Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống trẻ sinh non đã được nâng cao đáng kể. Ngay sau đó, các bậc phụ huynh phải đảm bảo chế độ nuôi dưỡng đặc biệt nhằm giúp con em luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, cha mẹ nên làm thế nào và bắt đầu từ đâu? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng đầy đủ và chi tiết nhất.

4 nguyên tắc hàng đầu của cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng

Trẻ sinh non là những em bé chào đời khi chưa đầy 37 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng). Thông thường, em bé thiếu tháng có chiều dài cơ thể ngắn hơn, trọng lượng nhẹ hơn (dưới 2,5kg) so với em bé sinh đủ tháng và chu vi vòng đầu dưới 33cm. 

4 nguyên tắc hàng đầu về cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng
Trẻ sinh non là những em bé chào đời khi chưa đầy 37 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng).

Vì được sinh ra quá sớm nên các cơ quan trong cơ thể chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, em bé phải đối mặt với nhiều biến chứng và bệnh tật (nhiễm khuẩn huyết, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, vàng da do tăng nồng độ bilirubin gián tiếp…). Tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ càng lớn.

Đây chính là lý do sau khi trẻ xuất viện về nhà, gia đình cần duy trì chế độ chăm sóc đặc biệt bằng tất cả tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Nếu được chăm sóc cẩn thận, đúng cách, sau một khoảng thời gian nhất định, con có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển ổn định, bình thường như mọi em bé đủ tháng khác. 

Các chuyên gia khuyến cáo, quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc em bé sinh non cần tuyệt đối tuân thủ 4 nguyên tắc cốt lõi như sau:

Hoàn thiện chức năng hô hấp

Cấu tạo trung tâm hô hấp của trẻ thiếu tháng chưa thực sự hoàn chỉnh: lồng ngực nhạy cảm, dễ bị biến dạng với các cơ sườn yếu, xương sườn mềm, phế nang chưa trưởng thành, lá phổi chưa giãn nở tốt, nhu mô phổi không thể hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy, bé rất dễ bị suy hô hấp. 

Trong khoảng thời gian đầu khi vừa mới chào đời, con thường thở bằng miệng, thở theo chu kỳ (có thể ngưng thở dưới 15 giây) và phình bụng mỗi lúc hít vào. Nếu ngưng thở trên 15 giây, bé sẽ trở nên tím tái, tim đập chậm. Bạn cần theo dõi sát sao và kịp thời xử trí. Bởi tình trạng suy hô hấp chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Hoàn thiện chức năng tuần hoàn

Các mao mạch dễ bị đứt vỡ cùng khả năng đông máu chưa thực sự hoàn chỉnh chính là lý do khiến các em bé thiếu tháng dễ bị xuất huyết. Vì vậy, phụ huynh cần chủ động bổ sung vitamin K cho con trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm đề phòng hiện tượng xuất huyết.

Hoàn thiện chức năng tiêu hóa

Trẻ sinh non thường bị thiếu hụt các loại enzym có thể chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin gián tiếp. Do đó, bé dễ bị vàng da nghiêm trọng và kéo dài. Tình trạng này cần được kiểm soát đúng hướng và thường xuyên theo dõi. 

Hoàn thiện chức năng tiêu hóa
Trẻ sinh non thường bị thiếu hụt các loại enzym có thể chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin gián tiếp.

Trong giai đoạn đầu đời, dạ dày của con nằm ngang, thể tích tương đối nhỏ cũng như thiếu hụt nhiều loại men tiêu hóa. Thế nên trẻ không thể hấp thụ và tiêu hóa toàn diện nguồn thức ăn từ bên ngoài (dù chỉ là sữa mẹ). Điều này dẫn đến triệu chứng nôn ói và đầy bụng. 

Nắm vững đặc điểm này, người mẹ hãy cho trẻ bú khoảng 40 – 60ml sữa trong vòng 2 – 4 giờ. Căn cứ vào sức bú của con, chị em có thể linh hoạt điều chỉnh lượng sữa theo thời gian. Thông thường, những em bé bú sữa mẹ sẽ bú lâu hơn và nhanh đói hơn so với những em bé bú bình. 

Hoàn thiện chức năng điều hòa thân nhiệt

Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não bộ của trẻ sinh non vẫn còn yếu ớt. Trương lực cơ thấp cùng lớp mỡ dưới da chưa phát triển đầy đủ nên bé dễ bị mất nhiệt và nhiễm lạnh. Ngay cả khi bị lạnh, con cũng không thể run người để sinh nhiệt và chống chọi với môi trường khắc nghiệt xung quanh. 

Do đó, việc luôn theo dõi, lau khô, ủ ấm em bé sinh non là vấn đề vô cùng cần thiết. Hiện tượng thân nhiệt của con hạ xuống dưới 35 độ C có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: tổn thương thần kinh, suy hô hấp, thậm chí xuất huyết não.

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ nên biết

Trong tuần lễ đầu tiên sau khi chào đời, em bé cần được tập trung hỗ trợ phát triển toàn diện các cơ quan trọng yếu của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Trẻ thiếu tháng sẽ nằm trong lồng ấp và được nhân viên y tế thường xuyên theo dõi nhịp tim, kiểm tra nhiệt độ cùng nồng độ oxy trong máu bằng những thiết bị y khoa tân tiến, hiện đại nhất. Thời gian ở trong lồng ấp của trẻ sinh non thường kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng.

Một số em bé không thể bú sữa mẹ vì các con chưa biết cách kết hợp hai thao tác mút và bú. Trong những trường hợp này, trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu bằng cách tiêm tĩnh mạch. Khi đã đủ sức khỏe để tự bú, bé sẽ được cho bú sữa mẹ hoặc bú bình. 

Bên cạnh đó, trẻ sinh non cần thở oxy nếu phổi chưa phát triển ổn định. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc nhiều phương pháp khắc phục khác nhau như:

  • Cho trẻ dùng máy thở
  • Cho bé thở oxy bằng dụng cụ cung cấp oxy được trùm quanh đầu con
  • Điều chỉnh áp suất của không khí nhằm hỗ trợ đường thở không bị tắc nghẽn

Nhìn chung, các em bé thiếu tháng có thể xuất viện khi đã có thể:

  • Bú sữa mẹ
  • Tự thở mà không cần thêm bất kỳ sự trợ giúp nào
  • Tự điều hòa thân nhiệt, trọng lượng cơ thể ổn định

Cho trẻ sinh non bú sữa đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại thức ăn đầu đời này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện của cơ thể, kích thích não bộ phát triển hoàn thiện, ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn (nhất là tình trạng tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp), hỗ trợ tiêu hóa cũng như bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và quan trọng.

Cho trẻ sinh non bú sữa đúng cách
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, việc bú sữa mẹ đối với em bé sinh non không hề dễ dàng bởi cơ miệng của con vẫn còn rất yếu, chưa đủ sức để mút, hút sữa mẹ. Vì vậy, người mẹ cần thực sự ân cần, yêu thương và kiên nhẫn, không nản lòng, bỏ cuộc. 

Nếu trẻ không thể bú tốt thì người mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc vắt sữa mẹ rồi cho bé bú bằng bình thay vì bú mẹ trực tiếp. Hình thức cho bú này khá tiện lợi bởi bạn có thể bảo quản sữa cẩn thận, đồng thời người thân có thể hỗ trợ cho bú thay khi chị em bận việc.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, người mẹ hãy cho trẻ thiếu tháng bú sữa theo liều lượng như sau:

  • Ngày thứ nhất: 60ml/kg/ngày
  • Ngày thứ hai: 90ml/kg/ngày
  • Ngày thứ ba: 120ml/kg/ngày
  • Ngày thứ tư: 150ml/kg/ngày

Người mẹ cần cho con bú từ 8 – 12 lần/ngày. Nếu em bé sinh ra trên 32 tuần tuổi và có cân nặng trên 2,3kg thì phản xạ bú của bé khá tốt. Người mẹ nên tập cho con bú càng nhiều càng tốt, theo nhu cầu tự nhiên của con. Sau khi bé bú cạn một bên bầu ngực, bạn nhẹ nhàng chuyển sang phía bên kia. Nếu có quá nhiều sữa và bé không thể bú hết thì chị em có thể nặn lớp sữa đầu ra ly, sau đó dùng muỗng đút sữa cho con uống dần thay thế nước lọc. 

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh chỉ cần dung nạp sữa mẹ là đủ. Bé hoàn toàn không cần thêm bất cứ loại nước nào khác. Nếu em bé chào đời khi chưa tròn 32 tuần tuổi thì người mẹ hãy nặn sữa cho vào ống thông dạ dày và cho con ăn khoảng 8 – 10 lần. Trong những ngày đầu tiên, các em bé có trọng lượng dưới 1,5kg có thể được truyền thêm dung dịch glucose 5 – 10% với liều lượng 80 – 100ml/kg.

Nếu quyết định thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức thì bạn nên lựa chọn các loại sữa phù hợp với trẻ sinh non. Những loại sữa giàu chất sắt và vitamin có thể giúp con yêu tăng trưởng nhanh chóng và toàn diện.

Em bé thiếu tháng thường dễ thiếu hụt chất sắt. Vì vậy, người mẹ cần bổ sung nhiều sắt cho con. Sau khoảng 4 tháng dùng thuốc, trẻ sẽ đạt được lượng sắt cần thiết đúng như nhu cầu. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cặn kẽ về cách cho bú và chăm sóc em bé.

Nhìn chung, đa số trẻ sơ sinh đều cần bú 8 – 10 lần/ngày. Thời gian giãn cách giữa các lần bú là 4 tiếng đồng hồ. Nếu khoảng thời gian này kéo dài, con dễ bị thiếu nước. Nếu đi tiểu từ 6 – 8 lần/ngày thì bé đang bú đủ lượng sữa cần thiết. 

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ sau khi bú. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nếu trẻ vẫn tiếp tục tăng cân. Nếu con thở khó khăn, nôn trớ nhiều, da bầm tím thì bạn nên truyền cho con dung dịch glucose. Tuy nhiên, phụ huynh hãy đưa con em đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu giảm cân hoặc ngừng tăng cân.

Về khoảng thời gian cho ăn, người mẹ nên tính toán thật hợp lý dựa trên trọng lượng cơ thể của con:

  • Bé nặng dưới 1kg cần bú 1 lần sau mỗi giờ.
  • Trẻ nặng 1 – 1,5kg cần bú 1 lần sau mỗi 1,5 giờ.
  • Bé nặng 1,5 – 2kg cần bú 1 lần sau mỗi 2 giờ.
  • Trẻ nặng 2 – 2,5 kg cần bú 1 lần sau mỗi 3 giờ.

Lưu ý: Cách tính thời gian này áp dụng cho cả ban đêm.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh nói chung và em bé thiếu tháng nói riêng. Nếu người mẹ không đủ sữa thì có thể cho con bú sữa bình. Phụ huynh cần đảm bảo tia sữa của bình sữa vừa phải, không quá to (làm bé bị sặc) và không quá nhỏ (khiến trẻ khó bú). 

Đối với những trường hợp em bé thiếu tháng nhẹ cân không thể bú sữa mẹ, chị em có thể cho con ăn bằng ống. Thế nhưng, bạn cần tiến hành cẩn thận dưới sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mày mò áp dụng. Sự sai sót trong quá trình cho ăn có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng tại vùng thực quản của bé, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Chuẩn bị thức ăn dặm cho em bé thiếu tháng

Thực đơn ăn uống hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ. Nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên cha mẹ nên cho em bé sinh non ăn dặm khi được 4 – 6 tháng tuổi. Người mẹ nên cho con ăn dặm 2 bữa/ngày, bắt đầu với những món ăn nhuyễn mịn, mềm lỏng, dễ tiêu hóa và được nấu nhừ, xay nghiền kỹ lưỡng.

Chuẩn bị thức ăn dặm cho em bé thiếu tháng
Người mẹ nên cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.

Chị em cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Điều này giúp con có thời gian làm quen cũng như thích nghi dần dần với thức ăn mới lạ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt nên độc giả đừng vội cho con ăn đồ tanh hoặc nhóm thực phẩm khó tiêu như: trứng, thịt bò, thịt heo, thị gà… Hãy thường xuyên thay đổi món ăn để bé không bị nhàm chán.

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm 1 – 2 muỗng cà phê dầu ăn nhỏ vào thức ăn của con, bởi dầu mỡ chính là môi trường thuận lợi để cơ thể dễ dàng chuyển hóa chất đạm. Trong quá trình chế biến, người đọc cần nấu bột/cháo chín mịn, sau đó cho thêm rau củ xay, đồng thời tuyệt đối không sử dụng gia vị. Tuy ở giai đoạn này, trẻ đã đủ tuổi ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu và quan trọng. Do đó, người mẹ hãy cho bú theo nhu cầu của con. 

Ủ con bằng phương pháp da kề da

Các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng những em bé được mẹ ôm ấp thường xuyên có nồng độ kích thích tố oksytocyna và rogesteron cao hơn hẳn các em bé khác. Giới chuyên gia gọi hai chất này là “hormone của sự âu yếm”. Vào giai đoạn đầu khi vừa chào đời, hai kích thích tố này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành hệ thần kinh khỏe mạnh và hoàn chỉnh.

Phương pháp da kề da còn được gọi là phương pháp kangaroo. Đây là hình thức tiếp xúc trực tiếp giữa làn da của cha mẹ với em bé mới chào đời thông qua hành động bồng bế và cưng nựng. Hai vị trí tiếp xúc đặc biệt nhất là vùng ngực trần của cha và bầu ngực của mẹ. Trong khi ôm ấp con trẻ, phụ huynh chỉ cần phủ lên lưng bé một tấm chăn/khăn mỏng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tương tác da kề da này có lợi cho của cha mẹ lẫn con cái.

Giữ gìn vệ sinh cẩn thận

Đây là cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng quan trọng mà cha mẹ cần lưu tâm. Trẻ thiếu tháng là một trong những đối tượng dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng và nặng nề bởi lúc này, hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện. Rửa tay chính là biện pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả có thể hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng của con yêu. Vì vậy, phụ huynh hãy chú ý rửa tay trước và sau khi chăm sóc bé.

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cha mẹ nên tắm con lần đầu tiên sau khi trẻ chào đời được 24 tiếng đồng hồ hoặc chờ đợi ít nhất 6 giờ (nếu có lý do về văn hóa hay phong tục tập quán). Trẻ sơ sinh không nên tắm quá sớm vì:

  • Khi vừa chào đời, nếu được tắm rửa ngay lập tức, con yêu dễ hạ thân nhiệt và cảm lạnh. Việc tắm sớm cũng sẽ khiến bé căng thẳng. Điều này dẫn đến nguy cơ trẻ bị tụt đường huyết. Hơn nữa, việc tắm bé quá sớm sẽ gây gián đoạn giây phút da kề da tuyệt diệu giữa cha mẹ và con trẻ. Khoảnh khắc bé nằm yên trên ngực mẹ chính là lúc tình mẫu tử thiêng liêng gắn kết cả hai mẹ con. Ngoài ra, lúc này, bé có thể bú mẹ thành công ngay khi vừa mở mắt chào đời.
  • Chất nhầy là chất màu trắng tựa sáp phủ lên làn da em bé mới sinh. Đây được xem là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, lành tính và có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo bạn nên giữ nguyên chất nhầy trên da bé trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giảm thiểu sự mất nước và tổn thương làn da khi con mới sinh ra.

Trước khi tắm trẻ thiếu tháng, độc giả cần chuẩn bị đầy đủ áo quần và vật dụng cần thiết cũng như đảm bảo môi trường an toàn và kín gió. Sau khi lau khô thân thể và mặc xong quần áo, cha mẹ hãy nhỏ mắt, mũi, đồng thời lau tai của con thật kỹ. Em bé sơ sinh không cần tắm đều đặn hàng ngày. 3 lần tắm/tuần là tần suất vệ sinh cơ thể phù hợp nhất trong một năm đầu đời. Việc tắm quá nhiều dễ khiến da con bị khô.

Chú ý giữ gìn vệ sinh cẩn thận
Phụ huynh nên tắm cho bé 3 lần/tuần.

Thông thường, rốn của bé sẽ tự rụng sau 7 – 14 ngày. Khi rốn rụng đi, trẻ có thể bị chảy một ít máu hoặc ẩm ướt nơi cuống rốn. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường. Cha mẹ cần vệ sinh rốn mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch cồn 70 độ. 

Lưu ý: Độc giả hãy giữ vùng vốn bé luôn sạch sẽ, thông thoáng bằng cách quấn tã ngay dưới rốn. Cách làm này giúp rốn nhanh khô và dễ rụng hơn. Bạn có thể vệ sinh rốn bằng cách sử dụng tăm bông nhúng cồn y tế rồi nhẹ nhàng làm sạch khu vực xung quanh rốn 3 lần/ngày hoặc khi phân, nước tiểu của bé dính vào.

Đảm bảo thân nhiệt của bé luôn ổn định

Trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh non nói riêng rất dễ bị hạ thân nhiệt nếu không được theo dõi cẩn thận. Vì chào đời sớm hơn những em bé khác nên trung tâm điều nhiệt tại não bộ của con chưa phát triển toàn diện. 

Không chỉ dừng lại ở đó, lớp mỡ dự trữ dưới da của bé cũng còn rất mỏng manh, không đủ tạo nên năng lượng cần thiết nhằm duy trì thân nhiệt. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của trẻ thiếu tháng lại cao hơn trẻ đủ tháng nhiều lần. Do đó, bé sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi cố gắng cân bằng nhiệt độ cơ thể, nhất là trong môi trường mát mẻ hay lạnh giá.

Những yếu tố liên quan khác có thể khiến trẻ bị hạ thân nhiệt là con bú kém, đi tiêu lỏng nhiều, nhẹ cân, mất nước do ói hoặc đang mắc các bệnh lý nền khác. Triệu chứng hạ thân nhiệt điển hình ở trẻ là nhịp thở nhanh – nặng, tay chân lạnh run, ngưng thở, ngưng tim.

Nếu bị hạ thân nhiệt nặng trong một khoảng thời gian dài, trẻ có thể đối mặt với nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, để thân nhiệt của bé luôn ổn định, bạn có thể:

  • Mặc quần áo cho con nhiều hơn một lớp so với thời tiết hàng ngày
  • Giữ ấm đôi bàn chân trẻ bằng giày vải hoặc tất mỏng sao cho chân con luôn ấm áp
  • Chuẩn bị quần áo, khăn tắm sẵn sàng và sử dụng ngay sau khi bé tắm xong

Ngoài ra, nếu cha mẹ ủ ấm con quá kỹ, bé cũng sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc liên tục. Đôi khi, hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể do thói quen sai lầm này có thể bị nhầm lẫn với bệnh sốt.

Theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của con

Theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của con là cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng cơ bản mà mọi bà mẹ nên biết. Trong 2 năm đầu đời, sự phát triển của con không giống như những em bé bình thường. Vì vậy, bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em sử dụng biểu đồ tăng trưởng đặc biệt dành riêng cho đối tượng này.

Theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của con
Theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của con là cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng cơ bản mà mọi bà mẹ nên biết.

Những em bé thiếu tháng thường chậm lớn và khó tăng cân. Do đó, người mẹ cần mua ngay một chiếc cân điện tử chuẩn xác để theo dõi cân nặng của trẻ mỗi ngày trong suốt vài tháng đầu tiên. Nếu cân nặng của con chưa đạt chuẩn thì phụ huynh cần điều chỉnh chế độ ăn uống của con theo sự cố vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2003 ghi nhận:

  • Trẻ thiếu tháng tăng lên khoảng 20g/ngày cho đến khi đạt 32 tuần tuổi, tương đương 150 – 200g/tuần.
  • Bé tăng lên khoảng 25g/ngày từ tuần 33 – 36, tương đương 200 – 250g/tuần.
  • Con tăng lên khoảng 30g/ngày từ tuần 37 – 40, tương đương 250 – 300g/tuần.

Tạo nên không gian sạch sẽ, thoáng mát

Phòng ở của trẻ sơ sinh thiếu tháng phải thông thoáng, sạch sẽ tuyệt đối với bầu không khí trong lành, thoáng mát. Nếu bạn suốt ngày đóng kín cửa phòng thì các loại vi khuẩn sẽ nắm bắt cơ hội thuận lợi này để sinh trưởng, phát triển và gây bệnh cho con yêu.

Cho trẻ sinh non ngủ nhiều hơn

Một trong những lưu ý quan trọng hàng đầu trong cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng là giấc ngủ của con. Sau bé ăn/bú no bụng, người mẹ nên để con ngủ nhiều hơn, nằm ngửa trên nệm cứng, không có gối và tránh nằm sấp. Việc cho trẻ nằm sấp và ngủ trên nệm mềm có thể gia tăng nguy cơ đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này có thể gây tử vong đột ngột, không thể giải thích và thường xảy ra ở những em bé dưới 1 tuổi trong lúc đang ngủ.

Kiểm tra thị giác và thính giác của bé

Bạn có biết, lé mắt là tật rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường tự biến mất khi con lớn lên. Thêm vào đó, em bé thiếu tháng cũng dễ mắc bệnh võng mạc (retinopathy of prematurity – ROP).

Căn bệnh này có thể khiến những mạch máu nhỏ bên trong mắt phát triển bất thường, thường xuất hiện vào tuần thứ 32 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Nếu con bị bệnh võng mạc, cha mẹ nên đưa bé đi khám mắt thường xuyên.

Ngoài ra, trẻ sinh non cũng dễ gặp phải một số vấn đề về thính giác. Nếu bạn cảm thấy bé không nghe thấy âm thanh xung quanh, hãy tạo nên tiếng ồn phía sau hoặc bên cạnh con. Nếu trẻ không giật mình, quay đầu và phản ứng lại với tiếng ồn thì rất có thể thính giác của bé đang có vấn đề.

Trò chuyện cùng con hàng ngày

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng này có thể kích thích bé phát triển não bộ toàn diện. Thông thường, em bé thiếu tháng sẽ tăng trưởng chậm hơn bạn bè đồng trang lứa khoảng 2 – 3 tháng. Nếu được nuôi dưỡng tích cực và đúng cách ngay từ khi chào đời, bé có thể trở nên lanh lợi, linh hoạt và nhanh chóng bắt kịp những em bé đủ tháng. 

Trò chuyện cùng con hàng ngày
Thói quen trò chuyện cùng con hàng ngày có thể kích thích bé phát triển não bộ toàn diện.

Lúc đầu, khi phụ huynh cố gắng trò chuyện, trẻ có thể nhìn đi hướng khác, ngủ thiêm thiếp hay trở nên ủ rũ. Khi đó, con đang phát ra tín hiệu thông báo rằng bản thân chưa thực sự sẵn sàng để nhìn, nghe và cử động trong cùng một lúc. Vì vậy, thay vì tương tác quá nhiều, bạn chỉ cần để bé im lặng nhìn mình.

Sau đó, cha mẹ hãy thủ thỉ khích lệ con theo dõi những cử động của bạn như: nhè nhẹ gật đầu hoặc chầm chậm xoay người từ bên này sang bên kia. Tuy nhiên, tốt nhất, độc giả hãy giữ im lặng để bé được thư giãn hoàn toàn trước khi sẵn sàng tiếp nhận nhiều tương tác mới.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian bú mẹ, trẻ cần tập trung mọi giác quan để bú tốt (trẻ sơ sinh thiếu tháng vốn gặp phải rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động so với trẻ sơ sinh bình thường). Vì vậy, lúc này, người mẹ chỉ nên im lặng và kiên nhẫn chờ đợi bé phát ra tín hiệu rằng con đã sẵn sàng xử lý nhiều kích thích mới.

Dưới đây là những biểu hiện mang thông điệp “Con mệt rồi!” mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Cong người
  • Thè lưỡi
  • Ngáp
  • Nấc cụt
  • Gồng người (như đang rặn)
  • Da đỏ hoặc tái hơn
  • Thở nhanh hoặc đứt quãng
  • Duỗi tay chân, thả lỏng hoặc ủ rũ
  • Trở nên cáu gắt
  • Đột ngột co quắp hoặc giật mình
  • Nhìn sang hướng khác khi đang giao tiếp
  • Lim dim ngủ dù con đang thức

Các biểu hiện thông báo “Con đã sẵn sàng rồi đây!” của trẻ sơ sinh thiếu tháng trong quá trình tương tác bao gồm:

  • Màu da bình thường
  • Thở đều 
  • Chân tay cử động nhẹ nhàng
  • Tỉnh táo và điềm tĩnh
  • Chăm chú nhìn vào mặt bạn 

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng

Như bài viết đã trình bài, cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng tại nhà không hề đơn giản, dễ dàng. Quá trình nuôi dưỡng con yêu đòi hỏi một hành trình dài đầy yêu thương, ân cần và kiên nhẫn. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ mà bạn không thể bỏ qua:

  • Những em bé thiếu tháng nên được tiêm ngừa cùng thời điểm với những em bé đủ tháng trong cùng độ tuổi. 
  • Người mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi bé vừa chào đời bởi đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng và toàn diện nhất dành cho con yêu.
  • Hạn chế để người ngoài tiếp xúc, thăm nom hay bồng bế trẻ.
  • Tuyệt đối không để bé đến nơi chật chội, đông người.
  • Trước và sau khi chăm sóc em bé, mọi thành viên trong gia đình đều cần phải rửa tay sạch sẽ.
  • Thường xuyên massage nhẹ nhàng cho con sau mỗi lần tắm gội.
  • Cho trẻ nghe những bản nhạc không lời dịu êm.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ của bé ở mức 26 – 30 độ C (riêng trẻ sinh non dưới 1,5kg cần ở trong lồng hấp).
  • Tắm nắng cho bé hàng ngày trước 9 giờ sáng, khoảng 10 – 15 phút/lần.
  • Không tự ý cho con sử dụng bất cứ loại thuốc nào (kể cả thuốc bổ) nếu chưa tham vấn y khoa.

Trẻ sinh non chưa thể thích nghi tốt với môi trường bên ngoài vào lúc chào đời. Do đó, các con nhạy cảm, yếu đuối và dễ mắc bệnh. Với những thông tin đầy đủ, hữu ích, hy vọng bài viết này sẽ trở thành một cuốn cẩm nang nhỏ giúp các bậc phụ huynh nắm vững cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng tại nhà. Chúc em bé của bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và bình an!

Cùng chuyên mục

u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính,...

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi chứng viêm đường...

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Sau khi con yêu chào đời, cha mẹ phải cùng nhau học cách nuôi dưỡng thiên thần bé bỏng và đáng yêu từ những điều đơn giản, bình dị nhất,...

cách chăm sóc trẻ bị sốt

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Trẻ sốt cao nếu không được hạ nhiệt kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho tim, phổi, não bộ, có thể gây ảnh hưởng rất nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn