Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh vảy nến được chia thành các dạng khác nhau dựa vào mức độ và các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Dưới đây là một số hình ảnh và thông tin của các dạng bệnh vảy nến giúp bạn có thể nhận biết và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Vảy nến là bệnh ngoài da mãn tính, các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Yếu tố trực tiếp liên quan đến bệnh vảy nến có liên hệ mật thiết đến sự rối loạn của gen nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Các biểu hiện của bệnh xuất hiện khi bị kích thích bởi các tác nhân như chấn thương, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, nhiễm khuẩn,…
Bệnh vảy nến có thể theo người bệnh đến suốt đời nhưng đa số đều lành tính. Các triệu chứng của bệnh lý này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, mất thẩm mỹ khiến người bệnh khó chịu, tự ti với làn da thâm viêm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh vảy nến đều bị tác động đến tâm lý, mặc cảm, ngại giao tiếp.
Một số trường hợp bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh thận, vảy nến khớp. Bệnh vảy nến tuy gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da nhưng bệnh không có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến được chia thành 6 dạng chính, bao gồm:
- Vảy nến dạng chấm giọt
- Vảy nến dạng mảng
- Vảy nến dạng đồng tiền
- Vảy nến dạng mụn mủ
- Vảy nến dạng khớp
- Vảy nến dạng đỏ toàn thân
Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết
Dưới đây là các hình ảnh của các thể vảy nến, giúp người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh chính xác hơn, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Hình ảnh bệnh vảy nến dạng chấm giọt (psoriasis guttate, psoriasis punctata).
Vảy nến ở dạng này có dấu hiệu đặc trưng với các tổn thương da nhỏ, thông thường các vảy nến có kích thước từ 1-2mm có màu đỏ. Trên bề mặt vùng da bị tổn thương được bao bọc bởi lớp vảy trắng đục, dễ bong tróc, khi bong ra có các mảnh vụn như bụi phấn. Các vảy nến này thường xuất hiện ở thân trên và nổi rải rác khắp cơ thể. Các dấu hiệu của bệnh vảy nến dạng chấm giọt tương tự như bệnh á vảy thể giọt và ban mai ở giai đoạn ll.
Bệnh vảy nến dạng chấm giọt khởi phát chủ yếu ở trẻ em và người trẻ tuổi. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, bên cạnh đó bệnh còn có liên quan đến các bệnh do nhiễm khuẩn như viêm amidan do liên cầu khuẩn, viêm tai giữa,…
Bệnh vảy nến dạng mảng (psoriasis en plaques)
Vảy nến dạng mảng thường khởi phát ở những trường hợp mắc bệnh vảy nến từ vài năm trở lên. Do đó, bệnh có tính chất kéo dài dai dẳng.
Khu vực da bị tổn thương do vảy nến dạng mảng gây ra là các mảng da bị đỏ, có ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận. Kích thước của những mảng vảy nến khá lớn, trung bình từ 5- 10cm. Ở khu vực da bị tổn thương sẽ bị nổi cộm hơn so với các thể vảy nến khác.
Đa số các tổn thương do vảy nến dạng mảng gây ra thường tập trung ở mặt trước cẳng chân, xương cùng, đầu gối, khuỷu tay, ngực, lưng. Với các trường hợp vảy nến ở vùng ngực thường sẽ có kích thước lớn hơn.
Vảy nến dạng đồng tiền (nummular psoriasis)
Đây là loại vảy nến thường gặp và điển hình nhất. Vảy nến đồng tiền có dấu hiệu nhận biết đặc trưng là các đốm trắng màu hồng hoặc đỏ có kích thước khoảng 1 đến 4cm, các đốm đỏ này được bao bọc bởi lớp vảy trắng.
Thông thường số lượng vảy nến đồng tiền xuất hiện trên cơ thể dao động từ vài đốm đến vài chục đốm. Vảy nến dạng đồng tiền là bệnh khá lành tính nhưng thường tiến triển kéo dài dai dẳng.
Vảy nến dạng khớp (psoriasis arthropathie)
Vảy nến dạng khớp hay còn gọi là thấp khớp vảy nến là thể bệnh có mức độ đặc biệt nghiêm trọng và rất ít gặp.
Vảy nến ở dạng này thường có các triệu chứng tập trung ở các khớp và có xu hướng lan rộng, tổn thương có màu đỏ đặc trưng, khi sờ vào bề mặt da sẽ có cảm giác cộm như vỏ sò. Ngoài các dấu hiệu nhận biết trên da, bệnh vảy nến dạng khớp còn có thể phát sinh các triệu chứng như đau khớp, sưng khớp,…
Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các tác động xấu đến khớp như khớp biến dạng, dính khớp, nặng hơn là tàn phế. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra biến chứng nội tạng và tử vong.
Vảy nến dạng mụn mủ (pustular psoriasis)
Tương tự với bệnh vảy nến dạng khớp, vảy nến ở dạng mụn mủ là thể nặng và rất ít gặp. Đối với dạng này sẽ được chia thành 2 thể nhỏ hơn, bao gồm: Vảy nến mụn mủ ở lòng bàn chân, bàn tay và vảy nến mụn mủ toàn thân.
Vảy nến mụn mủ ở lòng bàn chân, bàn tay (localized pustular psoriasis)
Ở dạng này, các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát thành từng đợt và khu trú ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, kèm theo các biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các mụn mủ vô khuẩn.
Bên cạnh các tổn thương da do vảy nến, bệnh còn có một số dấu hiệu nhận biết như sốt cao, nổi hạch ở bẹn, phù nề tay chân,…Một số trường hợp, bệnh có nguy cơ tiến triển thành vảy nến toàn thân cấp tính
(Zumbusch).
Vảy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch (generalized pustular psoriasis)
Vảy nến ở dạng có xu hướng lan rộng, khiến da bị đỏ và đau đớn trong vài giờ. Tiếp đó, các mụn mủ bắt đầu xuất hiện trên vùng da bị tổn thương và khô lại trong 1 đến 2 ngày sau đó.
Ngoài các dấu hiệu nhận biết đặc trưng trên da, vảy nến mụn mủ toàn thân còn có thể gây ngứa ngáy, sụt cân, sốt, tim đập nhanh, mất nước, suy nhược,…nặng nhất có thể gây tử vong.
Vảy nến dạng đỏ toàn thân (Generalized erythrodermic psoriasis)
Vảy nến dạng đỏ toàn thân là trường hợp ít gặp nhất, theo thống kê chỉ có 1% ca bệnh mắc phải. Dạng bệnh này là tiến triển của vảy nến dạng chấm giọt và có mức độ nặng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là vùng da trên khắp cơ thể màu đỏ, tiết dịch, căng cứng, có dấu hiệu ngứa ngáy dữ dội và phù nề.
Ngoài ra, các vùng da bị tổn thương trên toàn cơ thể có hiện tượng đau rát dữ dội, nứt nẻ, tiết dịch, lớp vảy mỡ ướt và cộm. Các trường hợp bị vảy nến dạng này sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da trên cơ thể.
Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết trên, bệnh vảy nến dạng đỏ toàn thân còn có thể kèm theo một số triệu chứng như suy nhược, rét run, rối loạn tiêu hóa, thân nhiệt tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập. Một số trường hợp mắc bệnh vảy nến ở thể này thường có tỉ lệ tử vong cao do bị nhiễm khuẩn cơ hội.
Bệnh vảy nến da đầu
Bệnh vảy nến da đầu có các biểu hiện nhận biết như các vảy nến xuất hiện tại một vùng hay toàn bộ da đầu, da đầu trở nên khô ráp và có hiện tượng bong tróc thành từng mảng.
Tại khu vực da đầu bị tổn thương sẽ bị nổi cộm, gồ cao hơn so với bề mặt da, viêm nhiễm. Các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh khó chịu và dễ gây ra tình trạng rụng tóc.
Bệnh vảy nến đảo ngược
Các triệu chứng của bệnh vảy nến đảo ngược thường tập trung ở các khu vực da có nếp gấp như rốn, nách, dưới ngực, bẹn,…Vảy nến đảo ngược có các dấu hiệu nhận biết như các mảng da đỏ có xu hướng lan rộng ra bên ngoài các nếp gấp, kẽ, bề mặt vùng da bị tổn thương thường ẩm, đóng vảy và có vết nứt.
Trên đây là các hình ảnh và dạng bệnh vảy nến tiến triển từ mức độ nhẹ đến nặng. Từ những thông này, người bệnh có thể xác định được chính xác dạng bệnh của mình. Để nhận biết rõ nhất về tình trạng bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn trực tiếp theo dõi và trị liệu.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!