Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu nào an toàn, ít tác dụng phụ?

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Ợ chua nên uống thuốc gì? Kiêng gì cho mau khỏi

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể là hệ quả của việc thường xuyên ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài,…Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa, điển hình là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?
Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể là hệ quả của việc thường xuyên ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, hút thuốc lá,…

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì?

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là triệu chứng phát sinh do dạ dày bị kích thích, tổn thương. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ăn no và uống rượu bia. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng bụng cồn cào khó chịu muốn ói có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào mà không có dấu hiệu báo trước.

Nếu nhận thấy dấu hiệu bụng thường xuyên cồn cào khó chịu buồn nôn thì có thể do một số nguyên nhân như sau:

1. Thói quen ăn uống không khoa học

Trên thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là do thói quen ăn uống không khoa học thường xuyên lặp lại. Cụ thể như:

  • Ăn khi quá no hoặc quá đói
  • Thói quen ăn quá nhanh và ăn không đúng bữa
  • Hay bỏ bữa
  • Lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác
  • Dung nạp các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa gia vị cay nóng, thức ăn đóng hộp,…
  • Sau khi ăn vận động mạnh hoặc ngồi yên một chỗ

Những thói quen này nếu duy trì trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm da dạ dày,…

2. Hút thuốc lá thường xuyên

Khói thuốc lá không chỉ làm suy giảm chức năng hô hấp của phổi, gây hư hại phế quản mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ tiêu hóa.

Theo các chuyên gia, các thành phần có trong thuốc lá sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, đồng thời kích thích hoạt động bài tiết axit của dạ dày.

Hút thuốc lá thường xuyên
Khói thuốc lá không chỉ làm suy giảm chức năng hô hấp của phổi, gây hư hại phế quản mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ tiêu hóa

Các trường hợp hút thuốc lá trong thời gian dài, dạ dày dày sẽ tiết nhiều dịch vị dẫn đến phát sinh các triệu chứng như nóng bụng, đau dạ dày, ợ hơi, chướng bụng, cồn cào khó chịu buồn nôn,…Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm thực quản.

3. Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị

Hiện tượng bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể là hệ quả của việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid, thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị bệnh gout,…

Cơ chế hoạt động của những loại thuốc này có thể vô tình ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ quan tiêu hóa, từ đó phát sinh các triệu chứng khó chịu, cồn cào bụng, buồn nôn.

4. Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng, áp lực, lo âu kéo dài có thể tác động đến dạ dày, lúc này sẽ kích thích tăng tiết acid và gây rối loạn chức năng ruột.

Đó cũng là lý do những người bị căng thẳng thần kinh trong thời gian dài, thường bụng dễ bị cồn cào khó chịu, buồn nôn và nôn mửa, nhất là sau khi ăn. Bên cạnh đó, các trường hợp có tâm lý căng thẳng cũng dễ phát sinh chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

5. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát khi lớp niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng) bị viêm, loét. Bệnh lý thường gây ra các triệu chứng nóng bụng, đau thượng vị, cồn cào, khó chịu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…sau khi ăn hoặc bụng trong trạng thái đói.

Các biểu hiện của viêm loét dạ dày thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh căng thẳng, dung nạp thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, thức khuya, lạm dụng rượu bia, làm việc quá sức.

Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát khi lớp niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng) bị viêm, loét

Biện pháp khắc phục bụng cồn cào khó chịu buồn nôn

Tình trạng bụng cồn cào khó chịu buồn nôn không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Trường hợp gặp phải hiện tượng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện triệu chứng hiệu quả.

1. Tận dụng một số mẹo giảm triệu chứng tạm thời

Để cải thiện triệu chứng bụng cồn cào khó chịu buồn nôn, bạn có thể tận dụng một số mẹo sau:

  • Uống nước ấm có tác dụng làm dịu vùng niêm mạc dạ dày bị kích thích, đồng thời trung hòa dịch vị hiệu quả.
  • Uống trà hoa cúc sẽ làm giảm tình trạng cồn cào, nóng rát dạ dày, hỗ trợ bảo vệ ổ viêm loét ở dạ dày. Ngoài ra, các hoạt chất có trong hoa cúc cũng giúp dạ dày phục hồi tổn thương, đồng thời hạn chế hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.
  • Trường hợp bụng cồn cào khó chịu buồn nôn khi uống rượu, bia, bạn có thể ăn vài lát bánh mì vừa giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, vừa có tác dụng rút dịch vị trong dạ dày, từ đó làm giảm cảm giác cồn cào, khó chịu, buồn nôn.
  • Bổ sung trà gừng, nước ép bưởi, nước mật ong ấm cũng có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bụng cồn cào khó chịu buồn nôn do căng thẳng thần kinh, hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Ngoài ra, trường hợp căng thẳng kéo dài, bạn có thể khắc phục bằng cách ngồi thiền, tập yoga, kiểm soát tâm trạng, giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, từ đó các triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa cũng sẽ dần cải thiện.
Tận dụng một số mẹo giảm triệu chứng tạm thời
Uống trà hoa cúc sẽ làm giảm tình trạng cồn cào, nóng rát dạ dày, hỗ trợ bảo vệ ổ viêm loét ở dạ dày
  • Đối với người bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng nước ép từ rau xanh như rau má, rau cần tây để giảm nhanh các triệu chứng.

Các mẹo chữa trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời. Do đó, bạn cần kết hợp thay đổi các thói quen sinh hoạt không khoa học cũng như chế độ dinh dưỡng không hợp lý để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

2. Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học

Tình trạng bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể phát sinh do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Do đó, để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tái lại, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học.

  • Tránh ăn quá nhanh, quá no và ăn không đúng bữa. Thay vào đó, bạn cần cân bằng lượng thực phẩm trong khẩu phần hàng ngày, tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ và ăn đúng giờ.
  • Kiêng các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dạ dày như thức ăn nhanh, đồ hộp, gia vị cay nóng,…và một số loại thức uống có gas, rượu bia, cà phê,…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và cơ quan tiêu hóa như rau xanh, ngũ cốc, cá, trái cây tươi,…
  • Tránh bỏ bữa
  • Hạn chế vận động mạnh ít nhất 30 phút sau khi ăn
  • Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc
  • Giảm căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, bơi lội, trò chuyện với người thân,…

3. Sử dụng thuốc điều trị đúng cách

Sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài có thể gây kích ứng dạ dày, đường ruột. Do đó, trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị lâu dài, có nguy cơ đối mặt với tác dụng phụ không mong muốn như thửng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý:

Sử dụng thuốc điều trị đúng cách
Người bệnh nên uống thuốc với 300ml nước lọc, nhằm tránh kích thích niêm mạc dạ dày và thực quản
  • Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế
  • Có thể sử dụng Acetaminophen trong trường hợp có thể đáp ứng thay vì dùng thuốc chống viêm không steroid
  • Với đối tượng phải dùng thuốc chống không steroid trong thời gian dài, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được thay thế bằng các loại thuốc ức chế chọn lọc COX-2
  • Trường hợp không thể sử dụng thuốc thay thế, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc kháng acid
  • Người bệnh nên uống thuốc với 300ml nước lọc, nhằm tránh kích thích niêm mạc dạ dày và thực quản
  • Hạn chế nằm ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc
  • Nên uống thuốc sau bữa ăn và tránh dùng thuốc khi bụng đang đói

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng bụng cồn cào khó chịu muốn ói có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày. Trường hợp không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu sau, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Bụng cồn cào xuất hiện với tần suất cao
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn, nôn mửa (một số trường hợp nôn ra máu)
  • Chán ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Hiện tượng bụng cồn cào khó chịu muốn ói có thể được kiểm soát bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng này cần can thiệp điều trị. Do đó, bạn quan sát các biểu hiện triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa để chủ động trong việc điều trị.

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị trĩ

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Được làm mẹ là một sứ mệnh thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào, thế nhưng trong giai đoạn mang thai rất nhiều người mẹ bị stress, mệt...

Chữa đau dạ dày bằng Nhất Nam Bình Vị Khang - Điều trị DỨT ĐIỂM - KHÔNG LO TÁI PHÁT

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa đau dạ dày – Hiệu quả TẬN GỐC, KHÔNG LO TÁI PHÁT

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất...

Sơ can Bình vị tán review từ người bệnh

Thuốc Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Sơ can Bình vị tán chữa bệnh dạ dày đang là bài thuốc được tin dùng nhiều nhất hiện nay. Mỗi ngày có hàng ngàn lượt người bệnh tìm kiếm...

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng

Omeprazol 20mg là nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc có khả năng làm giảm tiết axit dạ dày. Do đó, Omeprazol  20mg thường được bác sĩ chỉ định làm...

Bình luận (4)

  1. Phạm Hiền Anh says: Trả lời

    ăn no rồi nhưng vẫn cồn cào bụng là bị làm sao nhỉ

  2. Hoàng says: Trả lời

    Mệt mỏi đau bụng buồn nôn nhưng nôn ko ra là bệnh j vậy

  3. Liễu says: Trả lời

    Cảm giác có gì đó ở ngực

  4. Hồng says: Trả lời

    Vừa ăn no nhưng lại thấy đói bụng buồn nôn là bị gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn