Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Dạ Dày Đỗ Minh chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày HP có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Vùng dưới rốn, bên phải, bên trái,…là các vị trí đau bụng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng như do ăn không tiêu, đầy hơi, ăn phải thức ăn dị ứng,…Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất
Đau bụng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Dưới đây là các vị trí đau bụng phổ biến cùng với cách đoán bệnh, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Đau bụng dưới

Vùng bụng dưới rốn là vị trí của nhiều cơ quan như đại tràng, trực tràng, ruột thừa,…hay phần phụ của phụ nữ (tử cung, buồng trứng,…). Khi bạn cảm thấy đau bụng ở khu vực này, rất có thể bạn đang mắc một trong những chứng bệnh sau:

  • Nóng trong người, táo bón nặng:

Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng dưới âm ỉ ở cả nam và nữ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau quặn bụng dưới bên phải, đôi khi là bên trái. Kèm theo tình trạng này là hiện tượng chướng bụng, đầy hơi nhưng khó đi đại tiện.

  • Viêm ruột thừa:

Viêm ruột thừa hình thành những cơn đau bụng dưới dữ dội nằm về phía bên trái. Đây là vị trí mà các túi thừa phát triển gây đau kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, táo bón,…Nếu rơi vào trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay, nếu để đau kéo dài dễ dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí là tử vong. 

Ngoài ra, hiện tượng đau bụng dưới nhưng nằm về phía bên phải cũng có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân có ruột thừa bên phải tương đối hiếm gặp.

  • Viêm ruột Crohn:

Bệnh nhân bị đau từng cơn ở vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng chán ăn, tiêu chảy, đôi khi đi ngoài ra máu, sụt cân đột ngột.

  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu:

Bụng dưới đau âm ỉ thường xuyên, đau quặn đột ngột kèm theo dấu hiệu tiểu buốt, tiểu ra máu, ra sỏi,…có thể là do bệnh lý liên quan đến thận gây ra.

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất
Sỏi thận gây đau bụng dưới âm ỉ
  • Đau bụng dưới ở nữ giới:

Tình trạng đau bụng dưới ở nữ giới liên quan đến các cơ quan sinh sản. Nguyên nhân gây nên chứng đau bụng dưới có thể là dấu hiệu cho thấy nữ giới sắp bước vào chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo một số triệu chứng cơ bản như đau thắt vùng lưng, cơ thể uể oải,…

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng không phải nguyên nhân trên, rất có thể chị em đang mắc một số bệnh lý liên quan như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng,…

Nếu thấy bụng dưới bị đau âm ỉ kèm theo vùng kín ra khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy,…chị em nên nhanh chóng đi khám phụ khoa để kịp thời phát hiện những bất ổn và điều trị sớm.

2. Đau bụng trên rốn dưới ức

Đau bụng trên rốn dưới ức là trường hợp phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Loại trừ các nguyên do ứ khí trong hệ thống tiêu hóa, ăn không tiêu thì triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

  • Viêm loét dạ dày:

Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh có những cơn đau quặn ở vùng trên rốn dưới ức. Bệnh khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị sưng và đau. Người bệnh nếu thấy những cơn đau kéo dài, không dứt thì nên nhanh chóng đến bệnh viện được được hướng dẫn điều trị.

  • Viêm ruột thừa:

Viêm ruột thừa hình thành do phần ruột thừa bị nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị, tình trạng này nghiêm trọng hơn khiến ruột thừa bị vỡ, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Nhiều người vẫn lầm tưởng viêm ruột thừa chỉ gây ra những cơn đau ở vùng hố chậu, tuy nhiên tình trạng đau bụng trên rốn dưới ức là dấu hiệu khởi phát của căn bệnh này. Khi nhiễm trùng nặng hơn, các cơn đau vùng thượng vị sẽ di chuyển xuống phía dưới bên phải bụng. 

  • Sỏi mật:

Túi mật có nhiệm vụ sản sinh ra các tế bào gan, đồng thời đưa mật đến tá tràng và ruột non để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Sỏi mật hình thành với dạng nhầy như bùn hoặc đôi khi cứng như đá bên trong túi mật.

Sỏi mật làm tắc nghẽn túi mật gây nên hiện tượng đau bụng trên rốn dưới ức bên phải. Người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như nôn, mệt mỏi, kiệt sức,…

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất
Sỏi mật gây đau bụng trên rốn dưới ức

Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể biến chứng ảnh hưởng đến gan và tuyến tụy. Khi đó, người bệnh sẽ thấy da vàng, mắt vàng. Trường hợp, nhiễm trùng tuyến tụy cần được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng.

  • Thủng dạ dày:

Nếu rơi vào trường hợp này, người bệnh sẽ thấy đau bụng vùng trên rốn dưới ức dữ dội, giống như có dao đâm vào bụng, vùng bụng cứng như gỗ kèm theo nôn ói. Đây là tình trạng nguy hiểm của chứng viêm dạ dày nếu không được được điều trị.

  • Ung thư dạ dày:

Ung thư dạ dày cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng trên rốn dưới ức. Đây là căn bệnh ác tính cần được phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu. Do bệnh có thể phát triển nhanh chóng, đến nay chưa có cách điều trị đặc hiệu.

3. Đau bụng ngang rốn

Một số căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa gây nên những cơn đau ở vùng bụng ngang rốn:

  • Ngộ độc, tiêu chảy cấp: Người bị ngộ độc sẽ thấy bị đau bụng đột ngột, đau quằn quại đi kèm tiêu chảy, mót rặn,…Đây là nguyên do khiến vùng ngang rốn bị đau.
  • Viêm đại tràng: Viêm đại tràng thường bị nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích. Cả hai đều gây ra tình trạng rối loạn đại tràng gây nên triệu chứng đau bụng ở khu vực này.
  • Ruột kích thích: Đây là hội chứng ảnh hưởng đến một số dây thần kinh gây nên chứng đau bụng quanh rốn kéo dài, bụng có hiện tượng chướng, khó tiêu, đại tiện bất thường,…

4. Đau bụng bên phải

Khi bị đau bụng khu vực bên phải, người bệnh có thể kèm theo một số biểu hiện khác như sốt, nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan, bạn đọc không nên chủ quan:

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất
Đau bụng bên phải liên quan đến nhiều bệnh lý

Đau bụng bên phải phía trên:

Đây là vị trí của các cơ quan quan trọng, người bệnh nên tiến hành thăm khám y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Một số căn bệnh gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

  • Bệnh gan: Đau bụng bên phải do bệnh gan có thể biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ ở ổ bụng phải.
  • Đau ruột già: Ngoài đau bụng bên phải phía trên, người bệnh còn bị tiêu chảy hoặc táo bón. 
  • Đau thận phải: Trước hết, người bệnh sẽ thấy đau lưng, sau đó cơn đau sẽ lan sang vùng bụng bên phải. Đây là dấu hiệu báo bệnh thận. Người bệnh nên nhanh chóng kiểm tra sức khỏe để chữa trị kịp thời.

Đau bụng bên phải phía dưới:

Một số bệnh lý liên quan đến hiện tượng đau bụng bên phải phía dưới:

  • Viêm ruột thừa: Bên cạnh triệu chứng đau bụng quanh rốn, người bệnh viêm ruột thừa còn thấy đau bụng dưới bên phải dữ dội. Đôi khi cơn đau tăng dần lên kèm theo sốt, thân nhiệt tăng đột ngột. Người bệnh cần được cấp cứu ngay.
  • Viêm đại tràng, viêm bàng quang: Các căn bệnh này cũng là tác nhân gây nên các cơn đau vùng bụng bên phải phía dưới. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. 

Đau bụng bên phải ở nữ giới:

Vùng bụng bên phải của nữ giới là nơi chứa nhiều bộ phận của cơ quan sinh sản. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do chị em phụ nữ sắp bước vào chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo sớm. 

Ngoài ra, nếu cơn đau không phải do tử cung co bóp chuẩn bị xuất huyết, hành kinh thì rất có thể đây là báo hiệu của một số bệnh lý liên quan:

  • Viêm ống dẫn trứng: Nữ giới sẽ thấy đau bụng dưới bên phải dữ dội, đặc biệt là trong lúc quan hệ tình dục.
  • U nang buồng trứng: Bệnh gây nên những cơn đau bụng dưới kèm theo rối loạn kinh nguyệt. 
  • Lạc nội mạc tử cung: Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến người bệnh đau quặn vùng bụng bên phải phía dưới. Nguyên nhân là do có sự di chuyển của các tế bào trong tử cung đi lạc ra bên ngoài, tạm bám vào niêm mạc ngoài tử cung. Nữ giới vẫn thấy có kinh nguyệt nhưng máu kinh ra nhiều và đau bụng dữ dội.
  • U xơ tử cung: Vùng bụng dưới bên phải bị đau tức âm ỉ, rối loạn kinh nguyệt,…là một trong những triệu chứng thường gặp của căn bệnh u xơ tử cung ở nữ giới. Thông thường các khối u xơ đều lành tính, tuy nhiên nếu không kịp thời xử lý chúng có thể chuyển thành ác tính nguy hiểm.

Tình trạng đau bụng bên phải ở nữ giới còn là báo hiệu của bệnh ung thư buồng trứng, viêm vùng chậu, hay nguy hiểm hơn là mang thai ngoài tử cung,…Người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Đau bụng bên trái

Khu vực bên trái bụng sẽ chứa các bộ phận như lá lách, thận, một phần dạ dày, ruột già, thận trái, buồng trứng ở nữ giới,…Khi bạn thấy đau bụng bên trái âm ỉ kéo dài, quặn thắt có thể do một số tổn thương tại các cơ quan này gây ra.

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất
Đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, phình động mạch chủ, viêm ruột thừa,…
  • Rối loạn tiêu hóa:

Đây có thể là nguyên nhân khiến cho người bệnh thấy đau tức vùng bụng bên trái. Một số triệu chứng đi kèm như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi phân thấy lúc lỏng, lúc rắn,…Nếu người bệnh không điều chỉnh lại chế độ ăn uống và có biện pháp khắc phục sớm, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm bàng quang, tiết niệu:

Đau bụng bên trái phía dưới, muốn đi tiểu thường xuyên, vùng chậu có cảm giác đau thì rất có thể bạn đang mắc chứng viêm bàng quang. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do một số vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo.

Ngoài ra, nếu người bệnh đau và đi tiểu buốt, thấy nóng rát thì còn một nguyên do khác là viêm đường tiết niệu.

  • Phình động mạch chủ:

Người bị phình động mạch chủ thường có các triệu chứng như đau bụng bên trái, khó thở, lạnh, da tái,…Một số trường hợp nặng, bệnh có thể khiến suy tim cần được cấp cứu ngay, tránh vỡ động mạch.

  • Tắc ruột:

Ruột bên trái bị tắc bất kỳ một đoạn nào cũng khiến người bệnh đau bụng dữ dội, kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, ruột phát ra những âm thanh lớn từng cơn,…

Ngoài ra, đau bụng bên trái còn là triệu chứng của một số bệnh lý khác như như: Viêm dạ dày, sỏi mật, viêm ruột thừa, đại tràng, ruột kích thích. Nếu loại trừ nguyên nhân gây đau do thức ăn, vận động, người bệnh nên đến kiểm tra y tế để kịp thời khắc phục những bất ổn.

Các mẹo khắc phục đau bụng nhanh chóng

Người bệnh khi thấy cơ thể có dấu hiệu đau bụng ở các vị trí kể trên, nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khắc phục tạm thời các cơn đau bằng một số mẹo đơn giản dưới đây:

  • Chườm nóng

Bạn có thể sử dụng một chai thủy tinh, đổ nước nóng vào và quấn một cái khăn mỏng bên ngoài, chườm lên bụng. Nhờ vào nhiệt độ ấm nóng, cơn đau được xoa dịu bớt. Tuy nhiên, tránh chườm nước quá nóng có thể gây bỏng da. Sử dụng túi chườm chuyên dụng sẽ tiện lợi hơn. 

  • Uống trà gừng

Củ gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, dịu cơn đau bụng hiệu quả. Đồng thời, nguyên liệu này còn có tác dụng chống viêm, trung hòa lượng axit có trong dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn có thể sử dụng một củ gừng tươi, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng. Hãm với nước sôi như hãm trà, uống cùng với mật ong để chữa đau bụng.

Các mẹo khắc phục đau bụng nhanh chóng
Uống trà gừng giảm đau bụng
  • Uống trà vỏ quýt

Ngoài gừng, người bệnh cũng có thể sử dụng vỏ quýt để thay thế. Tinh dầu có trong vỏ quýt có thể giảm nhẹ cơn đau, mùi hương giúp cơ thể thư giãn.

Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít vỏ quýt tươi hoặc khô, một chút gừng, gạo sắc chung với nước để uống. Bằng cách này, tình trạng đau bụng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý:

  • Các biện pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp đau bụng do ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
  • Đối với trường hợp nặng, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.
  • Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược khi chưa xác định được nguyên nhân gây đau bụng. Sử dụng sai thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, khiến bệnh lý có điều kiện biến chứng trầm trọng.

Trên đây là các vị trí đau bụng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đau bụng âm ỉ kéo dài không khỏi, bạn nên kiểm tra sức khỏe sớm, không nên ủ bệnh có thể dẫn đến trường hợp xấu hoặc gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Cùng chuyên mục

Trẻ bị dạ dày chữa bằng bột nghệ mật ong có được không?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Và những dấu hiệu thông thường sẽ khó nhận biết hơn so với người...

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? Chuyên gia giải đáp

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? đây cũng là câu hỏi của hầu hết người bệnh để có thể thiết lập cho bản thân thực đơn phù...

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T) thường được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng của các bệnh lý liên...

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi lẽ, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh...

Đau dạ dày có nên uống cafe không?

Đau dạ dày có nên uống cafe? Lời khuyên từ bác sĩ

“Đau dạ dày có nên uống cafe không?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh đau dạ dày, đặc biệt là những tín đồ trung thành của thức uống...

Dạ dày Vitos có tác dụng gì?

Dạ dày Vitos có tác dụng gì? Tốt không? Có nên dùng

Dạ dày Vitos là một trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến dạ dày được nhiều người tin dùng hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn