Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng có sức đề kháng cực kỳ yếu nên rất dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các triệu chứng cảm cúm, nhiễm trùng. Bà bầu nếu bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu nếu không thể kiểm soát và xử lý tốt tình trạng này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bé sinh ra có thể chậm phát triển, dị tật ống thần kinh nếu không được điều trị kịp thời.

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Đối với người bình thường, việc bị sốt cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, hoặc ít nhất cũng khiến người bệnh vô cũng mệt mỏi, mất sức, mất nước. Đối với bà bầu, việc bị sốt còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý bảo vệ sức khỏe để tránh tình trạng này.

bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu sốt khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi

Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu là thời điểm bé đang bắt đầu hình thành cơ thể và hệ thần kinh. Chính vì thế sự bất ổn từ mẹ có thể khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Đồng thời khi mẹ sử dụng các loại thuốc điều trị sốt, nhất là thuốc kháng sinh thì càng làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của con nhiều hơn nữa.

Cụ thể hơn, nhưng nguy hiểm tiềm ẩn từ những cơn sốt của mẹ đến thai nhi bao gồm

Dị tật bẩm sinh

Các nghiên cứu cho thấy, trong 3 tháng đầu nếu mẹ bị sốt cao thì con khi sinh ra có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh như ị sứt môi, dị tật tim bẩm sinh và dị tật ống thần kinh. Trong đó, với các trường hợp mẹ bị sốt siêu vi hoặc sốt do virus xâm nhập thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao gấp hai lần bình thường.

Do trong 3 tháng đầu, bé mới chỉ bắt đầu hình thành cơ thể, chưa có khả năng kháng cự lại một số tác nhân nên có nguy cơ bị các mầm bệnh trú ngụ rất lớn. Bên cạnh đó, khi bị sốt nếu mẹ tự ý dùng một số loại thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh rất nguy hiểm.

Tự kỷ

Não bộ của trẻ trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ bị ảnh hưởng bởi cơn sốt của mẹ, đặc biệt nếu mẹ sốt hơn 39 độ thì não bộ sẽ càng tổn thương trầm trọng hơn. Khi mẹ bị sốt có thể kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, thở khó dẫn đến việc lượng oxy đưa đến não không đủ, đồng thời việc dùng một số loại thuốc hạ sốt cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.

bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bị sốt cao trong những tháng đầu thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến não bộ khiến con sinh ra bị tự kỷ

Một nguyên nhân khác làm tăng khả năng tự kỷ ở thai nhi nếu mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu là do các virus gây sốt sẽ làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể khiến rối loạn nhiễm sắc thể gây tự kỷ ở trẻ sơ sinh.

Sinh non hoặc sẩy thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa protein để đưa các dưỡng chất từ mẹ sang nuôi dưỡng con. Hoạt động chuyển hóa protein này cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy nếu cơ thể mẹ có sự thay đổi nhiệt độ bất thường, có thể làm đường đi của protein bị sai lộ trình là tăng nguy cơ sảy thai hơn.

Ngoài ra, sốt cao và một số độc tố trong cơ thể có thể kích thích việc co bóp tử cung quá mức làm tăng nguy cơ thai nhi bị chết lưu hoặc sảy thai.

Như vậy có thể thấy rằng, bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy bà bầu phải thật sự cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân trong 3 tháng đầu cũng như suốt thai kỳ.

Nguyên nhân bà bầu bị sốt trong 3 tháng đầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu, chủ yếu là do nhiễm trùng. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm

  • Cảm lạnh, cúm: Do các loại virus xâm nhập khi sức đề kháng của mẹ đang bị yếu kém, thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi bất thường, trời lạnh quá mức. Mẹ cũng có thể bị cảm cúm do lây nhiễm từ những người xung quanh.
  • Nhiễm trùng tai: Cảm lạnh hay dị ứng có thể làm kích ứng ống eustachian ( được thống từ tai đến cổ họng) khiến ông này hoặc các khu vực xung quanh nó sưng lên. Bệnh có thể gây chảy dịch, ngứa ngáy ở tai thậm chí có thể làm thủy màng nhĩ, viêm màng não nếu không điều trị kịp thời.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Do các virus rhinovirus và coronavirus xâm nhập gây bệnh. Mẹ có thể mắc bệnh do lây nhiễm từ những người xung quanh, chạm vào đồ vật bị nhiễm virus gây ra tình trạng mệt mỏi, sốt cao kéo dài.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Phụ nữ mang thai thường có xu hướng đi tiểu nhiều lần đồng thời khối lượng tử cưng tăng lên có thể làm chèn ép đường tiểu gây nhiễm trùng. Uống ít nước hay nhiễm khuẩn E.coli cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
  • Nhiễm trùng hệ sinh dục: do nội tiết tố tăng cao, chức năng thận suy giảm hoặc nhiễm nấm, nhiễm khuẩn đều dẫn đến nhiễm trùng hệ sinh dục ở phụ nữ mang thai.

Có thể thấy, các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sốt chủ yếu đều liên quan đến các vấn đề bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Nhất là khi mẹ bầu đang có sức đề kháng khá yếu lại càng dễ tạo điều kiện cho các virus vi khuẩn này xâm nhập và gây bệnh nhiều hơn.

Điều trị tình trạng sốt khi mang thai 3 tháng đầu

Một bất lợi của phụ nữ có thai là việc dùng thuốc cần phải hạn chế bởi một số chất trong các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy nếu bà bầu bị sốt cao trên 38, 39 độ kèm theo khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, ớn lạnh hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu
Chườm khăn ấm giúp mẹ được hạ sốt nhanh chóng và an toàn

Xử lý tại nhà

Đôi khi các cơn sốt chỉ là vấn đề cảm lạnh, cảm cúm thông thường do thay đổi thời tiết, mẹ bầu có thể không cần quá lo lắng và tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản sau

  • Hạ sốt bằng khăn ấm: Mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm được ngâm nước ấm để lau khắp cơ thể để hạ nhiệt cho cơ thể. Hơi nước bốc hơi khỏi da cũng giúp đem nhiệt độ giảm đi nhanh chóng và an toàn. Lưu ý là không dùng nước lạnh hay nước quá nóng, dùng nước ở độ ấm vừa đủ để không gây hại cho mẹ và bé. Mẹ cũng nên chườm một chiếc khăn ấm lên trán để hạ và phân tán nhiệt độ trên cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể có xu hướng bị mất nước. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung nước cho cơ thể, có thể dùng nước lọc hay các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh hơn.
  • Ăn cháo loãng: Bà bầu nên ưu tiên ăn các món ăn loãng, nhạt như cháo, súp hoặc canh rau củ để bổ sung nước và muối cho cơ thể. Có thể kết hợp nấu cùng lá tía tô hay lá bạc hà cũng giúp làm ấm cơ thể, hạ sốt rất tốt.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cơn sốt khiến mẹ bầu mệt mỏi mất sức, vì thế hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy nằm trong một căn phòng thoáng mát sạch sẽ, tuyệt đối không mở cửa sổ làm gió mùa mạnh khiến cơn sốt có thể trầm trọng hơn.
  • Mặc đồ thoải mái: Bà bầu nên mặc các trang phục rộng rãi thoáng mát, không mặc quá dày làm thân nhiệt tăng trong khi mặc quá mỏng lại khiến cơ thể ớn lạnh. Tốt nhất nên mặc trang phục có độ dày vừa phải, đảm bỏ thoáng mát, thấm hút tốt là được.
  • Bổ sung vitamin: Mẹ có thể uống một số vitamin, đặc biệt là vitamin A hoặc vitamin C đều đem đến tác dụng hạ sốt và tăng sức đề kháng hiệu quả.

Trên đây đều là các phương pháp giảm sốt an toàn tại nhà cho mẹ bầu. Tuy nhiên nếu cơn sốt không giảm mà còn kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như nôn mửa, người ơn lạnh, khó thở thì hãy đến ngay bệnh viện để kịp thời xử lý.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào từng tình trạng sốt và nguyên nhân gây bệnh mà bà bầu sẽ được chỉ định một số loại thuốc để làm giảm cơn sốt nhanh chóng. Tuy nhiên hầu hết cơn sốt là do một số vấn đề nhiễm trùng nên các loại thuốc được chỉ định cơ bản hầu như giống nhau.

Một số loại thuốc thường dùng để hạ sốt cho bà bầu bao gồm

  • Thuốc kháng sinh: Bà bầu vẫn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh nhóm A như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin, Cephalexin… Tuy nhiên cần chú ý dùng với một liều lượng vừa đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng virus: Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus xâm nhập, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng virus để giảm nhanh cơn sốt, tiêu diệt virus và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ mà thôi vì một số lại thuốc nếu dùng không đúng cách có thể gay ảnh hưởng đến não bộ cũng như sự phát triển về thể chất ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cũng chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều hay kết thúc liều sớm đều có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Phòng tránh tình trạng bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu

Có rất nhiều các vấn đề gây sốt ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố khiến không thể đảm bảo việc có thể phòng tránh cơn sốt ở bà bầu trong các tháng đầu của thai kỳ một cách hoàn toàn. Tuy nhiên phụ nữ mang thai vẫn có thể hạn chế tối đa được tình trạng này bằng cách nâng cao sức khỏe và bảo vệ cơ thể mỗi ngày thông qua chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hay sinh hoạt.

bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh hơn

Các biện pháp phòng tránh hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng bao gồm

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài, đặc biệt vào thời điểm giao mùa để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn hay các bệnh lây lan qua đường hô hấp.
  • Bổ sung vitamin và các dưỡng chất qua các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt các loại nước ép hay sinh tố trái cây.
  • Tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên khám bệnh định kỳ.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia các lớp yoga cho bà bầu.

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có thể chỉ là triệu chứng bình thường do cảm cúm nhưng cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bà bầu cần phải lưu ý. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy bên cạnh sốt còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác.

Cùng chuyên mục

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn