Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khá khó nhận biết nên khi phát hiện bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là căn bệnh không quá hiếm gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao do việc khó phát hiện vì rất ít các triệu chứng. Có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh, có thể do trời lạnh hoặc do nhiễm các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Chúng xâm nhập vào phổi tạo thành các ổ nhiễm trùng và gây viêm nhiễm tại đây.

biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khá nguy hiểm do các vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh

Bệnh có thể xuất hiện sớm, sau sinh  từ 12 giờ đến khoảng vài ngày với các diễn biến cực kỳ nhanh chóng. Tình trạng nhiễm khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể do trước, trong hoặc sau khi sinh và có liên quan đến thời gian vỡ ối ở mẹ. Cụ thể như sau

  • Thời gian từ lúc vỡ ối đến lúc sinh trên 6 giờ đến 12 giờ: 33% trẻ bị viêm phổi.
  • Thời gian từ lúc vỡ ối đến lúc sinh trên 12 giờ đến 24 giờ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.
  • Thời gian từ lúc vỡ ối đến lúc sinh trên 24 giờ: 90% trẻ bị viêm phổi.

Các yếu tố bên ngoài có thể tác động làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm phổi bao gồm

  • Trẻ sau sinh được vệ sinh, tắm rửa từ những dụng cụ chưa được sát trùng sạch gây nhiễm khuẩn.
  • Trẻ sơ sinh hít vào nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết của người mẹ trong thời điểm chuẩn bị ra đời.
  • Trong những tháng cuối thai kỳ lượng oxy mẹ đưa vô thai nhi bị thiếu.
  • Trẻ bị sinh non, thiếu cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi và gây ra tình trạng thở gấp, khó thở, hụt hơi, tím tái. Tình trạng này kéo dài lâu ngày gây ra viêm phổi.
  • Trẻ sơ sinh mắc một số bệnh về da như viêm da, viêm khoang miệng hay viêm dây rốn… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi.

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khá ít và không rõ ràng nên nếu phụ huynh không chú ý có thể không phát hiện được. Bên cạnh đó các triệu chứng này có thể khác với dấu hiệu viêm phổi ở trẻ lớn hơn nên nhiều phụ huynh chưa tìm hiểu về bệnh này sẽ rất khó phát hiện.

biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sốt cao kèm theo bỏ bú, ngủ li bì là những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phổi

Tuy nhiên có thể xác nhận các biểu hiện ban đầu ở trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường là

  • Sốt cao trên 37.5 độ.
  • Trẻ bú kém hoặc không bú.
  • Hơi thở gấp trên 60 lần/ 1 phút hoặc khó thở.

Với các triệu chứng ban đầu này, nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng đây chỉ là cơn cảm sốt do sự thay đổi thời tiết bất thường nên ít đưa trẻ đi khám. Đến khi các các triệu chứng rõ ràng hơn thì bệnh đã chuyển sang những giai đoạn nặng hơn. Các dấu hiệu lúc này thường là

  • Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt
  • Trẻ ngủ li bì với giờ giấc bất thường, đáp ứng kém với kích thích
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú
  • Trẻ bị nôn nhiều, nôn liên tục
  • Trẻ khó thở, hơi thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngừng, người tím tái…

Có 3 yếu tố có thể giúp phụ huynh phát hiện và nhận biết các dấu hiệu viêm phổi sớm hơn ở trẻ sơ sinh bao gồm quá trình bú, cách ngủ và cách thở của bé. Dựa trên 3 yếu tố quan sát bé hằng ngày nếu thấy có các dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa bé đi khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

  • Qúa trình bú: Trẻ sơ sinh thường bú theo cữ theo một thời điểm dựa trên thói quen hằng ngày. Đồng thời trẻ rất nhanh đói vì cơ thể đang cần rất nhiều dưỡng chất để phát triển và hoàn thiện các cơ quan. Vì vậy nếu thấy con bỗng nhiên bỏ bú, bú ít hơn mức thường ngày hoặc đến giờ bú nhưng không dậy thì đây có thể là dấu hiệu đáng ngờ mẹ cần cẩn trọng.
  • Trẻ ngủ li bì: Tương tự như cữ bú, trẻ cũng có một cữ ngủ riêng. Tuy nhiên nếu thấy con ngủ li bì, ngủ nhiều hơn hằng ngày, rối loạn giấc ngủ cũng có thể là một triệu chứng cho thấy bé có nguy cơ đang mắc một bệnh nào đó chẳng hạn như viêm phổi.
  • Cách thở: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất giúp mẹ có thể sớm phát hiện viêm phổi ở con. Khi bé thở, nếu mẹ có thể nghe thấy tiếng thở bất thường, đồng thời hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng, hơi thở nhanh chính là dấu hiệu nghi vấn đầu mẹ cần đặc biệt chú ý. Mẹ cần vén áo bé lên để quan sát, nếu cảm thấy ngực có phần lõm hơn bình thường kèm theo toàn thâm tím tái thì chứng tỏ bé có nguy cơ rất cao đã bị viêm phổi.

Nhịp thở ở trẻ sơ sinh được tính là nhanh hơn mức bình thường khi

  • Với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi: thở 50 lần/1 phút trở lên
  • Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi: Thở 60 lần/1 phút trở lên.

Ngay khi phát hiện các các dấu hiệu này phụ huynh cần đưa bé đến ngay bệnh viện uy tín để kịp thời điều trị phòng tránh các biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong ở bé.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thống kê trên toàn thế giới cho thấy có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh viêm phổi có thể cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Bệnh có tiên lượng cực xấu với nhiều diễn biến nhanh chóng khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.

biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi gây ra rất nhiều biến chứng về các bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Các biến chứng của bệnh viêm phổi gây ra ở trẻ sơ sinh bao gồm

  • Viêm màng não: Các vi khuẩn ở phổi có thể phát triển và lây lan mạnh và xâm nhập vào não gây viêm màng não. Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não, kém thông minh, bị các dị tật thần kinh như mù, điếc, khả năng vận động bị suy giảm.
  • Gây nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây bệnh từ phổi có thể lân lan sang hệ tuần hoàn thông qua đường máu gây nhiễm trùng máu. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây sốc nhiễm trùng  và tử vong rất nguy hiểm.
  • Tràn mủ màng phổi : Đây là tình trạng viêm nhiễm gây tích mủ trong phổi vô cùng nguy hiểm. Bệnh khiến trẻ có thể bị sốt cao kèm theo suy hô hấp hấp khiến việc thở gặp rất nhiều khó khăn. Điều trị bệnh này cũng không hề dễ dàng và có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
  • Tràn dịch màng tim, trụy tim: Tình trạng tích tụ các dịch lỏng dư thừa ở tim, gây khó thở, chèn ép tim, suy tim và nặng nề nhất là tử vong. Bệnh xuất hiện khi có các biểu hiện kháng thuốc và gây nên các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng tim, trụy tim, bóng tim.
  • Kháng thuốc: Với nguyên nhân gây bệnh do các vi khuẩn thường được chỉ định nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn đồng thời ngăn chặn sự lây lan sang các cơ quan khác. Tuy nhiên viêm phổi có thể gây ra tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị cho trẻ sơ sinh gặp khó khăn hơn rất nhiều.
  • Còi xương: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có nguy cơ bị còi xương chậm lớn rất cao do các ảnh hưởng của rất nhiều biến chứng và các loại thuốc. Điều trị còi xương ở trẻ nhỏ cũng khá khó khăn và tốn nhiều chi phí, đồng thời có khả năng măc sphair các biến chứng nguy hiểm khác như viêm xương chũm, viêm màng não, áp-xe não.

Các biến chứng do viêm phổi gây ra ở trẻ sơ sinh đều vô cùng nguy hiểm, vì thế phụ huynh cần sớm nhận biết và phát hiện để đưa trẻ đi điều trị kịp thời.

Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh nói chung và viêm phổi nói riêng cũng không hề dễ dàng. Bởi lúc này các cơ quan của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện nên việc dùng một số loại thuốc có thể gây hại cho cơ thể, đồng thời khả năng tiếp nhận thuốc cũng rất kém. Tuy thế với các nguyên nhân do nhiễm trùng việc dùng một số loại thuốc hỗ trợ vẫn là điều vô cùng cần thiết.

biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Kháng sinh nhóm Penicillin G có thể được chỉ định với một số trường hợp viêm phổi nhẹ

Bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X-quang ngực hoặc lấy máu, lấy đàm nhớt…thậm chí là dịch não tuỷ để xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ. Với các nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn bé sẽ được chỉ định dùng kháng sinh Ampicillin hoặc Penicillin G. Nếu có dấu hiệu thuyên giảm sẽ được ngưng điều trị trong khoảng 1 tuần. Ngoài ra nếu trẻ có bị ho hay sốt, tức ngực sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc phù hợp.

Với các trường hợp nhẹ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà trong khoảng 5- 10 ngày, sau đó tái khám để xem tiến triển bệnh. Với những bé bị viêm phổi nặng cần dùng các công cụ hỗ trợ sẽ được chỉ định điều trị trong bệnh viện để phòng các biến chứng nguy hiểm có thể đến đột ngột. Các loại thuốc được chỉ định trong giai đoạn này thường là  Chloramphenicol hoặc Gentamycin  80g kết hợp với Benzylpenicillin trong 5 – 10 ngày.

Thời gian điều trị kết thúc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ, cơ địa trẻ có tiếp nhận thuốc không, sự phối hợp trong quá trình điều trị của trẻ, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi trong quá trình chữa bệnh. Nói chung phụ huynh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Để tránh các biến chứng nguy hiểm này thì tốt nhất phụ huynh nên có biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Nhất là với trẻ bị sinh non hay thời gian từ lúc vỡ ối đến lúc sinh lâu thì càng cần tăng cường các biện pháp phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhất có thể.

Các phương pháp phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm

  • Giữ ấm cơ thể từ lúc mới sinh
  • Đảm bảo các dụng cụ vệ sinh cho bé được sát khuẩn kỹ càng, người chăm sóc bé phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ và có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu cũng được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ các đồ vật xung quanh hoặc có thể tiếp xúc với trẻ như thìa, cốc, khăn tắm vv…
  • Chọn bệnh viện uy tín để sinh.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh.
  • Phụ huynh cần nắm bắt giờ giấc sinh hoạt của con để có thể sớm phát hiện các biểu hiện bất thường.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho phụ huynh nhiều thông tin hữu ích để sớm phát hiện các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Hãy đưa bé đến ngay các bệnh viên uy tín để sớm điều trị và phòng tránh các biến chứng có thể gây nguy hiểm cho con.

Cùng chuyên mục

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm, có thể kèm theo các triệu chứng như co giật và sốt cao...

Các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm

Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế, trẻ cần được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhất là vào...

Trẻ bị nấm miệng

Trẻ bị nấm miệng: Nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc

Trẻ bị nấm miệng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng...

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính,...

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em: Bệnh nguy hiểm chớ xem thường

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em xuất hiện khi muỗi vằn đốt khiến bé sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục. Bệnh nếu không được điều trị...

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và những điều cần thận trọng

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu vì thế nên sức đề kháng của trẻ không đủ khả năng để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn