Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Viêm quanh khớp vai: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nhận định từ chuyên gia

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được áp dụng nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ tổn thương, giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây bệnh. Bởi viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý quan đến xương khớp khởi phát bởi nhiều yếu tố cộng hưởng. Từ các tiêu chuẩn chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất
Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được áp dụng nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ tổn thương, giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây bệnh

Các chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp

Các chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp được tiến hành trước khi tiến hành những kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nhận biết quá tình trạng sưng đỏ, đau nhức,… hoặc cách kiểm tra chức năng như cứng khớp, đau khớp,…

Tuy nhiên, quy trình chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn bởi các triệu chứng viêm khớp dạng thấp tương tự với những bệnh lý liên quan đến xương khớp khác nên rất dễ gây nhầm lẫn trong điều trị.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh lý, số liệu, giai đoạn bệnh,… Hỗ trợ quá trình chẩn đoán đạt được kết quả chính xác nhất, từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh.

Hiện nay, y học đang ứng dụng thành công 2 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý, thời gian khởi phát để cân nhắc sử dụng tiêu chuẩn phù hợp nhất.

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987

Tiêu chuẩn chẩn đoán này được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện, cơ sở y tế tại những quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam. Chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 được chỉ định với những trường hợp viêm khớp dạng thấp kèm theo các biểu hiện cứng khớp, sưng viêm, mức độ tổn thương nặng và khởi phát trên 6 tuần.

Cứng khớp

Hiện tượng các khớp bị co cứng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng mới ngủ dậy hoặc đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế. Tình trạng cứng khớp thường thuyên giảm sau 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.

Theo các chuyên gia đầu ngành, khoảng thời gian cứng khớp vào mỗi buổi sáng là một trong những tiêu chí giúp bác sĩ đánh giá được mức độ viêm và tổn thương ở các khớp do bệnh lý gây ra.

Viêm ít nhất 3 nhóm khớp

Trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, thông thường sẽ xuất hiện tình trạng sưng phần mềm ở các khớp. Hoặc người bệnh có thể bị tràn dịch khớp ít nhất 3 nhóm khớp trong những nhóm khớp sau:

  • Khớp ngón gần bàn tay
  • Khớp bàn ngón tay
  • Khớp gối
  • Khớp cổ tay
  • Khớp cổ chân
  • Khớp khuỷu
  • Khớp bàn ngón chân

Viêm khớp ở bàn tay

Biểu hiện sưng khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra xuất hiện ít nhất trong những khớp sau:

  • Khớp cổ tay
  • Khớp ngón gần
  • Khớp bàn ngón tay
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987
Chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 được chỉ định với những trường hợp viêm khớp dạng thấp kèm theo các biểu hiện cứng khớp, sưng viêm, mức độ tổn thương nặng và khởi phát trên 6 tuần

Phản ứng viêm xuất hiện đối xứng ở các khớp

Các phản ứng viêm xuất hiện đối xứng ở khớp là một trong những biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh lý. Hầu hết các trường hợp xuất hiện phản ứng viêm kèm theo một số dấu hiệu khác ở cổ tay trái thì cũng xảy ra tại cổ tay phải.

Nổi hạt dưới da

Đa số các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, lòng bàn chân và lòng bàn chân thường có hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ.

Dương tính yếu tố dạng thấp

Người bệnh viêm khớp dạng thấp sau khi được yêu cầu làm xét nghiệm huyết thanh sẽ có kết quả dương tính yếu tố dạng thấp.

Dấu hiệu Xquang điển hình

Người bị viêm khớp dạng thấp có thể được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu chụp xquang ở bàn tay, cổ tay, những khớp bị tổn thương có hình bào mòn, hình hốc, khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng ở đầu xương,…

Để quy trình chẩn đoán bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng, những tổn thương ở các ổ khớp, người bệnh cần được chú ý và quan sát những biểu hiện toàn thân như cơ thể mệt mỏi, sốt, xanh xao,…

Với những trường hợp trường có kết quả chẩn đoán lâm sàng đạt từ 4 tiêu chuẩn được liệt kê ở trên và khởi phát trên 6 tuần thì có khả năng bạn bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, do một số biểu hiện lâm sàng, tổn thương thực thể của viêm khớp dạng thấp gần giống với những bệnh lý liên quan đến xương khớp cho nên kết quả của chẩn đoán chỉ có tính chất tương đối, không thể xác định cụ thể mức độ tổn thương của bệnh lý.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp đạt được kết quả chính xác nhất, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp mới nhất 

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ & Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu 2010 là một trong những tiêu chuẩn mới nhất. Với tiêu chuẩn này cho phép áp dụng những trường hợp viêm ít khớp, mới khởi phát bệnh, các tổn thương ở khớp dưới 6 tuần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ & Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu 2010 bao gồm:

Dấu hiệu tại khớp

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp mới nhất 
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ & Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu 2010 là một trong những tiêu chuẩn mới nhất
  • Vị trí viêm tại 1 khớp lớn ⇒ 0 điểm
  • Vị trí viêm từ 2 – 10 khớp lớn ⇒ 1 điểm
  • Vị trí viêm từ 1 – 3 khớp nhỏ ⇒ 2 điểm
  • Vị trí viêm từ 4 – 10 khớp nhỏ ⇒ 3 điểm
  • Vị trí viêm trên 10 khớp và có tối thiểu 1 khớp nhỏ ⇒ 5 điểm

Xét nghiệm huyết thanh dương tính

  • Kết quả RF và Anti CCP âm tính ⇒ 0 điểm
  • Kết quả RF và Anti CCP dương tính thấp ⇒ 2 điểm
  • Kết quả RF và Anti CCP dương tính cao ⇒ 3 điểm

Với kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện tối thiểu 1 xét nghiệm.

Kết quả xét nghiện những yếu tố phản ứng pha cấp

  • Tốc độ lắng máu và CRP bình thường ⇒ 0 điểm
  • Tốc độ lắng máu và CRP tăng ⇒ 1 điểm

Người bệnh cần thực hiện ít nhất một loại xét nghiệm giúp hoàn thiện quy trình chẩn đoán.

Thời gian khởi phát triệu chứng

  • Khởi phát dưới 6 tuần ⇒ 0 điểm
  • Khởi phát trên 6 tuần ⇒ 1 điểm

Chẩn đoán xác định: Người bệnh đạt ≥ 6/10 điểm

  • Người bệnh dương tính thấp đạt ≤ 3 lần giới hạn cao của mức bình thường
  • Người bệnh dương tính cao đạt > 3 lần giới hạn cao của mức bình thường

Lưu ý:

  • Với tiêu chuẩn chẩn đoán này, bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi thường xuyên và đánh giá kết quả chẩn đoán nếu có sự thay đổi. Ngoài ra, những tiêu chuẩn đoán trên có thể giúp nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp sớm nhất hoặc các bệnh lý khác.

Một số chẩn đoán cận lâm sàng viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh việc áp dụng các tiêu chẩn đoán lâm sàng, những chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định cụ thể mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Những xét nghiệm cơ bản

Kết quả chẩn đoán của các xét nghiệm cơ bản làm nền tảng giúp bác sĩ chuyên môn có thể đề nghị người bệnh tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu khác.

Dưới đây là một số xét nghiệm cơ bản được bác sĩ chỉ định trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp:

  • Xét nghiệm độ lắng máu
  • Xét nghiệm tế bào ngoại vi
  • Xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm phổi
  • Đo điện tâm đồ
  • Xét nghiệm protein phản ứng C
Một số chẩn đoán cận lâm sàng viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh việc áp dụng các tiêu chẩn đoán lâm sàng, những chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định cụ thể mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh

Kỹ thuật chụp Xquang

Kỹ thuật chụp Xquang là một trong những bước chẩn đoán được áp dụng phổ biến với những bệnh lý liên quan đến xương khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Trong trường hợp nghi ngờ viêm khớp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện chụp Xquang tại những khớp có dấu hiệu bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn thương.

Từ hình ảnh chụp được, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được mức độ tổn thương khớp, giai đoạn, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm RF

Từ kết của của xét nghiệm RF giúp bác sĩ chuyên môn phát hiện các kháng thể dạng thấp xuất hiện bên trong máu. Với những trường hợp có số lượng của kháng thể cao hơn 4 sẽ có khả năng cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm Anti CCP

Xét nghiệm Anti CCP được bác sĩ đề nghị thực hiện khi có biểu hiện viêm khớp dạng thấp nhưng xét nghiệm RF có kết quả âm tính. Việc tiến hành xét nghiệm Anti CCP sẽ có ra kết quả chính xác về mức độ tổn thương của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, xét nghiệm này không được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo áp dụng như những xét nghiệm có tính chất sàng lọc khác.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất. Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được kiểm soát nhanh chóng có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có được không?

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là phương pháp quan trọng và phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý mạn tính này. Tuy nhiên, để đảm...

viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá điều trị và phục hồi cho những người mắc các lý liên quan đến xương khớp. Viêm khớp...

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu? 10 bệnh viện tốt nhất

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu? 10 bệnh viện tốt nhất

"Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý tự miễn, có tính...

viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp là dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những vận động viện hay những người bị chấn thương hay di chuyển quá nhiều....

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

Bị viêm đa khớp kiêng ăn gì để phòng ngừa bệnh trở nặng

Bị viêm đa khớp kiêng ăn gì để phòng ngừa bệnh trở nặng

"Bị viêm đa khớp kiêng ăn gì để phòng ngừa bệnh trở nặng" là vấn đề được phần lớn người bệnh quan tâm. Chế độ ăn uống không có tác...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn