Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay và biểu hiện nhận biết

Tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau, mỗi loại đều có những triệu chứng điển hình riêng biệt. Theo các chuyên gia, việc phân biệt rõ ràng các dạng tự kỷ sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh tự kỷ là gì?

Bệnh tự kỷ (Autism) là một dạng rối loạn ở phần não bộ của của trẻ, lúc này bộ não bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cơ thể mắc nhiều khiếm khuyết, điển hình như kỹ năng giao tiếp kém, hành vi, ngôn ngữ bị hạn chế, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.

Chứng tự kỷ có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào của trẻ, tuy nhiên theo số liệu thống kê thì có khoảng 75% các trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ thường xuất hiện trước 36 tháng tuổi và tỉ lệ trẻ nam mắc cao hơn trẻ nữ. Chứng bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển thể chất cũng như trí não của trẻ.

Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và nhận thức

Chính vì vậy, nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc chứng tự kỷ thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám ngay, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện, chẩn đoán sớm và chính xác bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả, cải thiện các triệu chứng theo hướng tích cực.

5 Dạng tự kỷ phổ biến nhất hiện nay

Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng – Phó viện trưởng Viện Sức Khỏe Tâm Thần – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết: “Bệnh tự kỷ có rất nhiều dạng khác nhau, căn cứ vào mức độ, triệu chứng của bệnh mà được phân thành 5 dạng cơ bản đó là rối loạn tự kỷ, rối loạn Rett, rối loạn Asperger, rối loạn Heller và rối loạn phát triển bao quát. Biểu hiện nhận biết các dạng cụ thể như sau:

1. Rối loạn Asperger

Rối loạn Asperger (Hội chứng Asperger) đây được gọi là một dạng tự kỷ chức năng cao. Trẻ mắc hội chứng này thường nhẹ các kỹ năng về xã hội, hành vi kém, các vận động và sở thích có tính lặp đi lặp lại nhưng điều đặc biệt là có trí thông minh trên trung bình hoặc trung bình, ngôn ngữ ban đầu vẫn phát triển bình thường, không có dấu hiệu chậm nói, chủ yếu giao tiếp một chiều.

Các triệu chứng sẽ được nhận thấy rõ ràng khi trẻ bước qua giai đoạn 36 tháng tuổi, cụ thể như: Nói chuyện rõ ràng, trôi chảy, nhưng bị giới hạn bởi chủ đề, khó khăn khi thực hiện giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể, thích chơi một mình, có nhiều hành động kỳ cục như xoay ngón tay, đung đưa người, xoay người vòng tròn, phản ứng không bình thường khi nhìn, ngửi, nếm thức ăn hay đồ vật.

Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay
Hội chứng Asperger là một dạng tự kỷ chức năng cao, trẻ có thể thông minh hơn bình thường

2. Rối loạn phát triển bao quát

Rối loạn phát triển bao quát là một thuật ngữ khá mới, các chuyên gia vẫn chưa thể nắm chắc 100% các đặc điểm nổi trội của hội chứng này, do đó còn được gọi là PDD-NOS – không phân định rõ hoặc rối loạn ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, tính cách không điển hình, rối loạn phát triển không điển hình, rối loạn phát triển lan tỏa, tự kỷ hoạt cao, tự kỷ không điển hình.

Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS) được xếp vào dạng tự kỷ nhẹ, nhưng mức độ vẫn nặng hơn so với dạng rối loạn Asperger. Khi bước vào giai đoạn 2 – 3 tuổi các bậc cha mẹ có thể nhận biết bệnh của trẻ qua những triệu chứng như: Ngôn ngữ gặp trở ngại nhưng không quá trầm trọng, chẳng hạn vẫn biết đọc, biết nói, nhưng chậm hơn so với trẻ bình thường, nhận thức bị hạn chế, phản ứng không bình thường khi gặp môi trường lạ.

Do không có những triệu chứng điển hình, khi bước qua 3 tuổi các bậc phụ huynh mới nhận ra sự bất bình thường ở trẻ nên khiến cho việc chẩn đoán và can thiệp muộn, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển và học tập của trẻ.

3. Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như tự kỷ dạng thấp, chứng tự kỷ cổ điển, tự kỷ từ bé. Bệnh được biểu thị với những đặc trưng cơ bản như khả năng phát triển ngôn ngữ và nhận thức kém, trẻ chậm nói, lời nói không rõ ràng dẫn đến tình trạng giao tiếp với xã hội bị hạn chế.

Các dạng tự kỷ được phân loại
Rối loạn tự kỷ khiến trẻ khó khăn trong việc giao tiếp, vận động

Các hành vi, vận động thể chất, sự tập trung chú ý và cảm giác cũng bị chi phối khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày. Trong một số trường hợp trẻ xuất hiện những hành động lạ bất thường, có tính lặp đi lặp lại có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Rối loạn tự kỷ bao gồm các loại triệu chứng tương tự như rối loạn phát triển bao quát, rối loạn Asperger, tuy nhiên mức độ nguy hiểm cao hơn.

4. Rối loạn Rett

Rối loạn Rett (Hội chứng Rett) là một dạng rối loạn thần kinh, tâm trạng, dạng này thường do yếu tố di truyền và rất hiếm gặp chủ yếu xuất hiện ở trẻ nữ. Não bộ bị ảnh hưởng teo nhỏ, tác động đến các dây thần kinh cảm giác và vận động nên khó khăn trong việc sử dụng các cơ mắt, cơ miệng, cơ vận động.

Khi mắc dạng rối loạn này cơ thể trẻ phát triển một cách không đồng đều, mất dần các kỹ năng ban đầu như bò, trườn, đứng, đi lại, khả năng sử dụng bàn tay, ngôn ngữ giao tiếp. Một số trường hợp bệnh nặng có thể mất sự cử động tay chân, cơ bắp dẫn đến liệt nửa người ngồi xe lăn hoặc bại liệt toàn thân nằm một chỗ, tất cả các hoạt động, vệ sinh cá nhân, ăn uống đều cần sự trợ giúp của người nhà.

5. Rối loạn Heller

Rối loạn Heller có tên gọi rất đa dạng, chẳng hạn như hội chứng Heller, rối loạn thoái hóa, rối loạn phân ly thời thơ ấu, rối loạn phân ly ở trẻ em, rối loạn phân ly tuổi thiếu niên hay rối loạn tâm thần phân ly. Đây là một hội chứng khá hiếm gặp, với tỉ lệ 1/100.000, tức là cứ khoảng 100.000 trẻ sẽ có một trẻ mắc hội chứng này. Khi mắc bệnh trẻ thường chậm phát triển toàn diện như kỹ năng vận động, chức năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội.

Các dạng tự kỷ
Rối loạn phân ly tuổi thiếu niên có mức độ nguy hiểm cao nhất trong các dạng tự kỷ

Trẻ gặp hội chứng rối loạn thoái hóa thường đi kèm với triệu chứng động kinh, không kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng thay đổi một cách bất ngờ và đột ngột không rõ lý do, tinh thần luôn lo lắng, mất tập trung, trí thông minh bị hạn chế, thậm chí có thể bị mất trí trong một khoảng thời gian ngắn nhất định nào đó.

Rối loạn phân ly tuổi thiếu niên tuy là một dạng tự kỷ rất hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm được xếp vào nhóm nghiêm trọng nhất. Chính vì vậy, nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần đưa trẻ thăm khám ngay, tuyệt đối không được chần chừ, để lâu gây ra nhiều biến chứng trầm trọng cho con trẻ”.

Yếu tố nào dẫn đến chứng bệnh tự kỷ thường gặp ở trẻ

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác tuyệt đối nguyên nhân gây nên chứng bệnh tự kỷ ở trẻ. Những yếu tố có thể liên quan đến căn bệnh này như gen di truyền, môi trường, các bệnh lý trong cơ thể, cụ thể:

  • Gen di truyền: Đây được xem là một trong những yếu tố cơ bản và khách quan nhất, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra có người người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc các chứng bệnh về não bộ thì khả năng trẻ bị tự kỷ, bại não, chậm phát triển trí tuệ là rất cao.
  • Yếu tố bệnh lý: Trẻ nhỏ gặp các vấn đề tổn thương não trước, trong và sau khi sinh thường rất dễ mắc phải chứng tự kỷ, chẳng hạn như chấn thương sọ não, thiếu oxy lên não, ngạt thở, chảy máu não, vàng da nhân não, viêm màng não, viêm não, suy hô hấp, nhiễm độc thủy ngân.
  • Trẻ sinh non: Theo số liệu thống kê, trẻ sinh non trước 37 tuần và cân nặng dưới 2.5kg thường mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như chậm nói, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, rối loạn phổ tử kỷ, bại não, trầm cảm, vàng da, viêm phổi cấp, khó thở…Bởi vì lúc này tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đang yếu ớt, chưa hoàn thiện 100% nên không đủ sức chống chọi lại các tác nhân bên ngoài.
  • Yếu tố môi trường: Có rất nhiều yếu tố môi trường tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ, chẳng hạn như khi còn là bào thai trẻ phải chịu nhiều yếu tố tiêu cực từ mẹ như thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc, uống thuốc tây trị bệnh, căng thẳng, mệt mỏi. Những điều này khiến cho bộ não của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sau khi sinh ra trẻ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó tự kỷ. Có nhiều trường hợp sau khi sinh cha mẹ thường bỏ bê, trẻ tiếp xúc quá nhiều với ti vi, điện thoại, không có người trò chuyện, giao tiếp, lâu ngày khiến trẻ lầm lỳ, tự ti, trầm cảm và tự kỷ.

Hướng điều trị các dạng tự kỷ hiệu quả cho trẻ

Để điều trị bệnh tự kỷ hiệu quả, trước hết các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào thể trạng trẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Bởi vì không phải tất cả các dạng tự kỷ đều được điều trị bởi một phương pháp nhất định.

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị các dạng tự kỷ, bao gồm:

1. Ngôn ngữ trị liệu

Còn được gọi là phương pháp âm ngữ trị liệu, mục đích của liệu pháp này là sau khi điều trị trẻ sẽ cải thiện được khả năng phát âm, nói trôi chảy, rành mạch, giao tiếp tốt. Có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, cử chỉ để giao tiếp với mọi người. Các chuyên gia có thể dạy trẻ thông qua các dụng cụ hỗ trợ như tranh ảnh, thẻ học hoặc tập cho trẻ cảm nhận các vị trí đặt lưỡi để phát âm chính xác hơn.

Phân loại các dạng tự kỷ
Âm ngữ trị liệu hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

2. Giáo dục kỹ năng xã hội

Tức là các chuyên gia sẽ giảng dạy và giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, ý thức được trách nhiệm đối với bản thân cũng như với tất cả mọi người, cụ thể như:

  • Giao tiếp: Giúp trẻ biết cách cư xử, ứng xử văn minh, lễ phép khi gặp và trò chuyện với người đối diện. Tự tin và xử lý các tình huống giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh.
  • Tự lập: Giúp trẻ biết tự ý thức, tự phục vụ những nhu cầu cơ bản mà mình cần, chủ động hoàn thành tất cả các nhiệm vụ và trách nhiệm trong học tập cũng như đời sống hàng ngày của bản thân.
  • Giá trị sống: Sau khi giáo dục, trẻ sẽ nhận thức và định hướng được tính cách của bản thân để từ đó biết cách ứng xử cũng như điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
  • Tự bảo vệ: Trẻ cần nhận thức biết phòng tránh và xử lý đúng đắn các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi.
  • Diễn thuyết: Khi đến độ tuổi đi học trẻ cần nắm vững kỹ năng này, điều này giúp trẻ luôn tự tin thể hiện và trình bày ý kiến trước đám đông một cách mạch lạc, biết sử dụng ngôn ngữ hình thể để truyền đạt ý nghĩa, mục đích câu nói đến với người nghe.

3. Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có tên khoa học là Cognitive behavioral therapy. Sau khi áp dụng trẻ sẽ biết cách thay đổi tư duy, lối suy nghĩ và biết cách kiềm chế, kiểm soát được được các cảm xúc, hành động của mình, tránh được những triệu chứng nguy hiểm như suy sụp, bộc phát, ám ảnh.

Liệu pháp này được thực hiện đối với từng người hoặc cũng có thể là một nhóm người. Đầu tiên các chuyên gia sẽ tìm hiểu và điều tra rõ ràng về tình trạng sức khỏe tinh thần của người bệnh thông qua các câu hỏi. Sau đó bắt đầu cho trẻ học những kiến thức cơ bản và thực hành các kỹ thuật như kiểm soát sự căng thẳng, thư giãn tinh thần, đối phó, phục hồi, tính quyết đoán.

Phân loại các dạng tự kỷ
Liệu pháp nhận thức hành vi giúp trẻ phát triển tư duy và hành động có kiểm soát

3. Phân tích hành vi ứng dụng

Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied behavior analysis) nhằm mục đích cải thiện được tất cả các mặt của trẻ mắc chứng tự kỷ như: Khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, nhận thức, tự phục vụ bản thân, loại bỏ các hành vi tiêu cực như bốc đồng, hành vi gây nguy hiểm cho bản thân…từ đó giúp trẻ hòa nhập tốt và biết cách ứng xử thích hợp với mọi người.

Các bước cơ bản của phương pháp này bao gồm: Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra và sàng lọc xem trẻ còn thiếu những kỹ năng nào, sau đó xác định mục tiêu cần đạt được và đưa ra nội dung rèn luyện phù hợp cho trẻ từ đơn giản đến phức tạp tùy theo từng buổi học.

Để giúp trẻ cải thiện các triệu chứng một cách hiệu quả, cần áp dụng khoảng 30 – 40 giờ mỗi tuần, phương pháp này mất rất nhiều thời gian, công sức và tài chính. Các bậc cha mẹ cần có đủ kiên nhẫn và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia thì mới đem lại kết quả như mong muốn.

4. Tập huấn cho phụ huynh

Ngoài việc điều trị các dạng tự kỷ cho trẻ tại các trung tâm, bệnh viện thì các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và tham gia các các khóa học, tập huấn chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà để có thể giúp con cải thiện các triệu chứng tích cực.

Các bậc phụ huynh nên cùng con học nói, học đọc thông qua các dụng cụ hỗ trợ như tranh ảnh, thẻ học, đồ chơi cho trẻ chậm nói. Thường xuyên trò chuyện kích thích trí não và cảm xúc cho trẻ. Khuyến khích trẻ ra ngoài gặp gỡ giao lưu bạn bè, tham gia các trò chơi vận động. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đúng cách thông qua các thực phẩm nên bổ sung và hạn chế…

Phân loại các dạng tự kỷ
Chế độ dinh dưỡng đúng và đủ sẽ giúp trẻ cải thiện các triệu chứng tự kỷ hiệu quả

5. Điều trị bằng thuốc

Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc đặc hiệu nào dành riêng cho các dạng tự kỷ ở trẻ. Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc chỉ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm, hoang mang. Một số thuốc cơ bản như:

  • Thuốc chống loạn thần Amisulpride, Olanzapine, Risperidone…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Citalopram, Paroxetine, Escitalopram…
  • Thuốc kích thích Stimulant medicines.

Việc sử dụng các loại thuốc Tây tuy đơn giản, nhanh gọn nhưng hiệu quả chỉ tạm thời, nếu muốn giảm các triệu chứng một cách toàn diện và hiệu quả thì cần phối hợp các phương pháp trị liệu. Đồng thời điều trị bằng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt.

Như vậy có thể nói hiện nay có 5 dạng tự kỷ cơ bản thường gặp ở trẻ, việc nắm rõ các triệu chứng điển hình của từng dạng sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện bệnh cho con, từ đó việc điều trị cũng thuận lợi và tiến triển tốt hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Cùng chuyên mục

dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Tự kỷ là sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, hiện nay chưa có thuốc hay phương thức điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ...

trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao

Trẻ tự kỷ chức năng cao: Hành vi nhận biết và hướng can thiệp

Thông thường, trẻ mắc chứng tự kỷ chứng năng cao thường có khả năng ghi nhớ tốt, học tốt toán, thiên văn, lý, hội họa… Tuy nhiên, giao tiếp kém...

Trẻ tự kỷ tăng động: Biểu hiện và hướng chăm sóc, can thiệp

Theo số liệu thống kê trẻ tự kỷ tăng động chiếm khoảng 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Các chuyên gia cho biết, việc các...

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi giao tiếp

Trẻ tự kỷ có nói được không? Làm sao kích thích trẻ nói

Trẻ tự kỷ có nói được không là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Bởi đặc điểm hạn chế trong giao tiếp của chứng tự kỷ khiến trẻ chậm...

sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém

7 Loại sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém được Review tốt

Việc lựa chọn các loại sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém là vấn đề được rất nhiều người mẹ quan tâm. Bởi sữa là thực phẩm chứa...

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Thực đơn tốt nhất

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Thực đơn tốt nhất

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp các nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể và thai nhi....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn