Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Nước uống tăng sinh lý Zawa giá bao nhiêu, dùng tốt không?

Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall có tốt không, giá bao nhiêu?

Bệnh Whitmore là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Mạng Xã Hội Vietmec.com Về Y Tế Sức Khỏe Toàn Diện Nhất Việt Nam

Thuốc Zinnat tablets 500mg: thành phần, liều dùng

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống là bệnh gì?

Bệnh bạch hầu: Biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng tránh

Giải pháp Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và những lợi ích hơn cả chữa bệnh

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Tự kỷ là sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, hiện nay chưa có thuốc hay phương thức điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ mắc chứng tự kỷ sớm, có thể giúp cha mẹ mau chóng đưa con đi điều trị, tìm ra hướng can thiệp giúp con cải thiện chứng tự kỷ và phát triển bình thường. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi mà cha mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ. Mỗi trẻ sẽ có cách biểu hiện khác nhau, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của nó. Việc phát hiện dấu hiệu sớm sẽ giúp cha mẹ có phương án can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

1. Ít cười

Ít cười là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi. Thông thường, trẻ giai đoạn này sẽ cười giòn tan, thể hiện sự thích thú, vui vẻ của mình khi cha mẹ hoặc những người xung quanh chơi đùa với trẻ. Dưới 1 tuổi, bé chưa thể nói, các cử chỉ cũng hạn chế nên mọi cảm xúc của bé sẽ được thể hiện rõ nét trên mặt, qua nụ cười.

Nếu thời gian này, bé ít cười khi mọi người xung quanh nô đùa, giao tiếp thì rất có thể bé đã mắc chứng tự kỷ. Bé thường cười mỉm, không có sự phấn khích như những đứa trẻ cùng lứa khác.

dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi
Trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi thường rất ít cười, không thể hiện sự thích thú, phấn khích với môi trường xung quanh

2. Ít bắt chước

Một trong những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết sớm chứng tự kỷ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi là trẻ ít bắt chước. Giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi, trẻ rất hay bắt chước âm thanh, nét mặt, nụ cười hay cử chỉ của những người xung quanh. Bé rất hay bắt chước, bập bẹ theo lời ba mẹ, chính vì vậy mà từ đầu tiên bé nói là ba ba hoặc ma ma, bởi ba mẹ hay dạy trẻ như vậy, và trẻ bắt chước bập bẹ theo.

Đến 9 tháng tuổi mà trẻ vẫn không có dấu hiệu bắt chước, tương tác với lời nói của ba mẹ thì có thể trẻ đã mắc bệnh tự kỷ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để có hướng can thiệp kịp thời.

3. Thiếu điệu bộ, cử chỉ

Thông thường, trẻ hay có các cử chỉ như vẫy tay, hôn gió với những người xung quanh. Đó là cách mà bé liên kết, giao tiếp với ba mẹ, người thân. Bé hay nắm tay, hoặc cầm bộ phận khác của mọi người, thể hiện sự thích thú, gần gũi. Nếu ở giai đoạn 8 đến 10 tháng mà bé thiếu đi những điệu bộ, cử chỉ như vậy thì bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ.

4. Không phản ứng với âm thanh

Thính giác của trẻ nhỏ rất nhạy, thường bị thu hút bởi những âm thanh xung quanh như tiếng còi xe, tiếng mèo kêu. Khi âm thanh phát ra, bé sẽ lập tức quay đầu về phía âm thanh. Nếu giai đoạn này, bé không phản ứng hay quan tâm đến những âm thanh xung quanh bé thì rất có thể bé mắc chứng tự kỷ.

Trẻ mắc chứng tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cũng không chú ý đến lời nói của ba mẹ, không phản ứng khi được gọi tên. Bé có thái độ thờ ơ, không quan tâm khi cha mẹ nói chuyện, vui đùa với bé.

5. Ánh mắt thiếu linh hoạt

Ánh mắt là phương thức giao tiếp, hình thức nói chuyện, tương tác, thể hiện sự hiểu biết và có sự liên kết với nhau. Trẻ nhỏ cũng vậy, khi giao tiếp, mắt trẻ có sự linh hoạt, nhìn vào người đối diện, thể hiện sự liên kết khi trò chuyện. Tuy nhiên, nếu ánh mắt trẻ thiếu sự linh hoạt, không nhìn thẳng vào người đối diện, ánh mắt có sự hạn chế là dấu hiệu của trẻ tự kỷ.

6. Chậm bập bẹ nói

Giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ bằng đầu bập bẹ nói. Trẻ mới bắt chước lời nói của những người xung quanh nên thường câu chữ phát ra không rõ ràng, ê a nghe không rõ. Khi được nói chuyện, trẻ thường đáp lại những người xung quanh bằng những từ đơn lẻ, thể hiện sự kết nối. Tuy nhiên, nếu đã gần 1 tuổi mà trẻ vẫn không chịu nói, nói chậm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, vì đó có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng rối loạn phổ tự kỷ.

7. Quá im ắng

Đặc điểm của trẻ nhỏ là năng động, thích gây chú ý. Đứa trẻ phát triển bình thường ở giai đoạn này thường sẽ cười, bập bẹ nói chuyện, khóc hoặc thông qua cử chỉ, hành động nhằm thu hút sự chú ý của người xung quanh. Giai đoạn này, nếu bé quá im ắng, không gây ra bất kỳ sự chú ý nào trong đời sống hằng ngày thì có thể bé đã mắc chứng tự kỷ.

8. Chậm vận động

Bé dưới 12 tháng tuổi trẻ trải qua các cột mốc như lật, bò, trườn, và bắt đầu biết đứng. Trẻ nhỏ năng động, bé có thể liên tục bò, trườn khắp nhà để vui đùa. Tuy nhiên, nếu các giai đoạn lật, bò, trườn của bé đến chậm, bé không năng động, không chịu vận động thì có thể bé đã mắc chứng tự kỷ.

9. Thiếu giao tiếp

Nếu trẻ dưới 12 tuổi chỉ thích chơi một món đồ nhất định nào đấy, không quan tâm đến mọi người, không thể hiện sự tương tác với cha mẹ, người thân hay không vui đùa với đứa trẻ cùng trang lứa thì trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Trẻ bị tự kỷ thường có xu hướng thu mình lại, thường thích một mình, không tiếp xúc với thế giới xung quanh, không giao tiếp, chơi đùa với bạn bè hoặc người thân.

10. Dấu hiệu khác

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường rất nhạy cảm với một điều gì đó, có thể là mùi vị, thức ăn, hình ảnh… Trẻ thường chỉ chăm chăm vào món mình thích, không quan tâm đến những đồ chơi khác.

Mắc chứng tự kỷ cũng khiến trẻ lặp đi lặp lại một động tác nào đó, ví dụ như sắp xếp đồ vật theo một vị trí nhất định, liên tục vẫy tay…

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường có khả năng giao tiếp rất kém với người khác, trẻ chỉ thích ở một mình. Chính vì vậy, việc âu yếm, ôm hôn có thể khiến cơ thể trẻ khó chịu.

Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ trẻ tự kỷ?

Khi nhận ra trẻ có biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất khiến cha mẹ nghi ngờ con mình mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thì nên mang trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời. Ngoài việc có được sự hỗ trợ của y tế, cha mẹ cũng phải chú ý nhiều trong vấn đề chăm sóc trẻ tự kỷ:

1. Tạo cho trẻ vùng an toàn

Trẻ tự kỷ thường thiếu cảm giác an toàn, thích ở một mình. Khi biết trẻ mắc bệnh tự kỷ, nhiều gia đình vô tình tạo dựng nên hàng rào khoảng cách, khiến con ngày càng xa bạn. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng, từ từ tiếp cận trẻ, giúp trẻ mở lòng, hòa nhập với môi trường xung quanh. Trẻ lúc này cần rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình.

cha mẹ cần lưu ý dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng
Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc chứng tự kỷ, cha mẹ cần kiên nhẫn, quan tâm đến trẻ, giúp trẻ mở lòng, tăng khả năng giao tiếp

2. Khuyến khích trẻ giao tiếp

Cách trị liệu tốt nhất với trẻ tự kỷ chính là cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ. Cha mẹ hãy kiên nhẫn, dạy trẻ bập bẹ nói, khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh của ba mẹ hoặc những người xung quanh. Hãy dành nhiều lời khen cho trẻ khi trẻ làm được điều gì đó, ví dụ vẫy tay, bập bẹ được một từ…. Lưu ý, đừng quát mắng trẻ, điều này khiến trẻ sẽ càng thu mình hơn.

3. Tuân theo trị liệu của bác sĩ

Khi phát hiện ra dấu hiệu chứng tự kỷ ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để thăm khám và điều trị. Cha mẹ cần tuân theo quá trình trị liệu của bác sĩ, nghiêm túc thực hiện để trẻ phát triển tốt hơn.

Tự kỷ không phải là căn bệnh thông thường, không thể trị dứt điểm. Nhưng sự can thiệp kịp thời và duy trì thời gian dài có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, phát triển tốt hơn.

cha mẹ nên quan tâm đến trẻ mắc chứng tự kỷ dưới 12 tháng tuổi
Cha mẹ cần tìm hiểu về chứng tự kỷ để có thể chăm sóc con mình tốt hơn

4. Cha mẹ nên tìm hiểu về chứng tự kỷ

Khi con mình mắc chứng tự kỷ, cha mẹ cần tìm hiểu về căn bệnh này, đọc thông tin từ nguồn uy tín, đọc sách tự kỷ hoặc nhờ các bác sĩ giải đáp để có kiến thức, hiểu rõ về căn bệnh của con. Việc hiểu được chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị, cũng như chăm sóc tốt cho con trong cuộc sống hằng ngày, giúp chứng tự kỷ của con được cải thiện.

Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cần được phát hiện sớm để có hướng can thiệp, điều trị kịp thời, giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn, phát triển bình thường. Trên đây là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần được cha mẹ chú ý. Nếu trẻ mắc chứng tự kỷ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và được tư vấn.

Có thể bạn chưa biết:

Cùng chuyên mục

trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao

Trẻ tự kỷ chức năng cao: Hành vi nhận biết và hướng can thiệp

Thông thường, trẻ mắc chứng tự kỷ chứng năng cao thường có khả năng ghi nhớ tốt, học tốt toán, thiên văn, lý, hội họa… Tuy nhiên, giao tiếp kém...

Trẻ tự kỷ tăng động: Biểu hiện và hướng chăm sóc, can thiệp

Theo số liệu thống kê trẻ tự kỷ tăng động chiếm khoảng 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Các chuyên gia cho biết, việc các...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh...

Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay và biểu hiện nhận biết

Tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau, mỗi loại đều có những triệu chứng điển hình riêng biệt. Theo...

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi giao tiếp

Trẻ tự kỷ có nói được không? Làm sao kích thích trẻ nói

Trẻ tự kỷ có nói được không là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Bởi đặc điểm hạn chế trong giao tiếp của chứng tự kỷ khiến trẻ chậm...

sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém

7 Loại sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém được Review tốt

Việc lựa chọn các loại sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém là vấn đề được rất nhiều người mẹ quan tâm. Bởi sữa là thực phẩm chứa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn