Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trầm cảm, đột quỵ, tai biến, té ngã khi trèo cao/tham gia giao thông,… là các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, sức khỏe, chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do động mạch làm nhiệm vụ nuôi dưỡng não/dây thần kinh số VIII bị tổn thương hoặc những tổn thương khác tại vị trí trong não và tai.
Rối loạn tiền đình khiến cơ thể người bệnh khó hoặc không giữ được thăng bằng và gây ra những triệu chứng điển hình như chóng mặt, loạng choạng, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, quay cuồng, chóng mặt,…. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện đột ngột, không dự báo trước và lặp đi lặp lại khá nhiều lần trong ngày. Làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, khiến người bệnh có thể lựa chọn sai phương pháp điều trị. Hoặc những triệu chứng của bệnh không biểu hiện nghiêm trọng, làm cho người bệnh chủ quan. Lâu dần, bệnh chuyển biến nặng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và thăm khám, điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình là:
1. Tai biến, đột quỵ
Rối loạn tiền đình làm cho toàn bộ thông tin liên lạc cần truyền đến não bộ gặp sai sót hoặc chậm trễ. Gây ảnh hưởng lớn đến trí nhớ và làm nguy cơ mắc bệnh lý parkinson, thiếu máu não, alzheimer tăng cao hơn bình thường.
Song song đó, lượng oxy cần cung cấp lên não không đủ có thể khiến não bị thiếu oxy hoặc ngừng hoạt động. Thậm chí có nguy cơ mắc thêm bệnh tai biến mạch máu não, thiếu máu não, u não,… hoặc nghiêm trọng hơn, có thể làm cho người bệnh đột quỵ – tử vong hoặc nằm liệt giường.
2. Trầm cảm
Rối loạn tiền đình có thể khiến người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt thường xuyên và sinh hoạt khó khăn, đi đứng không vững trong hầu hết tình huống. Dẫn đến bản thân cảm thấy chán nản, mệt mỏi và lạc lõng trong cuộc sống hằng ngày. Lâu dài, có thể bị mắc thêm bệnh trầm cảm.
3. Té ngã
Rối loạn tiền đình có thể khởi phát tại mọi thời điểm, không phân biệt thời gian và không gian. Nếu đang làm việc trên cao hoặc tham gia giao thông, người bệnh gặp phải tình trạng mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu,… thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm hoặc tai nạn cho những người xung quanh và chính mình.
Phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình
Như đã đề cập, rối loạn tiền đình có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nên việc phòng tránh là rất cần thiết và quan trọng. Theo đó, người bệnh nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng, hoa mắt,… nên đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám, điều trị và nghe lời khuyên từ các chuyên gia/bác sĩ.
Ngoài ra, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình tại nhà để làm giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Cụ thể như sau:
- Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí, khoa học. Ví dụ như ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả, không bỏ bữa sáng, không ngủ muộn, không uống rượu bia, không dùng chất kích thích, hạn chế uống cà phê, hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ,….
- Giữ tinh thần luôn trong trạng thái thư thái, thoải mái, dễ chịu. Trường hợp thường xuyên gặp phải căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, stress, phiền muộn,… nên tìm cách giải tỏa phù hợp để mỗi ngày trôi qua đều có thể vui vẻ và an nhiên nhất.
- Không đọc báo, sách,… khi ngồi trên ô tô, không nằm hoặc ngồi đột ngột để không cảm thấy chóng mặt, hoa mắt và khó chịu.
- Dành thời gian (30 đến 45 phút/ngày) để tập luyện thể dục thể thao – rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập phù hợp. Chẳng hạn như chạy bộ, đạp xe, đi bộ, yoga,….
- Không nên thay đổi tư thế hoặc xoay cổ một cách đột ngột/nhanh. Đặc biệt là khi bản thân có tiền sử đau tiền đình.
- Thăm khám & kiểm tra sức khỏe theo định kì để phát hiện sớm rối loạn tiền đình và những bệnh lí khác.
Bài viết đã đề cập đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình một cách chi tiết và đầy đủ nhất để người bệnh tham khảo và chủ động hơn trong việc thăm khám, điều trị và phòng tránh. Bên cạnh đó, phải luôn bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và theo dõi sát sao những thay đổi bất thường của cơ thể để không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!