Các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Có nên uống thuốc?

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Top 10 thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ em và người lớn tốt nhất

9 căn bệnh về đường tiêu hoá thường gặp, không nên chủ quan

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn: Nguyên nhân, cách xử lý, phòng ngừa

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, sữa chua mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thực phẩm này đúng cách để đảm bảo hiệu quả và tránh những tác dụng không mong muốn.

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh lý này xảy ra khi một hoặc nhiều cơ quan tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, ợ hơi,… Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thực phẩm và dùng các loại thức ăn chứa virus, nấm, vi khuẩn có hại.

Rối loạn tiêu hóa thường kéo dài trong khoảng vài ngày và sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu được chăm sóc đúng cách. Một trong những vấn đề quan trọng khi điều trị rối loạn tiêu hóa là phải bổ sung thực phẩm lành mạnh, tốt cho đường ruột và tránh thực phẩm khó tiêu, dễ gây dị ứng. Do đó, không ít người băn khoăn Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua hay không?.

rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là chế phẩm lên men từ sữa bò và các loại sữa hạt như đậu nành, óc chó, hạnh nhân,… So với sữa thông thường, sữa chua chứa ít chất béo hơn và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn probiotic (lợi khuẩn). Lợi khuẩn là các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột với tác dụng tăng cường sức khỏe, ức chế hại khuẩn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, sữa chua còn cung cấp một lượng lớn protein, DHA, canxi, vitamin D cùng với nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết khác. Vì đã được lên men nên đường lactose trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn so với sữa bò. Do đó, người mắc hội chứng không dung nạp lactose vẫn có thể dùng sữa chua để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Tóm lại, người bị rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao, sữa chua còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Nếu bổ sung đúng cách, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

Lợi ích của sữa chua đối với chứng rối loạn tiêu hóa

Sữa chua cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn (Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus) cùng với khoáng chất, đạm và vitamin thiết yếu. Đối với người bị rối loạn tiêu hóa, thêm sữa chua vào chế độ ăn mang lại nhiều lợi ích như:

1. Cải thiện tiêu chảy, táo bón

Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ vi sinh trong đường ruột thường bị mất cân bằng. Tình trạng này khiến cho nhu động ruột tăng hoặc giảm bất thường dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, sữa chua giúp cải thiện các triệu chứng này chỉ sau một thời gian ngắn.

rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón

Khi thêm sữa chua vào chế độ ăn, số lượng lợi khuẩn trong đường ruột sẽ tăng lên đáng kể, từ đó ức chế vi khuẩn có hại, giảm tình trạng viêm đường ruột và điều hòa lại nhu động của cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, lợi khuẩn cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa tinh bột, protein và một số thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Nhờ vậy, thức ăn dễ dàng được hấp thu và đào thải, hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi và táo bón.

2. Hỗ trợ giảm đau dạ dày

Đau dạ dày cũng là triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa. Thực tế, lợi khuẩn trong sữa chua không tồn tại trong dạ dày và sinh sống ở đường ruột. Tuy nhiên, sữa chua có kết cấu mềm và mát nên có làm dịu niêm mạc thực quản, dạ dày.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của đường ruột được cải thiện cũng có thể hạn chế tình trạng dạ dày co bóp và tăng tiết axit quá mức. Do đó ngoài những lợi ích đối với đường ruột, dùng sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa cũng góp phần giảm đau dạ dày, nóng rát thượng vị, ợ hơi và ợ chua.

3. Ổn định hoạt động tiêu hóa

Ngoài những tác dụng ngắn hạn, thêm sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày còn giúp ổn định hoạt động tiêu hóa lâu dài. Với hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, sữa chua giúp ổn định nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn và hỗ trợ phòng ngừa táo bón, đầy hơi, chướng bụng.

4. Tăng sức đề kháng

Một tác dụng khác của sữa chua mà ít người biết đến là giúp tăng sức đề kháng. Các nghiên cứu cho thấy, cải thiện số lượng lợi khuẩn trong đường ruột giúp gia tăng số lượng tế bào bạch cầu, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn.

rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
Thêm sữa chua vào chế độ ăn có thể tăng cường sức đề kháng và ổn định chức năng tiêu hóa

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng đề kháng còn giúp cơ thể tiêu diệt và đào thải vi khuẩn có hại. Đồng thời giảm nhanh các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, uể oải, cơ thể xanh xao và gầy yếu.

5. Đẩy nhanh tốc độ hồi phục

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, sữa chua không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn tăng đào thải vi khuẩn có hại trong đường ruột. Nhờ vậy, niêm mạc đường ruột sẽ được phục hồi nhanh chóng. Nếu thêm sữa chua vào chế độ ăn, các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 5 – 7 ngày.

Cách dùng sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa

Khác với người khỏe mạnh, người bị rối loạn tiêu hóa rất dễ bị đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy nếu không sử dụng sữa chua đúng cách. Do đó, nếu có ý định thêm sữa chua vào chế độ ăn, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

1. Chọn loại sữa chua phù hợp

Trên thị trường có khá nhiều loại sữa chua với hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Thông thường, bạn có thể lựa chọn sữa chua có hương vị yêu thích nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa, nên dùng sữa chua nguyên chất chứa ít đường hoặc không đường để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
Khi bị rối loạn tiêu hóa, nên chọn các loại sữa chua ít đường hoặc không đường

Đối với người bị dị ứng sữa bò hoặc mắc chứng khó hấp thu lactose, nên dùng sữa chua được làm từ các loại sữa thực vật như sữa yến mạch, hạnh nhân, sữa đậu nành,… Các loại sữa chua thực vật vẫn cung cấp đầy đủ lợi khuẩn cho đường ruột nhưng dễ tiêu hóa và ít chất béo hơn.

Ngoài ra khi chọn sữa chua, bạn nên ưu tiên các sản phẩm organic (hữu cơ) thay vì dùng các sản phẩm chứa nhiều phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản. Các thành phần này có thể gia tăng áp lực lên đường ruột và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

2. Kết hợp thêm với ngũ cốc và trái cây

Bản thân sữa chua chứa một lượng nhỏ axit lactic nên có thể gây khó chịu ở vùng thượng vị với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó khi dùng sữa chua, bạn nên kết hợp với các loại trái cây tươi như bơ, dưa hấu, lê, táo cùng với ngũ cốc như gạo lứt sấy, yến mạch, hạnh nhân lát,…

rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
Nên dùng sữa chua cùng với các loại ngũ cốc và trái cây tươi để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể

Không chỉ giúp hạn chế tình trạng khó chịu ở dạ dày, dùng sữa chua kết hợp trái cây và ngũ cốc còn giúp tăng hương vị, đồng thời bổ sung thêm chất xơ và vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên khi kết hợp, bạn nên tránh các loại trái cây sấy khô vì các sản phẩm này thường chứa nhiều đường và khó tiêu hóa.

3. Chỉ dùng 1 – 2 hộp/ ngày

Sữa chua chứa một lượng lớn probiotic (lợi khuẩn). Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 hộp/ ngày (tương đương 100 – 200g sữa chua). Dùng quá nhiều sữa chua cũng có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Đối với trẻ nhỏ, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng từ 1/2 – 1 hộp sữa chua/ ngày.

4. Chú ý thời điểm ăn

Các lợi khuẩn trong sữa chua dễ bị tiêu hủy bởi dịch vị của dạ dày. Nếu không sử dụng đúng cách, hơn 90% lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và chỉ còn 10% probiotic có thể di chuyển đến ruột non.

Để bảo tồn số lượng lợi khuẩn, bạn nên dùng sữa chua sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Lúc này, lượng dịch vị trong dạ dày không nhiều nên lợi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển đến đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

Nếu đang sử dụng kháng sinh, bạn nên dùng sữa chua sau khi uống thuốc khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ. Dùng đồng thời có thể khiến lợi khuẩn trong sữa chua bị tiêu diệt và không mang lại lợi ích đối với hệ tiêu hóa.

5. Không dùng sữa chua cùng với một số thực phẩm kiêng kỵ

Sữa chua không đơn thuần là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn chứa một lượng lớn probiotic. Do đó, khi dùng loại thực phẩm này, bạn cần tránh sử dụng với các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt ủ muối, xúc xích, pa tê đóng hộp,… Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa H2SO3 (axit sulfurơ) có thể kết hợp với các axit amin trong sữa chua tạo thành hoạt chất có khả năng gây ung thư.

rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
Cần tránh sử dụng sữa chua với các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, pate,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua được hấp thu tốt nhất khi dùng các loại thực phẩm giàu tinh bột và chất xơ. Tinh bột có khả năng hút dịch vị, từ đó giúp lợi khuẩn trong sữa chua dễ dàng đi qua dạ dày và di chuyển xuống đường ruột. Trong khi đó, chất xơ là nguồn thức ăn của probiotic. Sử dụng sữa chua cùng với các loại trái cây tươi giúp lợi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và có thể ức chế sự phát triển quá mức của các hại khuẩn.

Một số lưu ý khi dùng sữa chua cho người bị rối loạn tiêu hóa

Sữa chua là thực phẩm lành mạnh được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày – đặc biệt là với những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và có chức năng tiêu hóa kém. Tuy nhiên trước khi thêm loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bị tiểu đường, viêm túi mật, viêm tụy,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày. Nếu có thể, nên sử dụng sữa chua dành riêng cho người gặp phải những vấn đề này để tránh những tác dụng ngoài ý muốn.
  • Không nên sử dụng sữa chua khi đói. Axit lactic trong sữa chua cùng với dịch vị trong dạ dày sẽ gây ra cảm giác cồn cào và khó chịu ở vùng thượng vị. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng sữa chua sau các bữa ăn chính khoảng 1 giờ. Nếu dùng vào buổi xế, nên ăn nhẹ trước bằng bánh mì và trái cây tươi trước khi dùng sữa chua.
  • Không dùng sữa chua cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng men vi sinh.
  • Các loại lợi khuẩn bên trong sữa chua dễ bị tiêu hủy bởi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Do đó, cần bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh, tránh đặt ở ngăn đông hoặc bên ngoài nhiệt độ thường.
  • Nên kết hợp sữa chua cùng với các loại thực phẩm lành mạnh khác để ổn định hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn vấn đề “Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua hay không?” và biết cách dùng thực phẩm này hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định thêm sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày.

Cùng chuyên mục

Top 5 men vi sinh hỗ trợ tiêu hoá của Nhật được Review tốt

Các loại men vi sinh của Nhật Bản nhận được nhiều review tích cực nhờ có công thức an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ...

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi và những điều cần biết

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi khiến trẻ không chịu ăn uống, táo bón hoặc tiêu chảy dẫn tới tụt cân nhanh, bé quấy khóc nhiều khiến...

thuốc hỗ trợ tiêu hoá

Top 10 thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ em và người lớn tốt nhất

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề có thể gặp ở tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn và gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến...

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Có nên uống thuốc?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì, có thực sự nên uống thuốc hay không là nỗi niềm của bất cứ phụ huynh nào khi thấy con bị...

cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Áp dụng các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa làm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn