Nâng mũi cấu trúc cùng với vị bác sĩ tài giỏi làm mũi cực kỳ đẹp

Bị viêm xoang có nâng, sửa mũi được không? Bác sĩ giải đáp

Nâng Mũi Sụn Tự Thân Đẹp Như Mơ Ước Khi Thực Hiện Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi bằng chỉ Ultra V Lift có bền không? An toàn không?

Nâng mũi tuyệt đẹp trọn đời chỉ sau 45 phút thực hiện

Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không? Giải đáp

Nâng mũi S Line đẹp ngay sau 60 phút thực hiện

Cách chườm đá sau khi nâng mũi giúp mau lành

Da mũi mỏng có nâng mũi được không? Giải đáp

Chỉnh sửa mũi bị lệch: Phương pháp và chi phí cần biết

Các biến chứng sau khi nâng mũi có thể gặp nên biết

Có rất nhiều các biến chứng sau khi nâng mũi có thể xảy ra nếu bạn chọn những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng hay bác sĩ tay nghề kém, đôi khi cũng có thể do việc chăm sóc hậu phẫu của bạn thiếu an toàn. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này để có thể đảm bảo sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt nếu gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng sau khi nâng mũi có thể gặp

Với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao ở cả nam giới và phụ nữ, nâng mũi trở thành một trong những phương pháp phổ biến nhất để giúp khuôn mặt hoàn hảo hơn. Chỉ sau khoảng 30 – 60 phút, dáng mũi thay đổi đồng thời khuôn mặt cũng trở nên thanh thoát hài hòa hơn rất nhiều mà không cần chỉnh sửa đến các bộ phận khác.

biến chứng sau khi nâng mũi
Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau khi nâng mũi làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nâng mũi hiện đại như dùng sụn tự thân hay sụn nhân tạo, với những người sợ đau hay muốn nâng tạm thời có thể tiêm filler hay cấy chỉ. Đây đều là các dạng tiểu phẫu đơn giản nhưng cũng tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ như lệch sống mũi, lộ vật liệu nâng đôi khi còn có thể làm hoại tử mũi.

Những biến chứng này có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân như do bác sĩ có tay nghề kém, cho vật liệu nâng kém chất lượng nhưng cũng có thể do chính cơ địa và cách chăm sóc hậu phẫu không được đảm bảo. Cụ thể hơn các biến chứng sau nâng mũi có thể xuất hiện như

Sống mũi bị lệch vẹo

Sống mũi bị lệch là một trong những biến chứng rất dễ nhận thấy và gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ của khuôn mặt. Trong một số trường hợp lệch sống mũi còn liên quan trực tiếp đến khả năng thở khiến bạn gặp phải rất nhiều bất tiện trong đời sống và tinh thần.

biến chứng sau khi nâng mũi
Sống mũi bị vẹo lệch không chỉ khiến cho khuôn mặt bị mất cân đối rất thiếu thẩm mỹ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sống mũi bị cong vẹo như

  • Chất liệu sụn: Nếu lựa chọn sụn nhân tạo kém chất lượng khiến nó không có độ mềm dẻo đạt chuẩn và không thể cố định lại dáng mũi như ban đầu sẽ dẫn đến tình trạng cong, vênh, lệch khỏi vị trí ban đầu. Trong khi đó, sụn tai và sụn sườn lại vốn có độ cong tự nhiên nếu nếu không viết cách xử lý khi đưa vào mũi sẽ khiến mũi bị cong vệnh theo đúng hình dáng tự thân.
  • Cơ địa: Nếu trước khi tiến hành nâng mũi bạn không được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra với chất liệu nâng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đào thải chất liệu và gây ra tình trạng sống mũi lệch.
  • Do tay nghề bác sĩ kém: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến sống mũi không cố định được vị trí ban đầu. Nhiều người thường ham rẻ và lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ giá rẻ , tay nghề bác sĩ kém và không xử lý được việc đặt sống mũi đồng thời kèm theo chất liệu nâng mũi kém chất lượng khiến sống mũi không chỉ lệch mà còn gây rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
  • Do chăm sóc hậu phẫu: Nếu ngay sau khi nâng mũi mà bạn không đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, tác động mạnh vào mũi hay nằm đề lên mũi khiến mũi đang trong trạng thái chưa cố định trở nên bị lệch vô cùng dễ dàng.

Tình trạng lệch mũi nếu để lâu không xử lý đúng cách còn có thể dẫn đến lộn sụn nâng mũi, thủng da mũi, ảnh hưởng đến đường thở khá nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với các cơ sở thẩm mỹ hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng lệch mà có các phương pháp xử lý phù hợp. Nếu nguyên nhân do cách chăm sóc và chất liệu sụn chưa cố định được tạm thời hoàn toàn có thể nắn lại được nếu mới chỉ lệch khoảng 1 tuần. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích nhiều vì có thể sụn cứa vào niêm mạc mũi và gây viêm nhiễm nặng nề hơn.

Trong trường hợp mũi đã bị lệch sụn đã lâu ngày, sụn đã cố định vào lên trong thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để đưa sụn cũ ra và đưa sụn mới vào để định hình lại sống mũi cũng như ngăn chặn các nguy cơ viêm nhiễm hoại tử có thể xảy ra.

Bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi

Bóng đỏ đầu mũi và lộ sóng mũi cũng là biến chứng thường rất nhiều người gặp phải. Theo đó bóng đỏ đầu mũi là tình trạng da mũi luôn trong tình trạng ửng đỏ hơn hẳn so với các vùng da lân cận dù không có bất cứ các tác động nào. Ngoài ra nhìn vào có thể thấy rõ sụn mũi, nhìn kém tự nhiên và thiếu thẩm mỹ.

biến chứng sau khi nâng mũi
Đầu mũi bị bóng đỏ thường do da mũi bị căng quá đà khiến mũi trông rất thiếu tự nhiên và xấu xí

Đầu mũi bị bóng đỏ thường do da mũi bị căng quá đà, máu không thể đi được tới đây để nuôi dưỡng các mô tế bào, lúc này cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách tăng số lượng mạch máu tại đây khiến mũi bị đỏ ứng. Cụ thể hơn các nguyên nhân gây ra biến chứng sau khi nâng mũi này bao gồm

  • Chọn sai phương pháp nâng mũi: Những người có da mũi mỏng thường là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng này. Thường những người này được khuyên không nên nâng mũi quá cao hoặc nên lựa chọn nâng mũi bọc sụn để hạn chế việc căng da mũi quá mức. Tuy nhiên nếu vẫn muốn nâng mũi cao hay chọn các phương pháp phải đẩy sụ mũi lên khiến da không đủ giày để có thể che phủ và bao bọc sụn mũi và gây ra tình trạng này,
  • Do chất liệu nâng mũi: Nếu sử dụng các vật liệu đưa vào mũi quá cứng hay dày khiến do da bắt buộc bị dàn mỏng ra khiến đầu mũi có cảm giác căng cứng bóng đỏ, chất liệu cũng rất dễ nhìn thấy.
  • Do tay nghề bác sĩ: Nếu bác sĩ có tay nghề không đảm bảo trong quá trình đặt sụn mũi vào khiến mũi chịu áp lục, đầu mũi bị tổn thương, viêm nhiễm làm bóng đỏ.
  • Do chăm sóc sau hậu phẫu: Trong một số trường hợp bạn chăm sóc mũi sau khi nâng khống đúng cách khiến chúng bị nhiễm trùng cũng gây ra biến chứng này.

Sau khi nâng mũi bị bóng đỏ dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhưng lại khiến mũi trông thiếu thẩm mỹ và kém tự nhiên làm bạn không muốn gặp ai, thiếu tự ti khi giao tiếp. Trong trường hợp có liên quan đến các vấn đề viêm nhiễm mũi còn có thẻ bị hoại tử nên bạn cần sớm đi điều trị càng sớm các tốt.

Tuy vào từng nguyên nhân và tình trạng bóng đỏ mà hướng điều trị cũng khác nhau nhưng hầu hết đều phải tiến hành phẫu thuật mũi lại. Nếu nguyên nhân là do chất liệu mũi thì buộc phải thay thế sụn mũi mới chất lượng, an toàn, có độ mềm dẻo phù hợp hơn.

Nếu nguyên nhân của biến chứng này do nâng mũi quá cao hoặc da mũi quá mỏng bác sĩ có thể chỉ định thay đổi sụn tự thân đặt tại đầu mũi để bảo vệ đầu mũi. Lớp sụn này đặt nằm giữa đầu mũi và sụn nhân tạo giống như một lớp đệm nhân tạo để hạn chế các tổn thương tại đây.

Để giải quyết tình trạng này chủ yếu các đối tượng đều được khuyến khích đổi sang dùng sụn tự thân để nâng mũi nếu đang sử dụng các chất liệu khác đồng thời hạ thấp dáng mũi để hạn chế việc bị kéo căng quá mức của da mũi. Nếu vẫn muốn giữ nguyên độ cao thì cần có rất nhiều phương pháp hiện đại hỗ trợ khác, chi phí cao và cần phải thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ lớn nên bạn cần cân nhắc kỹ.

Lòi sụn nâng mũi

Lòi sụn nâng mũi là trường hợp chủ yếu chỉ xảy ra khi lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, tay nghề thấp cùng các vật liệu không đảm bảo. Sụn mũi bị lộ hẳn ra ngoài gây ảnh hưởng trầm trọng tới thẩm mỹ đồng thời có nguy cơ hoại tử rất cao.

biến chứng sau khi nâng mũi
Lòi sụn nâng mũi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ hoại tử trong rất nguy hiểm

Lòi sụn mũi nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng còn khiến vùng mũi bị biến dạng do hoại tử đồng thời khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng theo và rất khó khắc phục. Vì vậy nếu có dấu hiệu này bạn cần nhanh chóng đến cơ sở thẩm mỹ hoặc các bệnh viện lớn uy tín để xử lý nhanh chóng nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

Các nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng này bao gồm

  • Nâng mũi quá cao: hầu hết mọi người đều thích có một dáng mũi cao nhưng điều này còn phụ thuộc vào từng cơ địa cũng như da mũi. Nếu da mũi quá mỏng nhưng vẫn muốn nâng cao khiến da bị căng quá mức và đâm thủng da, lòi sụn ra ngoài xấu xí.
  • Do chất liệu sụn nâng kém chất lượng: chất lụn sụn mũi quá cứng, sử dụng hàng kém chất lượng khiến cơ thể không thích ứng được và đào thải, gây ra các vấn đề viêm nhiễm từ bên trong và làm rách da mũi, sụn lòi ra ngoài.
  • Do tay nghề bác sĩ kém: Trong quá tình nâng nếu bác sĩ không đủ kiến thức để đặt sụn mũi vào khiến sụn quá cao hay quá thấp, đồng thời quy trình sát khuẩn vô trùng không đảm bảo gây ra sống mũi bị lệch lần dần lộ sóng mũi và đâm sụn mũi ra ngoài.

Tùy vào từng tình trạng lòi sụn mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp. Chủ yếu các đối tượng sẽ được phẫu thuật để thay thế sụn mới phù hợp với cơ địa hơn.

Tụt sống mũi

Một số người sau khi nâng mũi chỉ có thể duy trì dáng mũi trong một thời gian ngắn, sau đó sống mũi dần bị tụt thấp xuống khiến dáng mũi cũng bị xô lệch bên to bên nhỏ rất thiếu thẩm mỹ. Thường tình trạng tụt sống mũi thường xảy ra nếu bạn lựa chọn tiêm filler nhiều hơn do filler không thể bám lâu trên sống mũi nên dễ tụt.

biến chứng sau khi nâng mũi
Tụt sống mũi sau đặt sụn mũi khiến mũi trở nên kỳ dị, kém tự nhiên và cần được xử lý nhanh chóng

Tuy nhiên nếu bạn phẫu thuật đặt sụn mũi nhưng có dấu hiệu tụt bạn cần đến ngay cơ sở thẩm mỹ để xử lý sớm nhất có thể xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất.

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt sụn mũi bao gồm

  • Cơ địa không thích ứng với vật liệu nâng: Với những cơ địa nhạy cảm thường rất dễ xảy ra hiện tượng tụt sụn do không thích ứng được với sống mũi. Cơ thể đào thải dần sụn khiến mũi ngày càng thấp và có nguy cơ gây viêm nhiễm bên trong.
  • Do chất liệu sụn: lựa chọn các chất liệu nhân tạo kém chất lượng có độ bền kém dễ khiến chúng bị bào mòn trong thời gian ngắn với triệu chứng chung là tình trạng tụt sụn mũi.
  • Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân quen thuộc như chất lượng thẩm mỹ kém, da mỏng, sụn quá cứng cũng là nguyên nhân có thể khiến sụn mũi bị tụt gây mất thẩm mỹ.

Để khắc phục tình trạng này cách tốt nhất vẫn chính là phẫu thuật để loại bỏ sụn cũ, thay thế sụn mới để định hình lại dáng mũi như ban đầu. Nếu trước đó bạn lựa chọn nâng mũi bằng filler thì chỉ cần đi tiêm lại là có thể lấy lại dáng mũi cũ nhưng không thể duy trì được lâu dài, sau một thời gian vẫn có thể bị tụt lại như ban đầu.

Nhiễm trùng, hoại tử mũi

Nhiễm trùng hoại tử mũi là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ. Triệu chứng ban đầu là tình trạng sưng đỏ, bầm tím tại mũi và có nguy cơ sưng loét nghiêm trọng. Càng lâu dài cơn đau càng nặng nề hơn khiến người bệnh không thể thở được. Mũi sưng tấy và có dịch chảy ra và có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thở.

biến chứng sau khi nâng mũi
Mũi bị hoại tử không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và rất khó khắc phục

Hoại tử mũi nếu không điều trị kịp thời khiến cho mũi bị tổn thương dị dạng nghiêm trọng thậm chí có thể không thể cứu chữa được nếu tình trạng hoại tử quá nặng nề. Mũi không chỉ bị lệch, trở nên méo mó và đau nhức, khó khăn trong việc thở. Sau hoại tử việc sửa mũi có phần có khăn và tốn nhiều chi phí hơn để có thể giải quyết hết các tổn thương trước đó.

Có những trường hợp bị hoại tử và cần phẫu thuật lại 4, 5 lần mũi mới thể ổn định lại hình dạng ban đầu.Có những người không có đủ chi phí sửa hoặc không thể sửa phải sống chung với chiếc mũi hỏng trong nhiều năm trời, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đời sống, tinh thần và cả sức khỏe.

Các nguyên nhân chính gây ra biến chứng sau khi nâng mũi này bao gồm

  • Do chất liệu nâng: Sử dụng chất liệu nâng kém chất lượng hoặc trước khi đưa vật liệu vào mũi không đảm bảo được quy trình vô trùng sát khuẩn chính là nguyên nhân khiến hoại tử mũi.
  • Do bác sĩ tay nghề kém: Những bác sĩ có tay nghề kém, chưa có đủ kiến thức hành nghề nên khi thực hiện các ca phẫu thuật khó chưa đủ kiến thức xử lý gây ra nhiễm trùng tại đây.
  • Do cơ địa: một số người có cơ địa dị ứng với vật liệu độn nhưng không được phát hiện gây ra hiện tượng đào thải vật liệu bên trong mũi với triệu chứng mũi sưng đỏ, bầm tím, chảy mủ.

Nếu tình trạng hoại tử chưa quá nghiêm trọng thì người bệnh vẫn có thể xử lý bằng cách đưa vật liệu độn cũ ra thay thế bằng các vật liệu mới phù hợp hơn. Với những trường hợp hoại tử nặng bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn ra và đưa vào một lớp trung bì mỡ nhằm duy trì dáng mũi tạm thời trong thời gian ngắn, tránh tình trạng đầu mũi bị co rút lại. Sau 3-6 tháng khi mũi đã phục hồi lại bạn có thể tiếp tục nâng mũi nếu muốn.

Mất thị lực khi tiêm filler mũi

Tiêm filler do không thể duy trì được lâu dài nên hầu hết chỉ khuyến khích dùng cho những người sợ đau hay những người chưa tìm được dáng mũi phù hợp. Dù phương pháp này có chi phí khá rẻ, thực hiện vô cùng đơn giản nhanh chóng nhưng nếu bạn chọn những cơ sở thẩm mỹ kém uy tín thì rất nhiều biến chứng khôn lường có thể xảy ra, điển hình như mất thị lực sau khi tiêm filler.

biến chứng sau khi nâng mũi
Tiêm filler nếu không đúng vị trí mạch máu mũi có thẻ dẫn đến mất thị lực, thậm chí còn có thể tử vong

Do mũi và mắt là hai cơ quan lân cận có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Đặc biệt do mạch máu chi phối cánh mũi dùng để tiêm filler vào rất nhỏ, vì vậy nếu bác sĩ không có đủ kiến thức kinh nghiệm sẽ rất dễ nhầm lẫn. Kết quả là tiêm vào mạch máu dẫn lên mắt và gây ra tình trạng mùi mắt, hoại tử vùng da bên cánh mũi, sống mũi. Trong một số trường hợp nguy hiểm hơn người bệnh còn có thẻ bị tắc mạch, hôn mê và tử vong tại chỗ.

Các triệu chứng mất thị lực thường xuất hiện ngay sau khi tiêm. Người được tiêm sẽ cảm thấy mặt bị sụp, không thể mở ra được, teo nhãn cầu, đau dữ dội kèm theo đó là là sưng bầm tím một bên mũi kéo lên mắt.Cần nhanh chóng đưa đến các bệnh viện gần nhất để có thể xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề hơn.

Tuy nhiên theo các bác sĩ những trường hợp có thể phục hồi khi bị biến chứng sau khi nâng mũi này thường rất ít do đến cấp cứu quá muộn. Nếu có thể may mắn lấy lại thị lực người bệnh cũng thường mất rất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe và thị lực, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và tinh thần. Việc sửa mũi cũng bị hạn chế để tránh gây ra các vấn đề nguy hiểm khác.

Dáng mũi không đẹp như mong đợi

Dáng mũi không đẹp như mong đợi có thể liên quan đến các nguyên nhân như không phù hợp với mặt hoặc do bác sĩ thẩm mỹ lỗi khiến mũi bị thấp hoặc cong lệch không như mong đợi. Bên cạnh lý do bác sĩ có tay nghề kém, cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng không thể đạt chuẩn như bạn mong muốn thì lựa chọn của người thẩm mỹ cũng liên quan rất nhiều đến biến chứng này.

biến chứng sau khi nâng mũi
Lựa chọn dáng mũi không phù hợp cùng tay nghề bác sĩ kém chất lượng chính là nguyên nhân gây dáng mũi xấu không như mong đợi

Cần chú ý rằng không phải khuôn mặt nào cũng hợp với dáng mũi cao tây hay dáng chữ L, chữ S. Ví dụ người người có khuôn mặt tròn kiểu Á đông sẽ phù hợp với mũi chữ S, còn nhưng người có mặt sắc sảo, cằm Vline sẽ phù hợp với mũi chữ L.. Lựa chọn kiểu mũi không phù hợp cũng khiến cho khuôn mặt trông mất cân đối, hài hòa, dáng mũi cũng không đạt chuẩn theo đúng ý.

Dáng mũi không đẹp dù không phải là biến chứng nguy hiểm nhưng nhiều người cũng có xu hướng đi sửa tiếp tục khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều.

Phòng tránh các biến chứng sau khi nâng mũi

Nói chung, hầu hết các nguyên nhân chính gây ra các biến chứng sau khi nâng mũi thường do cơ địa, cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém và do cách chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo. Vì vậy giải quyết được các vấn đề này sẽ giúp bạn phòng tránh được các biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ, đồng thời có một sức khỏe ổn định, một khuôn mặt xinh đẹp nhất.

biến chứng sau khi nâng mũi
Những người dưới 18 tuổi, người đang mắc các bệnh lý tuyệt đối không nên nâng mũi để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra

Chú ý một số đối tượng sau không nên nâng mũi để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Người dưới 18 tuổi: Vì những người ở độ tuổi này thường chưa hoàn thiện về cấu trúc sụn mũi, dáng mũi đồng thời sức đề kháng và cơ địa cũng chưa thực sự được hoàn thiện nên rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm và rất khó khắc phục.
  • Người đang mắc các bệnh lý: như tiểu đường, huyết áp thấp, tim mạch nếu chưa được điều trị tận gốc thường được khuyến khích tiêm filler hay cấy chỉ hơn là nâng mũi bọc sụn dó có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, đồng thời cũng dễ gây ra biến chứng hơn.
  • Phụ nữ đang có thai hay sau sinh: đây là hai đối tượng tuyệt đối không nên nâng mũi do cần sử dụng các loại thuốc gây mê trong quá trình nâng mũi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. đồng thời những đối tượng này cũng có sức khỏe, huyết áp không ổn định nên có nguy cơ gặp nhiều biến chứng hơn.
  • Người bị HIV: Do những đối tượng này có hệ thống miễn dịch cực kỳ thấp, đồng thời các vết thương trên những người bị HIV thường có thời gian lành lại rất lâu nên rất dễ gây ra nhiễm trùng hay hoại tử sau khi nâng mũi.
  • Một số đối tượng khác: người bị máu khó đông, chị em đang trong thời kỳ kinh nguyệt…

Tốt nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ có uy tín để có thể thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trên đảm bảo hạn chế những biến chứng nhất. Đồng thời đến các cơ sở uy tín bạn cũng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về dáng mũi phù hợp nhất, một số trung tâm còn có các thiết bị 3D để giúp bạn có thể nhận biết trước khuôn mặt và dáng mũi sau phẫu thuật. Từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp.

Các cơ sở thẩm mỹ cũng sẽ sử dụng các vật liệu chất lượng cùng hệ thống vô trùng tiệt khuẩn hoàn toàn đảm bảo để hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra. Dù chắc chắn với các cơ sở thẩm mỹ lớn chi phí cũng sẽ cao hơn nhưng với các vấn đề làm đẹp bạn không nên ham rẻ chọn những cơ sở thẩm mỹ chui bởi sẽ gây hại cho chính bản thân bạn.

Nếu có nhu cầu đi nâng mũi, sửa mũi hay bất kỳ các phẫu thuật thẩm mỹ khác bạn nên tham khảo kỹ các cơ sở thẩm mỹ thông qua các website, fanpage, hình ảnh chân thực hay các đánh giá của các khách hàng trước đó để đảm bảo độ uy tín cao hơn. Bên cạnh đó cũng cần đọc rõ các bản cam kết trước khi phẫu thuật để tránh các bất lợi cho bản thân nếu có biến chứng xảy ra.

Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc hậu phẫu cũng liên quan rất nhiều đến quá trình hồi phục và kết quả sau khi thẩm mỹ mũi. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sinh hoạt để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Ví dụ như hạn chế vận động mạnh, nằm đè lên mũi hay ăn các thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo như rau muống, thịt bò, trứng..

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi nâng mũi bạn cần thông báo đến các cơ sở thẩm mỹ nhanh chóng để có thể xử lý kịp thời. Tốt hơn nếu cảm thấy cơ sở thẩm mỹ đó không uy tín bạn hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị nhanh chóng và an toàn nhất, ,tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn về các biến chứng sau khi nâng mũi có thể xảy ra. Nếu có ý định cải thiện nhan sắc bằng cách nâng mũi hay bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào khác, hãy luôn đảm bảo thực hiện tại những cơ sở uy tín chất lượng để hạn chế tối đa các biến chứng trên đây có thể xảy ra.

Cùng chuyên mục

Bác sĩ thẩm mỹ Hồ Phi Nhạn

Tìm hiểu về đầu mũi to với bác sĩ chuyên khoa Hồ Phi Nhạn

“ Đầu mũi to, sống mũi thấp, cánh mũi bè là khuyết điểm mũi thường thấy của người châu Á nói chung, và người Việt Nam nói riêng. Những khuyết...

Nâng mũi sụn Nanoform

Nâng mũi sụn Nanoform có tốt không? bác sĩ giải đáp

Kỹ thuật nâng mũi bằng sụn Nanoform là công nghệ thẩm mỹ hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội trong việc chỉnh hình dáng mũi. Phù hợp áp dụng...

Nâng mũi uy tín Hà Nội bác sĩ Bùi Văn Cường

Thảo luận cùng Ths.Bs Bùi Văn Cường về công nghệ và xu hướng nâng mũi cao tây

Ths.Bs Bùi Văn Cường - Giám đốc chuyên môn và điều hành Thẩm mỹ viện Hương Giang, đã thực hiện 12.000 ca nâng mũi hàng năm, từng công tác và...

Nâng Mũi Giá Bao Nhiêu Ở Bác Sĩ Nổi Tiếng?

Nâng mũi giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào địa chỉ làm đẹp và phương pháp thực hiện, với chi phí tổng thể dưới 70 triệu đồng cho chiếc mũi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn