Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ sốt cao nếu không được hạ nhiệt kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho tim, phổi, não bộ, có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Phụ huynh cần phải chú ý đến các cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh chóng, phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà để bé hạ sốt an toàn
Trẻ bị sốt có thể do rất nhiều nguyên nhân như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiễm trùng, trẻ nhỏ mọc răng hay cũng có thể là do chích ngừa. Tùy từng nguyên nhân và tình trạng sốt mà phụ huynh cần có hướng xử lý khác nhau để có thể hạ sốt an toàn và nhanh chóng nhất.
Sốt cao có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ sơ sinh do đó phụ huynh không nên chủ quan. Do ở trẻ em, các cơ quan nội tạng chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài hay bị virus vi khuẩn xâm nhập. Nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho xuất huyết não, hạ huyết áp, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Do đó nếu phát hiện trẻ bị sốt cần nhanh chóng hạ sốt cho bé, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như người tím tái, hôn mê sau hay co giật hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo các cách dưới đây để hạ sốt cho bé an toàn và nhanh chóng nhất.
Cho bé uống nhiều nước
Trẻ bị sốt cao có thể lên tới 37,6 – 38,4, người nóng ran, da khô nên cơ thể rất dễ kiệt quệ. Nguyên nhân là do khi bị sốt, cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ hoạt động bằng cách hạ nhiệt độ để làm mát và có xu hướng ra mồ hôi nhiều hơn. Hơi ẩm trên da bốc hơi nhanh khiến da khô ráp, người không đủ nước để thoát ra khiến cơ thể vận động kém.
Chính vì thế, trẻ cần bổ sung thêm một lượng nước lớn để bù vào phần nước đã bị thoát ra. Đồng thời nước còn được coi là là chất xúc tác quan trọng để tham gia vào các hoạt động và phản ứng hóa học của cơ thể. Uống nhiều nước còn có thể giúp loại đào thải các vi khuẩn và các tác nhân gây sốt thông qua nước tiểu. Do đó việc bổ sung nước là vô cùng cần thiết.
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu cần bổ sung nước chỉ nên dùng sữa mẹ. Với trẻ lớn thì cho uống nước lọc bình thường. Chú ý bổ sung thêm các loại nước trái cây như nước cam, nước chanh hay các loại nước ép rau củ để tăng thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ nhỏ. Ngoài ra nước rau diếp cá, nước đậu đen hay nước dừa cũng được đánh giá rất cao trong tác dụng hạ sốt.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể cho bé uống một số loại chế phẩm bù nước và điện giải nhanh chóng như oresol, hydrite. Các dung dịch này vừa giúp bù nước, thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Với việc ăn uống bối mẹ cũng nên ưu tiên cho bé ăn các món lỏng để dễ hấp thụ hơn.
Cần chú ý rằng việc uống nước cần phải đúng cách, theo đó phụ huynh nên cho trẻ uống nước từ từ, không cho uống với số lượng lớn cùng lúc. Không nên cho trẻ uống nước đá hay nước trà xanh hay nước uống có ga vì có thể khiến não bị kích thích và ảnh hưởng đến lưu thông máu.
Dùng thuốc hạ sốt
Mặc dù việc dùng thuốc cho bé không thực sự được khuyến khích nhưng trong trường hợp bé sốt quá cao thì vẫn nên sử dụng thuốc để hạ sốt nhanh chóng, ngăn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất bố mẹ cần chú ý cho bé uống đúng cách, đúng thời điểm.
Việc dùng thuốc còn cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thường nếu sốt do virus thì cơn sốt thường kéo dài từ 3- 5 ngày trong khi nếu liên quan đến nhiễm khuẩn thì có thể kéo dài trong cả tuần. Trong trường hợp có liên quan đến nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh để loại bỏ các tác nhân này trong khi với yếu tố virus thì dùng kháng sinh hầu như không có tác dụng.
Theo bác sĩ, việc dùng thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 38 độ. Các loại thuốc thường được dùng có thể là Paracetamol đầu tiên, có thể dùng dưới dạng gói hay siro, viên sủi bọt hay cốm để trẻ dễ uống. Thuốc có thể hiệu quả sau 15- 30 phút sử dụng và có thể kéo dài hiệu quả sau 4-6h sau đó.
Liều lượng sử dụng phù hợp cho trẻ là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, cần lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ vẫn còn đang sốt. Phụ huynh có thể cho bé sử dụng 3 – 4 lần/ngày, chú ý tổng liều không dùng quá 60mg/kg thể trọng /ngày. Tuy nhiên cần chú ý nếu trẻ đã uống đủ liều mà không hạ sốt tuyệt đối không tự phép tăng liều mà cần thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Việc dùng thuốc tốt nhất nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Nếu tình trạng sốt chưa quá nguy hiểm phụ huynh nên ưu tiên hạ sốt bằng các phương pháp còn lại hơn.
Dùng miếng dán hạ sốt
Trong trường hợp bé không sốt quá cao, việc dùng miếng dán hạ sốt cũng mang đến rất nhiều hiệu quả trong việc giảm thân nhiệt ở trẻ. Cơ chế hoạt động của miếng dán này là hấp thụ nhiệt từ bên trong đồng thời phân tán nhiệt ở vùng da ra bên ngoài cơ thể. Đồng thời trong thành phần của có hydrogel và một số tinh dầu menthol có thể làm mát cơ thể khá tốt.
Tuy nhiên cần chú ý rằng miếng dán làm mát chỉ có tác dụng trên trán hay trên vùng da được dán miếng hạ sốt. Đồng thời nó cũng chỉ giúp hạ sốt tạm thời, không thể mang tác dụng lâu dài. Tuy nó có thể khiến bé dễ chịu hơn sau khi dán nhưng một thời gian sau nó sẽ nhanh chóng trở về nhiệt độ sốt cao ban đầu nếu sau đó phụ huynh không có hướng cải thiện phù hợp.
Mặt khác các bác sĩ cũng cho rằng do khả năng tản nhiệt của miếng dán hạ sốt khá chậm nên với những triệu chứng sốt cao sẽ hầu như không đem lại tác dụng nếu bé sốt quá cao. Sản phẩm này đôi khi cũng có thể gây dị ứng với trẻ nhỏ nên phụ huynh cũng không nên quá lạm dụng.
Chườm ấm cho trẻ
Chườm ấm, lau người bằng nước ấm cho trẻ là cách vô cùng hiệu quả và an toàn để hạ sốt cho trẻ nhỏ. Việc chườm ấm không chỉ làm dịu cảm giác khô rát da mà còn có thể hạ sốt nhanh chóng. Nhiệt từ nước ấm bên ngoài tác động sẽ làm cho các mạch máu giãn nở, vừa giúp hạ sốt vừa giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt này cũng vô cùng đơn giản. Phụ huynh chỉ cần cho con cởi bỏ quần áo, dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm trong khoảng 40- 50 độ rồi vắt ráo. Dùng khăn này để lau khắp cơ thể, đặc biệt là các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân vì đây là vị trí các kinh mạch có thể giúp hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Mẹ cũng có thể đắp khăn vào các vị trí như nách, háng để có thể, bắp đùi vì đây là các vị trí nhiều nếp gấp.
Mẹ có thể áp dụng phương pháp này liên tục trong khoảng 40 phút cho tới khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống dưới 37 độ như bình thường. Cứ cách 2-3 phút mẹ nên thay khăn một lần và 15 phút nên kiểm tra lại thân nhiệt của bé để đảm bảo khả năng hạ sốt hiệu quả.
Phụ huynh nhớ lưu ý nên ưu tiên dùng các loại nước ấm hơn thân nhiệt của bé một chút, trong khoảng 40- 50 độ là phù hợp. Không nên dùng nước quá nóng hay nước quá lạnh đều không phù hợp với cơ địa trẻ lúc này.
Cho trẻ mặc đồ rộng rãi thoáng mát
Trẻ bị sốt cao làm tăng thân nhiệt khiến cả người toát mồ hôi ướt đẫm, phụ huynh cần nhanh chóng lau người và thay đồ mới cho trẻ. Nên ưu tiên cho bé mặc các bộ đồ thoáng mát rộng rãi, thấm hút tốt để nhiệt độ được tỏa ra hết và có thể hạ sốt nhanh chóng hơn.
Bố mẹ nên cho bé mặc đồ dài tay, đắp chăn mỏng và luôn theo dõi thân nhiệt của bé. Trong trường hợp bé đổ mồ hôi nhiều liên tục nên thay đồ nhanh chóng để tránh mồ hôi ngấm ngược vào cơ thể và làm cơn sốt tăng cao hơn.
Phụ huynh cũng chú ý cho bé ở trong phòng thoáng mát, có ánh sáng và không khí tự nhiên, tránh ở trong phòng kín gió hay sử dụng quạt, điều hòa thổi thẳng vào người. Hạn chế cho bé nghỉ quá gần cửa sổ có thể bị trúng gió độc làm cơn sốt tăng cao hơn.
Tắm cho bé với nước ấm
Trước đây dân gian thường kiêng tắm cho trẻ bị sốt vì sợ bé gặp nước có thể dẫn tới tình trạng sốt cao hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc tắm đúng cách có thể giúp bé hạ sốt nhanh chóng, an toàn đồng thời cũng giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Do khi tắm với nước ấm, nhiệt độ ấm này sẽ thúc đẩy sự lưu thông máu bên trong cơ thể giúp các cơ và hệ thống xương khớp vô cùng dễ chịu. Theo đó phụ huynh nên dùng nước có nhiệt độ thấp hơn cơ thể bé khoảng 3 độ là phù hợp nhất.
Bên cạnh việc chỉ tắm bằng nước ấm thông thường, bố mẹ có thể kết hợp thêm một số loại thảo dược như gừng hay các tinh dầu để tăng tính kháng khuẩn và hiệu quả hơn trong hạ sốt. Mẹ có thể pha vài giọt tinh dầu tràm hay tinh dầu bạc hà sẽ rất tốt cho bé.
Mẹ cũng có thể nấu nước tắm với gừng hay sả cho bé tắm vừa giúp làm sạch, hạ sốt lại còn giúp giữ ấm cho cơ thể. Chú ý nên cho bé tắm trong phòng kín, tắm nhanh, sau khi tắm nhanh chóng làm khô cơ thể và mặc đồ dài cho bé để tránh nhiễm gió độc khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bổ sung vitamin C
Vitamin c không chỉ rất tốt cho sức khỏe mà còn đem đến tác dụng hạ sốt vô cùng nhanh chóng. Các nghiên cứu cho thấy Vitamin C có thể làm bền thành mạch đồng thời ngăn ngừa và giảm tình trạng xuất huyết dưới da rất tốt. Do đó mẹ nên tăng cường bổ sung cho bé các loại nước, thực phẩm hay một số sản phẩm nhiều vitamin C để hạ sốt hiệu quả.
Mặt khác vitamin c cũng làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp trẻ có thể chống chọi với một số tác nhân gây bệnh. Trong khi đó cơ thể không thể tự sản xuất vitamin C nên mỗi người cần tự bổ sung chất này nhiều hơn. Đây không chỉ là Cách chăm sóc trẻ bị sốt mà phụ huynh còn nên chú ý trong cuộc sống thường ngày để giúp bé khỏe mạnh hơn.
Một số thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chuối, táo, đu đủ, súp lơ, cải xanh.. Phụ huynh cũng có thể cho bé uống thêm các loại nước ép tự nhiên từ thực phẩm này để đồng thời bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, sử dụng các viên sủi chứa vitamin C cũng giúp bổ sung chất này rất tốt.
Dùng một số loại tinh dầu
Một cách hạ sốt tự nhiên nhưng ít người biết đến chính là dùng các loại tinh dầu tự nhiên. Tinh dầu có tính kháng khuẩn chống viêm cực kỳ cao, có mùi thơm dịu nhẹ khi xoa bóp trên da có thể giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Cách chất có trong tinh dầu có thể hạ nhiệt độ tạm thời, tăng cường lưu thông máu cũng giúp bé cảm thấy thư giãn hơn rất nhiều.
Một số loại tinh dầu phụ huynh có thể dùng cho trẻ như
- Tinh dầu tràm: có thể làm ấm cơ thể và loại bỏ một số loại virus gây bệnh còn bám trên quần áo hoặc bên trong phòng.
- Tinh dầu từ gừng và vỏ quế: đều có chứa rubefacients làm ấm hệ tuần hoàn, tăng tiết mồ hôi để loại bỏ các yếu tố gây bệnh bên trong cơ thể.
- Tinh dầu oải hương: nên dùng trên lòng bàn chân hay cột sống cho trẻ để hạ sốt và giúp bé dễ chịu hơn.
Tinh dầu bạc hà cũng giúp hạ sốt khá tốt do khả năng kích thích mồ hôi, tuy nhiên nó có thể gây dị ứng hay gặp một số vấn đề về hô hấp với trẻ nhỏ.
Một số lưu ý trong Cách chăm sóc trẻ bị sốt
Bên cạnh những bài thuốc trên đây, còn có rất nhiều bài thuốc dân gian để hạ sốt cho bé như đắp chanh, uống nước lá bạc hà… tuy nhiên phụ huynh không nên sử dụng. Do cơ thể bé chưa thực sự ổn định, da cũng còn rất mỏng nên những phương pháp dân gian này rất dễ khiến cho trẻ bị dị ứng hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn.
Song song với việc hạ sốt, phụ huynh còn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cải thiện bệnh hiệu quả. Trẻ bị sốt nên ưu tiên ăn các đồ mềm như cháo, súp hay các loại canh rau củ. Nên hạn chế nêm nếm nhiều hoặc không nêm quá mặn vì trẻ có thể bị mất nước nghiêm trọng hơn.
Mẹ cũng cần ưu tiên cho bé ăn các món thanh đạm, dễ tiêu hóa, tránh xa các món nhiều đường, nhiều chất béo hay món món ăn quá cứng, thức ăn nhanh. Các loại bánh ngọt, bánh quy, đồ uống có ga cũng là những thứ cực kỳ nên hạn chế.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về cách chăm sóc trẻ bị sốt đã đem đến cho quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích. Trong trường hợp bé bị sốt cao 2 ngày liền đã dùng rất nhiều cách nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, phụ huynh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!