế biến lá lốt thành món ăn để chữa bệnh á sừng
Bên cạnh việc sử dụng lá lốt để tắm, xông hơi hay ngâm rửa,.. thì sử dụng lá lốt để chế biến thành món ăn cũng chữa bệnh á sừng rất hay. Cách này vừa giúp bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch và đề kháng cơ thể, vừa giúp các tinh chất dễ dàng thấm vào máu, cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh hơn.
Một số món ăn được chế biến từ lá lốt như: canh lá lốt nấu với thịt băm hoặc đậu hủ non, bò nướng lá lốt, bún lươn lá lốt, hến xào lá lốt,… vừa dễ thực hiện tại nhà, lại tốt cho sức khỏe người bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng
Theo các chuyên gia y học cổ truyền, lá lốt tốt và an toàn, có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh ngoài da khi thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, trong lá còn nhiều độc tố chưa được loại bỏ hoàn toàn nên có thể gây tổn thương da nặng hoặc gây nhiễm trùng, bội nhiễm da nếu thực hiện không đúng cách. Vì vậy, để sử dụng lá lốt điều trị á sừng an toàn và đạt hiệu quả cao cần lưu ý những điều sau đây:
- Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, còn tươi và không bị sâu để sử dụng, tránh gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng trên da.
- Không chà sát hoặc gãi quá mạnh lên vùng da bị á sừng sẽ khiến da bị tổn thương, dễ trầy xước chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan rộng sang những vùng da khác.
- Đây là phương pháp dân gian nên hiệu quả thường chậm, cần thực hiện đều đặn và kiên trì mới đạt kết quả cao được. Tránh nôn nóng sử dụng quá liều hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh tình chuyển biến nặng thêm.
- Sau nhiều ngày dùng lá lốt để điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng nên tạm ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, thoáng mát bằng cách tắm rửa mỗi ngày và mặc những bộ quần áo khô thoáng, thấm hút mồ hôi tốt sẽ giúp bệnh á sừng nhanh hết.
- Trong quá trình điều trị, những vùng da bị bệnh cần hạn chế ngâm lâu trong nước hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Khi cần, hãy mang bao tay hoặc dụng cụ bảo vệ cần thiết để tránh da bị tổn thương nặng hơn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, viêm đau như hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà,… Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước ép,… để cung cấp thêm vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là 6 cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất, tuy nhiên các cách này chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc vào cơ địa và mức độ mắc bệnh, tốt nhất nên đến bác sĩ để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn khỏe!
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!