Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có thể xuất phát từ giai đoạn bào thai và kéo dài đến khi trưởng thành nếu phụ huynh không có hướng giải quyết sớm và kịp thời. Tham khảo ngay cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà đã được tổng hợp chi tiết tại đây để có phương pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là tình trạng bé không đạt đủ các chỉ số về chiều cao, cân nặng theo quy chuẩn được WHO đưa ra. Đây là bệnh cực kỳ phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Theo thống kê năm 2019, trên thế giới cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì lại có một bé gặp tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc chứng này cũng rất cao.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng là tình trạng bé không đạt đủ các chỉ số về cân nặng và chiều cao theo đúng tiêu chuẩn

Để tìm hiểu cách cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà hiệu quả, trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ mắc bệnh này là gì. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, thường bắt đầu từ giai đoạn còn là bào thai trong mẹ nhưng không được phát hiện và điều chỉnh đúng cách kịp thời.

Trong đó sự thiếu hụt năng lượng, protein, lipid cùng các vi chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở trẻ nhỏ. Cụ thể hơn những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em bao gồm

  • Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Những người lần đầu làm cha mẹ chưa có đủ kiến thức để nuôi dưỡng con tốt nhất thường rất dễ mắc nhiều sai lầm khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Cho bé ngừng bú sớm, lựa chọn thực phẩm không phù hợp, kiêng khem quá mức đều có thể là những lý do gây suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hay quá muộn: Thường việc cho trẻ ăn dặm cần bắt đầu từ tháng thứ 6 vì lúc này các cơ quan bài tiết và hấp thụ của bé mới ổn định hơn. Tuy nhiên nếu phụ huynh cho bé ăn dặm quá sớm vừa không tốt cho tiêu hóa vừa làm bé bú ít sữa khiến trẻ bị thiếu các thành phần miễn dịch trong sữa mẹ đồng thời rất dễ dị ứng với  protein có trong thức ăn. Mặt khác cho trẻ ăn dặm quá muộn khiến bé rất dễ bị thiếu chất do cơ thể đang phát triển dần mà sữa mẹ không đủ đáp ứng hết nhu cầu của bé.
  • Cai sữa sớm: Hiện nay có nhiều phụ huynh vì bận công việc và cai sữa sớm cho con từ khi đủ năm hoặc chưa đủ năm. Đây cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng tại đường ruột (giun, sán,…): khi liên quan đến các yếu tố này, hệ thống tiêu hóa của bé thường gặp nhiều vấn đề, ebs dễ chán ăn, lười ăn, khả năng hấp thụ kém và gây bệnh.
  • Trẻ ốm đau kéo dài: Có thể nhận thấy dễ dàng những trẻ thường xuyên đau ốm, bệnh tật thường có cơ thể gầy gò, thấp còi suy dinh dưỡng.
  • Do thể tạng dị tật: Những trẻ sinh non thiếu tháng, mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, viêm phổi hay sởi lỵ thường có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn.
  • Do chế độ ăn của mẹ: Trong thời điểm mang thai mẹ có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu dưỡng chất, thiếu canxi thường khiến trẻ khi sinh ra nhẹ cân, gầy gò yếu ớt. Sau sinh nếu mẹ không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, thường xuyên ăn các món ăn thiếu khoa học cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh này do với những trẻ sơ sinh sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất chính quan trọng không gì có thể thay thế được.

Suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ là vấn đề liên quan đến vấn đề ngoại hình  mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến trí não và sức khỏe sau này. Bé có xu hướng chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí não, hoạt động chậm chạp, giảm tiếp thu, các khả năng giao tiếp xã hội cũng rất kém, khả năng làm việc khi trưởng thành cũng yếu kém hơn.

Ngoài ra, với những trẻ mắc chứng này thường rất dễ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác do sức đề kháng khá yếu. Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, cơ thể ngừng phát triển còn cần phải đưa đi cấp cứu để phòng tránh nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm khác.

Việc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là con đường rất dài, trong đó Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà đóng vai trò chủ chốt chính. Phụ huynh cần phải sớm phát hiện thông qua bảng cân nặng và chiều cao được đo hằng tháng để có phương hướng khắc phục đúng cách kịp thời nhất.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà đúng cách

Phụ huynh nếu thấy bé chậm lớn hơn bình thường so với các bé cùng trang lứa nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ suy dinh dưỡng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân có liên quan đến các bệnh lý hay do giun sán cần giải quyết các vấn đề này trước.

Hầu hết nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 1 và 2 sẽ chủ yếu được chỉ định tự điều trị tại nhà thông qua chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp hơn. Trong khi đó, nếu trẻ suy dinh dưỡng độ 3 có thể cần đến dùng thuốc hoặc điều trị tại bệnh viện dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Như đã nói, trong điều trị suy dinh dưỡng thấp còi, vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc bé đóng vai trò quyết định chính. Việc dùng thuốc cho ebs vẫn có thể được chỉ định nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ và không được khuyến khích do không thực sự phù hợp và tốt cho bé.

Chăm sóc dinh dưỡng

Bổ sung thay đổi một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn chính là phương pháp chính đẻ khắc phục suy dinh dưỡng cho trẻ nhanh chóng nhất. Nguyên tắc bổ sung sinh dưỡng còn cần phụ thuộc theo độ tuổi và mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Chăm sóc dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bé cải thiện về cân nặng và chiều cao nhanh chóng

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Cụ thể hơn, phụ huynh có thể tham khảo nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như sau

  • Trẻ dưới 6 tháng: Trẻ trong độ tuổi này cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho mẹ để đưa sữa đến cho con nhiều hơn. Trong trường hợp mẹ không có đủ dinh dưỡng cần phải bổ sung thêm thông qua các loại sữa công thức, tuy nhiên cần thông qua bác sĩ để đảm bảo đúng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ.
  • Trẻ trên 6 – 12 tháng tuổi: Mẹ cần kết hợp thêm các loại cháo ăn dặm với liều lượng tăng dần theo từng tuần. Theo đó, bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé 30ml bột loãng (5%) x 1 lần/ngày, tăng dần số lượng từ tuần thứ 2; sang tuần thứ 3 có thể tăng lên 2 bữa một ngày. Bắt đầu sang tháng thứ 7 có thể cho bé dùng thêm cháo đặc, bột xay. Đến tháng thứ 12 có thể cho bé dùng thêm cháo hạt nhỏ được nấu nhừ.
  • Trẻ từ 1- 2 tuổi: Lúc này trẻ nên tăng lên 3-5 bữa nhỏ một ngày, vẫn nên kết hợp song song với việc bú mẹ nếu được hoặc bổ sung thêm 400-500ml sữa công thức. Bé trong thời điểm này đã có thể ăn các loại cơm, canh mình thường, tuy nhiên phải nấu chín mềm để bé dễ ăn hơn.
  • Giai đoạn dậy thì và tiền dậy thì: Lúc này lượng bổ sung cho trẻ cần xem xét về năng lượng cần thiết, liên quan đến giới tính và lứa tuổi. Cụ thể,  cụ thể là trẻ nữ cần 1.900-2.300kcal/ngày trong khi các bé nam cần tới 2.100-2.800kcal/ngày. Trẻ cần ăn đủ 3 bữa chính một ngày với lượng dưỡng chất đa dạng và phong phú để phát triển tốt nhất về cả mặt thể chất và trí não.

Không phải trẻ nào cũng thích ăn uống, vì thế mẹ nên chú ý thái độ của trẻ khi ăn để biết con thích món nào, không thích món nào để có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp giúp con có hứng thú với bữa ăn hơn. Tránh ép bé ăn sẽ làm bé cảm thấy sợ hãi và chán ăn nhiều hơn.

Bên cạnh 3 bữa chính, mẹ nên chia nhỏ thành các bữa phụ với lượng thức ăn ít hơn, bé dễ tiêu hóa hơn và không bị ép ăn quá mức. Đồng thời việc chia nhỏ các bữa ăn cũng tạo cảm giác bé có nhiều năng lượng hoạt động hơn. Tuy nhiên vẫn cần ưu tiên lượng thức ăn bữa chính nhiều hơn bữa phụ để tránh khiến bé luôn trong tình trạng no và không muốn ăn.

Các nhóm thức ăn cần bổ sung cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Mẹ cần nắm rõ các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ sơ sinh thì càng cần chú ý chế độ này hơn để khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhất.

  • Nhóm cung cấp chất đạm: Một chế độ ăn khoa học chắc chắn không thể thiếu đạm. Chất này đóng vai trò duy trì cân nặng, phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Thiếu chất này be skhoong chỉ bị gầy gò, ốm yếu mà còn rất dễ mệt, lười vận động. Lượng đạm cần tăng dần từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 g/ kg để phục vụ đủ nhu cầu cần thiết của bé. Do đó phụ huynh nên tăng cường bổ sung chất này thông qua các thực phẩm như thịt, cá, lươn, gà, vịt, tôm, cua, trứng..
  • Nhóm cung cấp chất béo: Lưu ý rằng, chất béo này là chất béo thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên chứ không phải chất béo xấu nhiều cholesterol như trong các loại thức ăn nhanh. Chất béo có vai trò cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tạo máu, tham gia và quá trình phát triển thể chất, tốt cho thiij giác… Do đó phụ huynh cần phải bổ sung thêm nhóm chất này thông qua các thực phẩm như dầu, mỡ, mè, đậu phộng…cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày.
  • Nhóm cung cấp chất đường bột: Đây là một trong những thành phần quan trọng để cấu tạo nên các tổ chức để cơ thể phát triển hoàn thiện nhất có thể. Nhóm chất này vừa cung cấp năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch, phát triển trí não và giúp trẻ tập trung hơn. Trẻ nếu ăn chế độ thiếu tinh bột có nguy cơ rất cao bị suy dinh dưỡng. Vì vậy cần bổ sung thêm nhóm chất này thông qua các thực phẩm như  ngô, bột mì, các loại củ như khoai lang, khoai tây…
  • Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Vitamin A, vitamin C, Canxi, sắt, kẽm, vitamin D3 đều là những chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.. Thiếu canxi và vitamin D3 là nguyên nhân chính khiến trẻ còi xương chậm lớn trong khi vitamin A lại liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng của trẻ. Do đó phụ huynh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm này thông qua các nhóm rau xanh, trái cây… Trong trường hợp bé bị suy dinh dưỡng nặng có thể tham khảo thêm bác sĩ để sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng bổ sung thêm các chất này.

Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp đảm bảo bổ sung đầy đủ nhóm chất này mỗi ngày để con mau chóng được phục hồi sức khỏe và phát triển bình thường nhất. Với tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, tốt nhất phụ huynh nên tham khảo thêm với các chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên được thực đơn an toàn phù hợp với từng tình trạng của bé.

Một số thực phẩm tốt cho trẻ suy dinh dưỡng

Phụ huynh có thể tham khảo thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân sau đây

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh được các chuyên gia khuyến khích

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho bé một số thực phẩm rất tốt trong việc cải thiện cân nặng, chiều cao, tăng sức đề kháng lành mạnh nhất. Bao gồm

  • Chuối: Đay là loại trái cây có vị ngọt tự nhiên, dễ ăn, dễ hấp thụ, mau no cũng cũng nhanh tiêu hóa rất phù hợp để làm món ăn phụ cho trẻ. Trong chuối có chứa hàm lượng  vitamin B6, C và B2, Kali đồi cao cùng chất chống oxy hóa cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé tối đa.
  • Khoai tây: không chỉ chứa hàm lượng tinh bột cần thiết, khoai tây còn rất giàu năng lượng giúp ebs hoạt động linh hoạt hơn, hỗ trợ tăng cân đáng kể. mẹ có thể nghiền khoai tây với sữa hay nấu súp cho bé ăn vừa dễ ăn lại vừa bổ dưỡng
  • Trứng: đây là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời nhất mà mẹ không nên bỏ qua.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: nếu lượng sữa mẹ không đủ mỗi ngày cần bổ sung thêm các loại sữa hay chế phẩm của nó như phô mai, sữa chua để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho trẻ nhỏ.

Mẹ nên chú ý chế biến các món ăn đa dạng, tránh lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bé bị ngán và không còn hứng thú với việc ăn uống. Chú ý mặc dù muối và đường đều là các chất cần thiết nhưng mẹ nên nêm nếm vừa phải, tránh nêm quá mặn hay quá ngột đều không tốt cho sức khỏe của bé.

Phụ huynh nên ưu tiên việc tự nấu ăn và chế biến các món ăn tại nhà cho bé bởi việc ăn ngoài không thể đảm bảo cân đối được nguồn dưỡng chất hay vấn đề vệ sinh cho trẻ nhỏ. Đặc biệt cần tránh xa các loại thức ăn nhanh như khoai tây hay gà rán với trẻ bị suy dinh dưỡng vì có có thể khiến tình trạng sức khỏe của bé tệ hơn rất nhiều.

Ngoài ra cần chú ý rằng trong cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà, phụ huynh không nên cho bé uống các loại nước trái cây trước khi ăn vì sẽ khiến bé no bụng và không muốn ăn bữa chính. Tốt nhất thời gian uống nước trái cây là cách bữa chính khoảng 1-2 tiếng sau bữa ăn, tương đương với việc dùng làm bữa phụ sẽ phù hợp hơn.

Tạo cảm hứng ăn uống cho bé

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bé cũng quan trọng nhưng nếu bé không chịu ăn thì cũng khoogn mang nghĩa lý gì. Do đó mẹ nên tạo cảm hứng cho bé cảm thấy thích thú với việc ăn uống bằng cách tạo hình thù đồ ăn để kích thích thị khác của bé hay cùng bé tham gia trò chơi ” thi ăn nhỏ nhỏ”. Điều này sẽ kích thích tính tò mò ham vui của trẻ giúp bé ăn nhiều hơn.

Phụ huynh nên tạo cho bé thói quen tự tập, tự ăn uống bằng cách cho bé ngồi trên các dạng ghế ăn và tự xúc ăn. Việc phụ huynh thường xuyên dỗ dành ép bé ăn có thể khiến bé phụ thuộc và dựa dẫm lại cha mẹ và trở nên biếng ăn hơn, thậm chí không chịu ăn nếu không có người đút.

Thay đổi môi trường sống

Giun sán – một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng chậm lớn cho thể xuất phát từ môi trường ô nhiễm xung quanh. Mặt khác các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, tù túng, thiếu ánh nắng mặt trời hay tiếp xúc với những đồ công nghệ, thiết bị điện tử sớm cũng có thể có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Thay đổi môi trường sống thoáng đãng tự nhiên hơn cũng giúp bé phát triển tốt hơn

Do đó  việc thay đổi môi trường sống cũng đem đến tác dụng tăng cân, cải thiện sức khỏe của bé rất hiệu quả. Ví dụ bé đang ở môi trường thành phố chật chội nếu có điều kiện có thể đưa về các vùng nông thôn rộng rãi thoáng mát. Việc được tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên cùng việc vui chơi thoải mái với thiên nhiên sẽ giúp bé dạn dĩ, cứng cáp và chóng lớn hơn hẳn.

Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện hay khả năng để về quê. Thay vào đó phụ huynh nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh phòng ốc, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh để bé được vui chơi thoải mái hơn. Nên cho bé tắm nắng tự nhiên mỗi ngày trong khoảng từ 7-9h sáng để bé hấp thụ được các vitamin d3 và cao lớn nhanh hơn.

Sử dụng sữa tăng cân cho trẻ

Việc sử dụng sữa mẹ cũng chỉ có thể kéo dài đến 2 tuổi, trong khi đó nguy cơ sinh dinh dưỡng có thể xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Do đó mẹ nên bổ sung thêm cho bé bằng một số loại sữa công thức để bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất cần thiết và tăng cân nhanh chóng nhất.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Cho bé bổ sung thêm một số loại sữa công thức để tăng cân hieuj quả hơn

Theo đó, mẹ có thể tham khảo một số loại sữa tăng cân cho trẻ nhỏ được đánh giá cao hiện nay về độ an toàn và hiệu quả cho sức khỏe. Các sản phẩm này đều phù hợp cho những trẻ từ 1- 10 tuổi để hỗ trợ bé thông minh và phát triển vượt trội hơn.

Sữa PediaSure BA

Sữa PediaSure BA là sản phẩm đến từ thương hiệu sữa hàng đầu Abbott – Hoa Kỳ giúp bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhỏ. Sữa giúp bổ sung lợi khuẩn, chất xơ cùng hàm lượng đạm đa dạng dồi dào như đạm Whey, đạm đậu nành tinh chế và Casein giúp trẻ bắp kịp đà tăng trưởng như các bạn đồng trang lứa.

Thử nghiệm trên thực tế đều cho thấy sản phẩm này giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao cực kỳ ổn định chỉ sau 9 tuần sử dụng. Đặc biệt do chứa cả thành phần chất xơ cao nên PediaSure BA không gây ra tình trạng táo bón như một số sản phẩm cùng loại.

Sữa bột Glico

Sữa bột Glico là một sản phẩm sữa tăng cân đến từ xứ sở hoa anh đào cung cấp cho trẻ một hệ dưỡng chất vô cùng dồi dào giúp tăng cân an toàn. Sản phẩm có hai dòng sữa phù hợp với từng độ tuổi của trẻ bao gồm Glico số 0 dành cho trẻ từ 0 – 9 tháng tuổi và sữa Glico số 1 dành cho trẻ từ 9 – 36 tháng tuổi

Sản phẩm giúp ung cấp  5 loại nucleotide bao gồm adenylic acid, cytidylic acid, acid inosinic, uridylic acid, guanylic acid cùng các tinh dầu từ lá tía tô và DHA,  ARA rất phù hợp với những bé suy dinh dưỡng do lượng sữa mẹ không đủ.Ngoài ra sữa cũng có chứa hàm lượng chất xơ cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ táo bón cho trẻ khi dùng.

 Sữa tăng cân Pediasure Grow & Gain

Sữa tăng cân Pediasure Grow & Gain không còn là sản phẩm quá xa lạ với những người đang nuôi con nhỏ vì những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại trong việc cải thiện cân nặng và chiều cao cho trẻ. Sản phẩm cung cấp đến  26 loại vitamin và khoáng chất, probiotic và prebiotic giúp trẻ phát triển toàn diện nhất về cả thể chất lẫn trí não.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp nâng cao hệ vi sinh đường ruột giúp tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất để bé tăng cân nhanh hơn nhưng không gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Tham gia vận động cùng bé

Trong cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng còi xương tại nhà không thể thiếu việc vận động. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thường rất yếu, cơ thể nhanh mệt nên có xu hướng lười vận động và chỉ nằm một chỗ. Điều này sẽ khiến hệ xương khớp của bé ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương còi cọc và chậm lớn hơn, khả năng phát triển chiều cao cũng hạn chế.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Cùng con tham gia các bộ môn vận động để bé có thể phát triển tốt chiều cao và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm cần thiết

Do đó phụ huynh nên cùng bé tham gia vận động nhiều hơn, khuyến khích bé tham gia các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, đá bóng, bơi lội hay chỉ đơn giản là đi chơi công viên cùng nhau. Đặc biệt là các bộ môn cần có sự kết hợp đồng đội cũng giúp bé năng động và dạn dĩ hơn, khéo léo hơn. Ngoài ra sau khi vận động tiêu tốn nhiều năng lượng bé cũng thèm ăn và ăn nhiều hơn.

Tuy nhiên các bộ môn cho bé tham gia còn tùy vào từng sức khỏe và lứa tuổi. Nếu bé quá yếu hạn chế cho bé tham gia các bộ môn vận động có tính đối kháng mạnh sẽ dễ khiến bé bị tổn thương. Nếu không có nhiều thời gian thì đơn giản có thể dạy bé đạp xe vài vòng quanh nhà hay đi bộ vài vòng sân cũng đều mang đến kết quả rất tuyệt vời.

Khích lệ tinh thần bé

Suy dinh dưỡng không chỉ đơn giản là bệnh lý mà nó còn có thể liên quan đến các vấn đề tâm lý của bé. Bé biếng ăn, sợ ăn uống cũng có thể do bố mẹ thường xuyên ép ăn hay ăn phải một món gì đó mà bé không thích. Do đó phụ huynh cần phải gần gũi, thấu hiểu, kiên nhẫn và khích lệ tinh thần trẻ thường xuyên để bé cảm thấy hứng thú với việc ăn uống hơn.

Phụ huynh hãy theo dõi phản ứng của bé với từng món ăn để biết chính xác khẩu vị của bé thế nào, từ đó thay đổi sao cho phù hợp hơn.. Với các trẻ lớn hơn có thể tham khảo làm các hộp cơm bento dễ thương nhiều màu sắc với trẻ nhỏ luôn bị thu hút bởi những thứ này. Nếu trẻ ghét ăn rau phụ huynh có thể cho bé ăn bằng cách băm nhỏ, xay nhuyễn để bé không nhận ra.

Thường xuyên trò chuyện, vui chơi và ăn cùng bé cũng là cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà hiệu quả nhất mà phụ huynh cần quan tâm.

Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm trong cả hiện tại lẫn tương lại của bé. Vì vậy phụ huynh cần luôn đề cao tinh thần phòng tránh bệnh này ngay từ giai đoạn mang thai. Thực hiện tốt các yếu tố này chính là cách để phòng tránh bệnh tốt nhất, giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và cả thể chất lẫn trí não sau này.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ngay từ thời kỳ mang thai chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Các vấn đề mà phụ huynh cần chú ý bao gồm

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ cả trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ trong khi mang thai để sớm phát hiện bệnh nếu có
  • Cho bé bú ngay sau khi sinh và nên kéo dài đến 18-24 tháng tuổi
  • Bổ sung thêm một số loại sữa công thức trong trường hợp mẹ thiếu sữa hay có nguồn sữa kém chất lượng
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong thực đơn hằng ngày cho trẻ
  • Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho bé mỗi ngày
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần với trẻ nhỏ
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nếu có
  • Theo dõi định kỳ về chiều cao, cân nặng hằng tháng cho con
  • Tham khảo thêm các chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn hợp lý cho bé.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tuy không khó nhưng cần phải có sự kiên trì mới có thể thành công . Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính,...

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi chứng viêm đường...

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Tăng cường tương tác với con

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ rời khỏi sự bảo bọc an toàn, thoải mái của cơ thể người mẹ. Kể từ đây, con yêu phải...

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Chân tay miệng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh lý dễ lây lan, chưa có thuốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn