Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z – Làm bố mẹ phải biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng là băn khoăn của nhiều cặp bố mẹ trẻ. Khi vừa mới sinh ra, cơ thể bé rất mềm yếu, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm bé bị tổn thương. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc con ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ, để khi con chào đời có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con một cách tốt nhất.

Cách bế trẻ sơ sinh

Như đã nói, cơ thể trẻ mới sinh sẽ mềm, yếu và cần có sự nâng đỡ của người thân trong quá trình phát triển. Khi mẹ lần đầu tiên bế em bé của mình, chắc chắn sẽ lúng túng vì không biết bế như thế nào cho đúng, để không ảnh hưởng đến cột sống của con. 

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, chỉ sau vài ngày chăm con bạn sẽ biết cách bế em bé và biết em thích tư thế bế nào nhất. Vì mỗi bé sẽ có sở thích riêng, nhiều trẻ thích được vác trên vai, có nhiều bé lại thích nằm ngửa,..

Cách bế trẻ sơ sinh
Để em bé nằm ở tư thế thoải mái nhất, dùng tay nâng đỡ đầu, cổ và lưng bé

Nhưng bạn cũng cần lưu ý, tư thế bế bé sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trên cơ thể em. Nếu bế không đúng cách có thể làm sai lệch cột sống hay tổn thương tứ chi,…Do đó, bạn nên điều chỉnh tư thế bé sao cho không tác động nhiều đến cơ thể trẻ, để bé nằm thoải mái nhất.

Trước khi bế bé lên để nựng nịu, bạn cần lên tiếng để báo hiệu rằng bé sắp được bế lên. Việc này sẽ tránh làm cho bé giật mình, và khiến trẻ quen dần với tiếng nói của bạn. Cách thực hiện: Nhẹ nhàng âu yếm, trò chuyện và nhìn vào con. Sau đó bạn luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông của em bé, bế lên một cách từ từ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bú và ngủ

1. Cho trẻ sơ sinh bú

Khi bé được sinh ra, bạn nên cho bé bú mẹ sớm nhất có thể và cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho em bé của bạn. Bạn có thể duy trì việc cho bé bú lâu hơn càng tốt, để bé phát triển khỏe mạnh.

Bởi vì, sữa mẹ dễ tiêu hóa, ít xảy ra dị ứng, chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Trường hợp mẹ không đủ sữa, hoặc gặp vấn đề về tuyến sữa thì bắt buộc phải cho trẻ dùng sữa công thức. Tuy nhiên tuyệt đối không nên cho trẻ uống sữa bò, sữa tươi có hương liệu sẽ gây hại đến dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách cho trẻ sơ sinh bú
Cho bé nằm tư thế thoải mái giúp bé dễ bú, không ảnh hưởng đến xương sống

Trẻ sơ sinh cần bú thường xuyên và bú với lượng sữa cần thiết theo cơ địa của mỗi trẻ. Thông thường con sẽ bú sau 1 – 2 tiếng/ lần vào vài tuần đầu khi chào đời. Mỗi cữ bú sẽ kéo dài từ 15 đến 30 phút, phụ thuộc vào lượng sữa của mẹ và nhu cầu từng bé.

Khi thấy đói, em bé sẽ có các dấu hiệu báo cho bạn biết như khóc, ngọ nguậy, tém miệng liên tục,…Nhưng nếu đến cữ bú mà bé ngủ chưa chịu dậy, mẹ đừng vội đánh thức con. Vì nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh sẽ dao động từ 16 đến 18 tiếng, có thể lên đến 20 tiếng mỗi ngày, bạn có thể cho con ngủ thêm một chút nếu thấy cơ thể bé vẫn bình thường.

Nhưng nếu con đã ngủ quá 4 tiếng thì mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức con dậy, không nên để con nhịn bú quá lâu. Cách đánh thức con cũng rất đơn giản. Bạn nên nhẹ nhàng sờ vào má bé, gọi khẽ bé dậy, cởi bỏ bớt khăn quấn,…Trong lúc cho con bú, bạn nên trò chuyện với con, nựng nịu để trẻ không ngủ quên.

2. Cách ợ hơi cho bé sau khi bú

Để tránh tình trạng bé bị ọc sữa sau khi bú no, bạn nên cho trẻ ợ hơi. Đặt trẻ lên vai, để bụng bé áp sát vào ngực bạn, sau đó nhẹ nhàng vỗ nhẹ lên lưng bé, đây là cách các mẹ vẫn thường áp dụng.

Cho trẻ sơ sinh ợ hơi sau khi bú no
Nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé sau khi con vừa bú no, ợ hơi sẽ hạn chế trẻ bị ọc sữa

Bế trẻ 10 đến 15 phút, lưu ý là nên dùng tay giữ đầu và cổ bé cẩn thận, do lúc này trẻ sơ sinh còn rất yếu, chưa tự chủ được hoạt động của cổ và đầu. Việc cho bé ợ hơi như thế này sẽ giúp trẻ không bị trào ngược dạ dày, bởi chức năng của van thực quản chưa hoàn thiện hoàn toàn. 

3. Cách đặt trẻ sơ sinh ngủ

Chỗ ngủ nên giữ sạch sẽ, thoáng mát và phải yên tĩnh sẽ giúp bé dễ ngủ, không bị giật mình. Nhiệt độ phù hợp cho những bé tròn tháng, phát triển khỏe mạnh khoảng 28 độ C. Nếu nhà bạn sử dụng điều hòa, không nên hạ nhiệt độ quá thấp có thể khiến bé bị cảm lạnh. Đồng thời, không nên cho bé ngủ ở nơi có nhiệt độ quá cao, quấn quá nhiều khăn, bé sẽ bị đổ mồ hôi dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, giấc ngủ không trọn vẹn.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển tốt không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần. Hãy cho con bú no, giữ cơ thể sạch sẽ, không gian yên tĩnh, thoáng mát để con được ngủ say giấc hơn. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài massage cơ thể nhẹ nhàng cho em bé trước khi ngủ, cho con ngủ trong nôi, đung đưa nhè nhẹ, hát ru hoặc mở nhạc êm dịu cũng sẽ kích thích cho em bé ngủ ngon.

Nên lưu ý, không cho bé ngủ với tư thế nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Nếu con bạn đang có thói quen này, bạn cần quan sát và lật trẻ nằm ngửa về tư thế ngay ngắn, thoải mái. Không kê gối cao dưới đầu hoặc nhiều thú nhồi bông, chăn, nệm xung quanh khi trẻ ngủ. Những vật này có thể vô tình đè lên người bé, khiến bé bị ngạt thở.

Cách vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sơ sinh

1. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Tã sử dụng cho trẻ có thể chọn loại tã giấy hoặc tã vải, dùng xen kẽ cả hai cũng được, giúp bạn tiết kiệm hơn. Chọn tã giấy nên chọn loại phù hợp với kích cỡ cơ thể em bé, chống hăm, chống ngứa. Tã vải nên là loại cotton mềm, thấm nước tốt.

Thay tã cho trẻ ngay sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện. Không nên để lâu dễ khiến trẻ nổi mẩn, ngứa ngáy, quấy khóc. Khi thay, nên vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn và bộ phận sinh dục bằng khăn mềm thấm nước ấm, lau từ trước ra sau. Bên cạnh đó, bạn nên bôi kem chống hăm hoặc các sản phẩm bảo vệ da mỗi khi thay tã mới cho bé.

2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên sử dụng loại sữa tắm và dầu gội chung trong một sản phẩm cho tiện dụng. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại cho trẻ sơ sinh, nhẹ dịu và an toàn. Không nên sử dụng loại có mùi hương quá nồng, sản phẩm chứa nhiều chất tẩy không tốt cho da bé.

Trước khi tắm cho bé bạn cần chuẩn bị đầy đủ các bước sau:

  • Rửa sạch tay của bạn, không để móng dài, không nên đeo nữ trang như vòng, nhẫn có bề mặt xù xì, sắt cạnh khiến da trẻ bị tổn thương.
  • Khăn xô hai loại nhỏ và lớn, quần áo, mũ, vớ, bao tay,…cho bé.
  • Bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng, gạc.
  • Nước muối sinh lý 0,9%
  • Hãy đảm bảo bạn đã tắt hết quạt, máy lạnh để cơ thể bé không bị nhiễm lạnh. Massage nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể bé trước khi cho bé tiếp xúc với nước.
  • Nước tắm nên pha ấm khoảng 36 – 38 độ C. Bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử độ ấm của nước nếu nhà không có nhiệt kế. Trong lúc tắm nên trò chuyện âu yếm em bé để trẻ cảm nhận tình yêu thương từ bạn.

    Cách tắm cho trẻ sơ sinh
    Sử dụng sản phẩm tắm gội phù hợp với da bé, tránh cay mắt, kích ứng da

Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả, các bước tắm cho trẻ sơ sinh được tiến hành như sau:

  • Đặt em bé trên giường, hoặc mặt phẳng có lót khăn mềm. Nhẹ nhàng dùng bông thấm nước muối sinh lí lau mắt cho trẻ.
  • Làm sạch lỗ muỗi bằng tăm bông.
  • Lau mặt cho bé.
  • Gội đầu cho bé: Bạn bế bé lên, dùng ngón cái và ngón đeo nhẫn của tay bế bé ép nhẹ hai vành tai bé vào sát lỗ tai để không cho nước chảy vào tai, tay còn lại dùng khăn hoặc gạc thấm nước lau ướt tóc cho bé. Sau đó bạn thoa dầu gội lên tóc, xả với nước cho sạch rồi dùng khăn khô lau ngay đầu cho em.
  • Đối với những em bé chưa rụng dây rốn, bạn nên dùng khăn mềm lau sơ người bé, tránh không làm ướt rốn. 
  • Cho em sang thau nước khác, tắm lại cho sạch.
  • Khi đã tắm xong, đặt bé lên giường có trải sẵn khăn xô lớn, lau và ủ ấm cho bé.
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào bông gòn, lau sạch mắt, mũi bé một lần nữa. Vệ sinh bên ngoài tai bé bằng bông gòn hay tăm bông. Không để đầu chai nước muối sinh lí hoặc thuốc nhỏ mắt tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi trẻ.
  • Rơ lưỡi trẻ bằng gạc thấm nước muối sinh lý.
  • Thấm sạch nước quanh rốn bé bằng bông gòn, lau khô rốn bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, bạn không nên quấn băng gạc ngay khi vừa tắm xong mà nên để rốn thông thoáng, điều này sẽ giúp rốn khô mau hơn và nhanh rụng.
  • Cuối cùng là mặc tã, quần áo, đeo bao tay, chân và cho bé bú nếu như bé đói.

Nếu mẹ muốn cắt móng tay, móng chân cho em bé có thể thực hiện ngay khi vừa tắm cho bé xong. Móng lúc này sẽ mềm và dễ cắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt khi bé đã ngủ say. Cắt móng sẽ giúp bé không bị trầy xước trường hợp bé tự cào vào người, vào mặt, hoặc móng xước vướng vào bao tay, bao chân khiến trẻ bị đau, khó chịu.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết. Khi chào đời, em bé và mẹ bị tách nhau ra, cuống rốn lúc này bị cắt đứt và trở thành vết thương hở trên người bé. Do đó, bạn tuyệt đối không để cuống rốn bị nhiễm trùng, vì điều này sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Trường hợp không phát hiện kịp thời, em bé dễ bị nhiễm trùng máu.

Chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Cuống rốn trẻ sơ sinh là vết thương hở, dễ nhiễm trùng, do đó bạn nên cẩn thận vệ sinh sạch sẽ khu vực này

Các bước vệ sinh rốn cho trẻ phải được thực hiện hàng ngày, cụ thể như sau:

  • Bạn nên rửa tay thật sạch với cồn 90 độ để sát trùng, đảm bảo tay bạn không phải là nguyên nhân khiến cuống rốn bị nhiễm khuẩn.
  • Tháo băng và gạc rốn của bé nhẹ nhàng.
  • Chú ý quan sát rốn, nếu thấy hiện tượng viêm, có mủ, dịch vàng có mùi hôi hoặc máu cần đưa bé đến gặp bác sĩ.
  • Lau rửa rốn bằng bông gòn đã thấm nước chín vô trùng. Sau đó lau khô lại cuống rốn và chân rốn.
  • Dùng nước muối sinh lí sát trùng da quanh khu vực rốn.
  • Bạn có thể sử dụng một miếng gạc mỏng vô trùng để che rốn lại hoặc để hở, để rốn nhanh khô.
  • Tã nên quấn dưới rốn, không để phân và nước tiểu hay thứ gì vấy bẩn rốn của bé.

Trường hợp bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy rốn có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Rốn rỉ dịch vàng, có mủ và mùi hôi.
  • Rốn chảy máu, khó cầm.
  • Sưng, đỏ da quanh rốn.
  • Xuất hiện chồi ở rốn, rỉ nước kéo dài.
  • Bé sinh được 3 tuần rốn vẫn chưa rụng.

Các mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh hay bất kì loại thuốc gì cho bé nếu không được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

1. Cách chăm sóc da nhạy cảm

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm và có thể bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da là yếu tố tiên quyết quyết định sự phát triển bình thường của bé. Một số nguyên tắc bạn phải tuân thủ trong việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh:

  • Tránh xa các tác nhân gây kích ứng: Quần áo chất liệu phải mềm, cắt bỏ đi nhãn mác đề không cộm người trẻ. Sử dụng xà bông cho trẻ sơ sinh hoặc loại cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường: Thay tã cho bé ngay khi bé đi ị hoặc đi tè. Tã sử dụng nên chọn loại phù hợp, chất liệu mềm mại và thấm hút tốt. Sử dụng khăn giấy lau chuyên dụng cho trẻ em.
  • Không cho mắt trẻ tiếp xúc với các chất độc hại: Tránh khói thuốc lá và bụi bẩn, môi trường ô nhiễm. Các sản phẩm chăm sóc da nên dùng loại nhẹ dịu, không làm cho mắt bé bị cay. Không sử dụng sản phẩm làm sạch chứa cồn và xà bông có chất tẩy rửa mạnh.
  • Giữ độ ẩm cho da bé: Da bé rất dễ bị mất nước nếu thời tiết hanh khô hoặc tắm rửa quá nhiều. Do đó, bạn nên thoa kem dưỡng da cho trẻ tại những vùng da bị khô hay bong tróc. Để tránh da bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, mỗi lần thay tã xong bạn nên vệ sinh vùng da ở khu vực nhạy cảm, sau đó lau khô rồi với mặc tã cho bé.
  • Giữ cân bằng các loại vi khuẩn tồn tại trên da trẻ: Ngay khi em bé sinh ra, trên da đã có các chủng vi khuẩn thường trú trên đó. Chúng sẽ không ảnh hưởng gì nếu da bé không có vết thương hay có sự thay đổi nồng độ axit tự nhiên trên da bé. Chính vì thế, bạn phải giữ vệ sinh cuống rốn thật sạch sẽ, sử dụng sữa tắm có độ pH cân bằng, phù hợp với làn da em bé.

Bên cạnh đó, bạn nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để nạp thêm canxi, vitamin D giúp con phát triển xương khớp. Đây cũng là cơ hội cho con tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng.

  • Vào mùa hè, thời gian tắm nắng lý tưởng cho con là từ 6 đến 7 giờ sáng.
  • Vào mùa đông, bạn nên đợi thời tiết ấm lên một chút rồi tắm nắng cho con, thời gian thích hợp từ 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng.

Lưu ý: 

  • Chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, không khói bụi, gió lùa để con nằm tắm nắng. 
  • Thời gian tắm không nên để quá 20 phút/ lần. 
  • Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt và bộ phận sinh dục trẻ.

2. Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến. Theo thống kê, có đến 25% đến 30% trẻ sinh đủ tháng và 100% trẻ sinh non, nặng dưới 1,5kg mắc chứng vàng da sơ sinh.

Nếu không được chẩn đoán sớm và có biện pháp chữa trị, vàng da sẽ dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế, nếu bạn phát hiện con mình có những dấu hiệu vàng da nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Trẻ sơ sinh bị vàng da
Nên theo dõi tình trạng vàng da của bé và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị

Biểu hiện của vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:

  • Sau sinh 24 giờ xuất hiện tình trạng bé bị vàng da.
  • Vàng da hết sau 1 tuần đối với trẻ sinh tròn tháng, và 2 tuần đối với trẻ sinh non.
  • Vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực ở mức độ nhẹ.
  • Không có thêm triệu chứng bất thường như thiếu máu, to gan lách, không bú, lừ đừ,…ngoài vàng da.
  • Trẻ sơ sinh tròn tháng có nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg%, trẻ sinh thiếu tháng không quá 14mg%.
  • Trong 24 giờ, tốc độ tăng bilirubin/máu không vượt 5mg%.

Khi con bạn có những biểu hiện bất thường so với những yếu tố trên đây, nguy cơ cao con bạn đang bị vàng da bệnh lý. Lúc này, bé cần điều trị và theo dõi càng sớm càng tốt. 

Chích ngừa đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng định kỳ, cơ thể bé lúc này không thể tự chống lại các tác nhân gây bệnh, do đó cần được chích ngừa đầy đủ và đúng lịch. Những bé không được tiêm phòng thường dễ mắc các bệnh nguy hiểm hơn so với những bé được quan tâm đầy đủ. Do đó, mẹ hãy lưu ý lịch tiêm chủng cho trẻ theo hướng dẫn của cơ sở y tế gần nhất, để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.

Theo dõi nhiệt độ của trẻ sơ sinh

Hãy chuẩn bị một cái nhiệt kế trong nhà để theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên. Trẻ sơ sinh rất dễ bị nóng sốt, do đó, việc kiểm tra nhiệt độ sẽ giúp mẹ phát hiện bệnh sớm để điều trị cho con, hạn chế trường hợp bệnh nặng, khó chữa.

Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ sơ sinh thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ

Dựa trên thân nhiệt của bé, mẹ sẽ điều chỉnh cách chăm sóc lại sao cho phù hợp nhất:

  • Trẻ sơ sinh có nhiệt độ bình thường từ 36,5 độ C – 37,5 độ C.
  • Thân nhiệt bé thấp hơn 36,5 độ C nên ủ ấm thêm cho bé ngay.
  • Thân nhiệt cao hơn mức bình thường, nên bỏ bớt khăn quấn, cởi bớt mũ, vớ và cho bé bú nhiều hơn, tiếp tục theo dõi nhiệt độ cơ thể bé.
  • Trường hợp thân nhiệt cao hơn 38 độ C, báo hiệu bé đang bị sốt. Lúc này bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng, và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Một vị trí để lấy nhiệt độ:

  • Nách: Đặt nhiệt kế vào nách em bé, để yên trong 2 phút. Tại vị trí này, bạn nên cộng thêm 0,5 độ C nữa thì mới ra được nhiệt độ thực tế của có thể bé.
  • Hậu môn: Đặt nhiệt kế vào hậu môn, giữ yên khoảng 1 phút. Tại vị trí này, bạn không cần cộng thêm độ, do nó chính xác là thân nhiệt của bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Có nhiều trường hợp trẻ thường khóc đêm, thường gặp ở trẻ giai đoạn 12 – 16 tuần tuổi và cơn khóc sẽ kéo dài trong khoảng 3 giờ hơn. Trẻ sơ sinh có thể tự nhiên khóc vào chiều hoặc tối.

Tây y gọi khóc đêm là hội chứng Colic, có đến ⅓ số trẻ sơ sinh trên thế giới bị hội chứng này và có thể tự khỏi không cần điều trị. Hội chứng này sẽ kéo dài 3 – 4 tháng rồi đột ngột hay từ từ biến mất. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này con bạn vẫn tiếp tục quấy khóc, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho đúng là vấn đề muôn thuở của các ông bố, bà mẹ trẻ. Việc chăm sóc con trong giai đoạn đầu đời sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng cuộc sống của con sau này. Do đó, bạn nên hết sức lưu ý. 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết trong quá trình nuôi con. Hãy theo dõi sự phát triển của con mỗi ngày, nếu nhận thấy bất thường đừng chần chừ mà đưa con đi khám ngay để có biện pháp chữa trị sớm, bảo vệ sức khỏe của con.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trẻ bị vàng da tắm lá gì? 2 loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ tốt nhất

Hiện tượng vàng da xảy ra khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên,...

TOP 7 Thuốc tăng chiều cao của Mỹ được đánh giá tốt

Các loại thuốc tăng chiều cao của Mỹ được sử dụng phổ biến nhờ chứa công thức tối ưu và nguồn gốc - xuất xứ rõ ràng. Hơn nữa, đa...

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh (Wonder Week) và những điều cần biết

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh (Wonder Week) và những điều cần biết

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh hay Wonder Week là thuật ngữ dùng để chỉ các giai đoạn trẻ hình thành một hoặc nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, ở...

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ chớ chủ quan

Trong tất cả những nhóm đối tượng mắc bệnh viêm họng thì trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì sức đề kháng của trẻ trong giai...

tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh

5 tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh khiến bạn bất ngờ

Chữa ho, trị cảm cúm, sốt cao chính là những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh mà không phải người làm cha mẹ nào cũng biết....

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là do đâu? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là tình trạng phổ biến gặp ở khá nhiều bé khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Bệnh có thể tự khỏi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn