Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến người thân nên biết

Để phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát trở lại cần kết hợp với chế độ ăn sóc tại nhà và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn, trong đó cũng cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân. Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến thế nào, người thân cần làm gì, tham khảo ngay các thông tin dưới đây.

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến người thân nên biết

Vảy nến là một bệnh da liễu có yếu tố mãn tính và có xu hướng tái phát theo chu kỳ nếu người bệnh không có hướng kiểm soát đúng cách. May mắn là dù vảy nến khiến da bong tróc nhiều nhưng lại không có yếu tố lây nhiễm vì vậy hoàn toàn có thể sống với những người thân trong gia đình như bình thường mà không cần phải cách ly.

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến
Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân

Qúa trình điều trị bệnh vảy nến là một thời gian dài vì bệnh không thể loại bỏ dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát được các triệu chứng để làm chậm quá trình tái phát. Do đó trong quá trình chung sống, sự giúp đỡ của người thân xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trở lại. Vậy Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến như thế nào, người thân nên làm gì đễ giúp đỡ?

Động viên tinh thần cho người bệnh

Dù bệnh vảy nến không gây ảnh hưởng nhiều về sức khỏe nhưng khiến người bệnh luôn trong trạng thái tự ti, nhạy cảm đặc biệt khi nhắc đến các vấn đề da hay ngoại hình. Tâm lý căng thẳng buồn bã có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng đồng thời tăng nguy cơ bùng phát bệnh trở lại. Vì vậy việc người bên cạnh động viên an ủi tinh thần cho người bệnh là vô cùng cần thiết.

Tuyệt đối không nên có tâm lý sợ lây nhiễm hay “kỳ thị” người bị bệnh vảy nến. Không ít người do thiếu hiểu biết và có tâm lý này khiến người bệnh ngày càng trở nên tự ti không dám gặp mặt giao tiếp với ai. Hãy đối xử bình thường với người bệnh bởi đây không phải bệnh truyền nhiễm nào, kể cả khi tiếp xúc trực tiếp hay mặc đồ của người bệnh.

Vảy nến có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả trẻ em hay người lớn và đối tượng nào cũng dẽ bị sa sút tinh thần bởi những vấn đề này. Hãy hướng người bệnh đến những điều tích cực vui vẻ, cùng tham gia những hoạt động thể chất để hướng sự quan tâm đến những vấn đề khác như học tập, thể thao hay các bộ môn nghệ thuật. Khi tinh thần phấn chấn vui vẻ cũng giúp ích rất nhiều cho việc giảm các triệu chứng bệnh tái phát.

Tuy nhiên nếu người bệnh quá suy sụp tinh thần, nhốt mình trong phòng không giao tiếp với ai có thể gây ra nhiều vấn đề về tâm lý, thậm chí là trầm cảm. Trong tình trạng này có thể cân nhắc người bệnh đến gặp nác sĩ tâm lý để trị liệu nhằm phòng tránh tối đa những ảnh hưởng khác.

Chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh

Khi cùng chung sống trong một gia đình thì chế độ ăn uống là vấn đề có liên quan đến tất cả mọi người. Vì vậy nếu có người mắc bệnh vảy nến mọi người nên chùng nhau chia sẻ về các vấn đề ăn uống có ích cho người bệnh vảy nến. Thực tế sử điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe của tất cả mọi người trong gia đình.

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến
Chế độ ăn lành mạnh vừa tốt cho người bệnh vảy nến vừa tốt cho người bệnh vảy nến nhưng cũng rất tốt cho những người xung quanh

Tình trạng suy nhược cơ thể hay ăn uống sai cách rất dễ khiến bệnh trầm trọng hơn hoặc nhanh chóng tái phát trở lại. Theo đó chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh vảy nến mà người thân nên chú ý như

  • Uống nhiều nước, bổ sung đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, kèm theo cả những loại nước trái cây và nước ép rau củ
  • Thêm nhiều rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như cá, súp lơ, rau chân vịt, một số ngũ cốc để kìm hãm sự phát triển của vảy nến
  • Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả óc chó, dưa chuột, cà chua, cam, quýt giúp tăng cường khả năng chống viêm, đào thải độc tốc ra khỏi cơ thể đồng thời ức chế được rất nhiều tác nhân gây bệnh
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, đậu nành, súp lơ .. giúp tăng cường sản sinh các collagen cần thiết trong quá trình làm lành các tổn thương trên da
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích. Đây là các tác nhân hàng đầu dễ làm kích thích vảy nến bùng phát trở lại. Nếu trong gia đình có người hút thuốc nên bỏ thuốc hoặc tránh hút thuốc tại nơi có người mắc bệnh bởi hút khó thuốc lá cũng gây ra các vấn đề sức khỏe trầm trọng không kém.
  • Bạn cũng nên điều chỉnh lại các nấu nướng cho những người bị vảy nến. Hạn chế sự dụng quá nhiều dàu mỡ, các gia vị cay nóng, quá mặn hay quá ngọt đều không phù hợp với những người mắc bệnh này.
  • Các loại thịt đỏ hay trứng đôi khi cũng có thể bùng phát bệnh vảy nến trở lại nếu cơ địa người bệnh dị ứng với các thực phẩm này. Vì thế nếu được hãy hạn chế những món ăn này trong thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh.

Như đã nói, nhìn chung thực đơn dinh dưỡng này cũng hoàn toàn tốt cho những người bình thường và có thể hạn chế được hàng loạt những bệnh lý khác. Vì vậy việc điều chỉnh lại chế độ ăn sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng xấu đến những người thân trong gia đình. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến mà người thân cần cực kỳ chú ý.

Cùng giữ gìn vệ sinh nơi ở

Tình trạng tróc vảy ở người bệnh vảy nến là một trong những vấn đề dễ làm ảnh hưởng tới người thân nhất. Tuy không gây lây nhiễm nhưng lại làm không gian nơi ở kém sạch sẽ đồng thời, nếu tiếp xúc trên da nhiều lại khiến bệnh tái phát ngược trở lại dù vừa điều trị dứt một đợt bệnh.

Vì vậy cần cực kỳ chú ý các vấn đề giữ gìn vệ sinh chung. Với các bé nhỏ có thể chưa ý thức được các vấn đề này thì mẹ nên hướng dẫn cho bé các dọn dọn nhà cửa, đồ dùng cá nhân riêng. Chăn, ga, gối, nệm là những vật dụng thường tiếp xúc với da nhất nên cần giặt giũ làm sạch thường xuyên hơn.

Với quần áo cũng nên giặt giũ thường xuyên, nên giặt bằng tay để đảm bảo loại bỏ được hết các mảng da chết bám dính bên ngoài. Người bệnh cũng nên thay đổi một số loại xà bông giặt đồ hay nước xả vải có ít hóa chất, đảm bảo giặt sạch xà bông để tránh tối đa những kích ứng gây ngứa ngáy trên da. Do đó nên lựa chọn giặt tay để đảm bảo các yếu tố này hơn.

Một vấn đề cần chú ý khác là người bệnh và mọi người trong gia đình có thể sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo không khí phòng ngủ trong lành hơn. Bên cạnh đó nếu dùng điều hòa trong phòng ngủ thì không nên để nhiệt độ quá thấp có thể làm da bị hanh khô và khiến bệnh dễ tái phát hơn hơn.

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến về chăm sóc da

Nếu người bệnh vảy nến là con cái bạn thì bạn cần phải hỗ trợ bé trong các vấn đề chăm sóc da. Hầu hết trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi hay kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giúp giảm tình trạng bong tróc da. Tuy nhiên những sản phẩm này thường không được dùng lâu dài do có chứa một số hoạt chất mạnh có thể làm bào mòn da nếu dùng lâu dài.

Phụ huynh nên sử dụng những sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên hoặc có chứa các thành phần Panthenol, Vitamin E,…nếu muốn sử dụng lâu dài để kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Khi tắm rửa hay hay gội đầu bạn cũng nên xem xét kỹ các sản phẩm này.  Bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại dầu gội hay sữa tắm đặc trị riêng trước đó nhưng có thể cũng không dùng được trong thời gian dài. Hãy tránh những sản phẩm có chất tẩy mạnh mà nên ưu tiên những sản phẩm dịu nhẹ hơn. Tham khảo thêm bác sĩ những sản phẩm phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Cần chú ý rằng việc tắm bằng nước nóng có thể giúp thư giãn cơ thể, giảm ngứa nhưng lại có thể làm khô da khiến da dễ ngứa ngáy sau đó hơn. Do đó trong công tác chuẩn bị nước tắm cho người bị vảy nến hãy nên dùng nước lạnh hoặc nước ấm. Với trẻ nhỏ bạn có thể cho thêm vài giọt dầu dừa để tăng tính sát khuẩn và phục hồi những tổn thương trên da con nhanh chóng hơn.

Tắm nắng thường xuyên

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến đơn giản mà người thân có thể cùng thực hiện chính là tắm nắng. Ánh nắng sáng rất tốt cho quá trình phục hồi và kiểm soát các triệu chứng ở bệnh vảy nến. Hãy rủ người bệnh cùng tắm nắng sớm mỗi ngày. Đặc biệt với trẻ nhỏ việc tắm nắng còn rất có ích trong hấp thụ các vitamin D3 giúp phát triển hệ thống xương khớp và trí não tốt hơn.

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến
Hãy tranh thủ thời gian buổi sáng để tắm nắng và chạy bộ cùng người bệnh

Chú ý bạn chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian 7-9h, linh hoạt thay đổi theo từng mùa. Ví dụ mùa hè nắng sớm hơn có thể bắt đầu tắm nắng từ 6h- 9h trong khi mùa đông nắng muộn hơn nên có thể tắm nắng từ 7- 10h. Tuy nhiên chỉ nên tắm nắng trong 10- 15 phút, ngoài thời điểm này nên sử dụng kem chống nắng, mặc áo dài tay hay đeo khẩu trang để phòng tránh sự tác động từ những tia cực tím có hại.

Hãy tranh thủ thời gian nắng sớm này để cùng người bệnh chạy bộ hay tập thể dục thể thao chẳng hạn. Tập thể dục cũng là biện pháp rất tốt để tăng cường hệ miễn dịch, kích hoạt tâm trạng vui vẻ nhờ đó giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị và phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với hóa chất

Bạn cũng cần hạn chế cho người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như xà bông, thuốc nhuộm tóc hay các chất tẩy rửa.. vì rất dễ gây kích ứng cho da. Nhất là với những người bị vảy nến da đầu cần tránh việc nhuộm tóc hay làm tóc quá nhiều vì có thể làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

Trong các công việc nhà như rửa bát hay vệ sinh ra cửa, bạn nên chuẩn bị sẵn bao tay cao su cho người bệnh dùng riêng để tránh làm bệnh bùng phát. Nếu liên quan đến các yếu tố công việc, hãy đảm bảo có đầy đủ các đồ bảo hộ như quần áo, giày, ủng, bao tay, mũ.. Hoặc nếu được hãy khuyên người bệnh xem xét đến vấn đề thay đổi công việc để hạn chế nguy cơ bệnh diễn biến nặng.

Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài

Các yếu tố bụi bẩn, dị nguyên, hóa chất có sẵn bên ngoài môi trường cũng có thể làm kích ứng các tác nhân khiến vảy nến dễ dàng quay trở lại. Vì vậy hãy luôn nhắc nhở người bệnh cần bảo vệ cơ thể trước khi ra ngoài. Với trẻ nhỏ bạn nên chuẩn bị cho bé quần áo dài, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các dị nguyên này.

Coi trọng giấc ngủ

Khi bị vảy nến, tình trạng ngứa ngáy thường khiến người bệnh khó chịu, ngủ không ngon, lâu ngày gây rối loạn giấc ngủ. Chính điều này khiến tâm trạng ngừa bệnh càng khó chịu mệt mỏi và suy nhược cơ thể trầm trọng hơn. Và tất nhiên điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị và cải thiện bệnh rất nhiều.

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến
Sử dụng các loại trà thảo dược có thể kiểm soát các cơn ngứa và ổn định tinh thần hơn nên bạn có thể làm trà để người bệnh dùng trước khi ngủ

Bạn có thể chuẩn bị cho người bệnh một tách trà nóng như trà tim sen, trà hoa cúc hay trà gừng để uống trước khi đi ngủ. Những loại trà này để có tác dụng an thần, kiểm soát các kích ứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu. Các nghiên cứu cũng cho thấy có chất lượng giấc ngủ tốt cũng giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và kiểm soát vảy nến.

Nhắc nhở tái khám đúng hẹn

Nếu người bệnh là vợ/ chồng thì bạn nên đi khám bệnh và tái khám theo đúng chỉ định từ bác sĩ để xem xét khả năng di truyền, qua đó có hướng phòng tránh phù hợp nhất. Dù khả năng di truyền của bệnh không áp dụng cho mọi trường hợp nhưng người bệnh vẫn nên đi kiểm tra để nhanh chóng giải quyết, hạn chế tối đa nguy cơ di truyền sang con.

Vai trò của những người thân trong gia đình trong quá trình điều trị vảy nến là rất quan trọng. Bạn không chỉ là người hỗ trợ đắc lực mà còn là chỗ dựa tinh thần để người bệnh không bị áp lực căng thẳng về mặt tinh thần. Hy vọng những chia sẻ về Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến mà người thân cần biết trên đây đã đêm đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh vảy nến có lây không là câu hỏi không chỉ người mắc bệnh mà tất cả mọi người đều có chung thắc mắc này. Đây là một căn bệnh...

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, chăm sóc và điều trị

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, chăm sóc và điều trị

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn. Tổn thương da do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn...

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa tróc vẩy có thể là biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, chàm, vảy nến,...

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà có thực sự hiệu quả

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng vì vừa an toàn, không tác dụng phụ lại cho kết...

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Bệnh vảy nến có di truyền không? Giải đáp

Bệnh vảy nến có di truyền không là băn khoăn của rất nhiều người đã và đang mắc bệnh này khi có ý định lập gia đình hay sinh con...

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan. Với đặc tính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn