Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5: Bình thường hay bất thường?

Không ít các bà bầu thường gặp phải tình trạng bụng căng cứng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là vào tháng thứ 4 – 5. Vấn đề thường gây hoang mang lo lắng cho không ít mẹ bầu. Vậy dấu hiệu này xảy ra là bình thường hay bất thường và phụ nữ mang thai nên làm gì khi chúng xuất hiện? Hãy tham khảo ngay bài viết này để có thể giải đáp được thắc mắc.

Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn phải trải qua những biểu hiện thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, những vấn đề này thông thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe bởi nó là dấu hiệu sinh lý cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang phát triển từng ngày. Tình trạng đau bụng trong tháng thứ 4 – 5 cũng vậy, thông thường nó xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 - 5
Mẹ bầu tăng cân nhiều trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5.

  • Trong tháng thứ 4 – 5 tử cung của mẹ bầu thường bị co giãn do thai nhi trong bụng đang lớn lên. Tình trạng này tạo ra một áp lực lớn lên thành tử cung là nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng.
  • Căng cứng bụng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang phát triển rất tốt. Theo đó, hệ xương của bé có thể đang hình thành tốt, cơ thể to dần lên và dài người hơn.
  • Mẹ bầu tăng cân nhiều trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5.
  • Bên cạnh đó, làm việc quá sức và không nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian này có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Đồng thời, đây cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng bụng bị căng cứng.
  • Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căn tức bụng. Vấn đề này xảy ra do một loại hormone trong quá trình mang thai tác động lên làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm dần.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 là bình thường hay bất thường?

Vấn đề sức khỏe luôn là mối băn khoăn hàng đầu của các mẹ bầu. Đặc biệt là khi thai phụ có những dấu hiệu bất thường, có thể đến là tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5. Nhiều bà mẹ lo lắng rằng tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây chỉ là một hiện tượng bình thường mà ai cũng từng gặp phải trong giai đoạn thai kỳ.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 - 5 là bình thường hay bất thường?
Vấn đề sức khỏe luôn là mối băn khoăn hàng đầu của các mẹ bầu. Đặc biệt là khi thai phụ có những dấu hiệu bất thường, có thể đến là tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5.

Theo đó, vào giai đoạn này của thai kỳ, các bà mẹ có thể cảm nhận được rõ sự lớn lên của thai nhi. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành và phát triển về thể chất cũng như trí não của bé. Chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ đã làm cho cơ thể người mẹ có những thay đổi nhất định và những hiện tượng bụng mẹ bầu căng cứng cũng được xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân này.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 có nguy hiểm không?

Thông thường hiện tượng bụng của mẹ bầu căng cứng là do những dấu hiệu trong thời điểm thai kỳ tác động làm cho một số cơ quan ở vùng bụng thay đổi. Vì vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Hãy khắc phục nó bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để chúng có thể biến mất nhanh chóng nhất có thể. Đồng thời, bạn cũng không nên làm việc quá sức vì có thể sẽ gây cho tình trạng bụng căng cứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 - 5 có nguy hiểm không?
Thông thường hiện tượng bụng của mẹ bầu căng cứng là do những dấu hiệu trong thời điểm thai kỳ tác động làm cho một số cơ quan ở vùng bụng thay đổi. Vì vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.

Thông thường những lần bụng căng cứng xuất hiện khoảng vài giây hoặc vài phút, bởi chúng xảy ra do thai nhi trong bụng đang thai đổi tư thế hoặc đang đạp mạnh. Do đó, bạn nên tránh vận động quá mạnh trong thời điểm này vì có thể sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Mặc khác, nếu các mẹ bầu thấy trường hợp bụng căng cứng ngày càng xuất hiện với tần xuất nhiều hơn, có thể kèm theo đau bụng nhẹ và thường diễn ra trong thời gian rất dài khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Lúc này, các mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám vì có thể đây là dấu hiệu của việc sinh non.

Làm gì khi mang thai tháng thứ 4 – 5 bị căng cứng bụng

Tình trạng bụng căng cứng trong tháng thứ 4 – 5 thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc có thể xuất hiện sau một ngày dài các bà mẹ hoạt động và làm việc mệt mỏi. Bạn có thể thay đối sinh hoạt và áp dụng một số phương pháp sau đây để không gặp phải vấn đề này như sau:

Làm gì khi mang thai tháng thứ 4 - 5 bị căng cứng bụng
Tình trạng bụng căng cứng trong tháng thứ 4 – 5 thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc có thể xuất hiện sau một ngày dài các bà mẹ hoạt động và làm việc mệt mỏi.

1. Không nên xoa bụng thường xuyên

Giai đoạn bà bầu trong thai kỳ của tháng thứ 4 – 5 là thời điểm rất nhạy cảm bởi thai nhi lúc này đang có sự hình thành nhanh chóng. Vì thế, một số tác động lên vùng bụng, nhất là xoa bụng cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bụng bị căng cứng trong thời điểm này. Việc xoa bụng không làm giảm đi vấn đề này mà còn có thể khiến nó diễn ra nhiều hơn, thậm chí là rất nguy hiểm với thai nhi.

Theo đó, tử cung của mẹ bầu được cấu tạo bởi những tế bào sợi cơ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi có bất kỳ tác động nào. Chính vì thế, hành động xoa bụng của các mẹ bầu trong trường hợp này có thể sẽ khiến tử cung bị ảnh hưởng rất nhiều, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở các bà bầu.

2. Hạn chế sinh hoạt vợ chồng

Trong quá trình sinh hoạt vợ chồng, bạn có thể vô tình làm ảnh hưởng đến tử cung. Điều này sẽ tác động lên cơ quan này và gây ra tình trạng co thắt khiến cho tình trạng căng cứng bụng của các bà bầu ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bạn nên cân nhắc trong chuyện chăn gối của mình để không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Đồng thời, khi quan hệ trong thời điểm này, các bác sĩ chuyên khoa đưa ra khuyến cáo rằng nên sử dụng bao cao su. Bởi lẽ, khi tinh dịch vào trong âm đạo có khả năng sẽ kích thích cho tử cung nở ra, điều này đem lại rất nhiều tác hại cho cơ thể của phụ nữ mang thai và cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bụng căng cứng. Đồng thời, đảm bảo vấn đề này còn có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm cho người mẹ cũng như thai nhi trong bụng.

3. Thay đổi tư thế

Bà bầu thường sẽ rất hay thay đổi tư thế trong khi nằm ngủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng trong tháng thứ 4 – 5. Theo đó, các bà bầu thường hay vặn mình quá mạnh và thay đổi tư thế bất ngờ, điều này có thể dẫn đến một số tác động nguy hiểm đến tử cung. Nếu bà bầu đang bị căng cứng bụng thì hành động này có thể khiến nó diễn ra mạnh mẽ và kéo dài lâu hơn bình thường.

Làm gì khi mang thai tháng thứ 4 - 5 bị căng cứng bụng
Nên chú ý nên chuyển sang thế nằm nghiêng rồi mới được ngồi dậy. Điều này không những hạn chế tác động đến thai nhi mà còn làm cho tình trạng căng cứng bụng không bị tái phát lại.

Chính vì vậy, cả trong kinh nghiệm dân gian và các khuyến cáo của bác sĩ hiện nay đều cho rằng phụ nữ mang thai nên thực hiện những động tác đứng lên, ngồi xuống hoặc trở mình nhẹ nhàng. Đồng thời, khi thay đổi tư thế trong khi nằm nên từ từ chậm rãi, không nên quá đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Mặc khác, chứng căng cứng bụng thường xảy ra vào buổi sáng, vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý hơn trong vấn đề này. Nên để cho cơn khó chịu qua đi rồi mới được ngồi dậy di chuyển. Kèm theo đó, nên chú ý nên chuyển sang thế nằm nghiêng rồi mới được ngồi dậy. Điều này không những hạn chế tác động đến thai nhi mà còn làm cho tình trạng căng cứng bụng không bị tái phát lại.

4. Mẹ bầu không nên nhịn tiểu

Tình trạng bà bầu đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu thường gặp và là một biểu hiện bình thường. Vấn đề này xảy ra thông thường do tử cung phát triển và co giãn quá mức gây chèn ép bàng quang. Chính vì thế, khi các bà mẹ nhịn tiểu sẽ gây ra tình trạng bụng bị căng cứng.

Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, tử cung và bàng quang là 2 bộ phận gần nhau, vì thế chúng thường có tác động qua lại. Nếu bạn nhịn tiểu quá lâu, lượng nước tiểu sẽ khiến cho bàng quang phải tăng lên về kích thước để chứa chất thải. Điều này sẽ làm cho tình trạng chèn ép của tử cung lên bàng quang nhiều hơn và chính nguyên nhân này đã gây ra tình trạng bụng các mẹ bầu bị căng cứng không chỉ trong tháng thứ 4 – 5 mà còn xuất hiện ở những thời điểm còn lại.

Lưu ý khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5

Bụng căng cứng trong quá trình mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ bầu. Tuy nhiên nó thường xảy ra khiến bạn rất khó chịu và cảm thấy phiền phức. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để tình trạng căn cứng bụng không tái phát lại và sớm biến mất.

Lưu ý khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 - 5
Nếu thấy tình trạng căng cứng bụng diễn biến phức tạp hơn và có xuất hiện cùng với những biến chứng bất thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Mẹ bầu nên vận động tập thể dục thể thao trong thời gian này để kích thích sự vận động của hệ cơ trong cơ thể, điều này có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa tình trạng căng cứng bụng.
  • Nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh những áp lực trong công việc. Đồng thời, xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, hạn chế được tình trạng căng cứng bụng.
  • Ăn uống đầy đủ chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi trong thời gian này. Nên lưu ý không ăn quá no sau 7 giờ tối vì sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng căng cúng bụng.
  • Trong khi ngủ nên nằm nghiêng về phía bên trái, hoặc bạn có thể sử dụng loại gối ôm chuyên dụng dùng cho bà bầu để giúp thai nhi có đủ máu và cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa bụng bị căng cứng sau khi thức dậy vào sáng hôm sau.
  • Nên chọn những loại quần áo thoải mái, chất liệu mỏng nhẹ và mịn màng. Tuyệt đối không nên mặc quần áo quá chật để hạn chế tình trạng chèn ép cơ bụng.
  • Nếu thấy tình trạng căng cứng bụng diễn biến phức tạp hơn và có xuất hiện cùng với những biến chứng bất thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 là bình thường hay bất thường? Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nhìn chung tình trạng này khá bình thường, tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan và nên theo dõi thường xuyên để có thể điều trị kịp thời khi xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả

Cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả là vấn đề mà ai cũng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe...

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa? Nên uống khi nào?

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa hay không là băn khoăn của rất nhiều bà bầu trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe tốt...

Top 9 loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng

Phụ nữ có thai là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhất để đảm bảo cả quá trình thai kỳ diễn ra thuận lợi, bé...

Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai?

Đau bụng luôn là một trong những triệu chứng khiến các bà bầu lo lắng trong quá trình thai kỳ. Tình trạng này có thể là cảnh báo bởi một...

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm: Cách chăm sóc, điều trị

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chủ động được trong cách chăm sóc và điều trị. Trường hợp...

12 nguyên nhân khiến mẹ bầu ra dịch nâu khi mang thai

Ra dịch màu nâu khi mang thai do đâu? Nguy hiểm không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của các chị em trong suốt thai kỳ. ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn