Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn này để kiểm soát tiến triển của bệnh và cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, cần đi bộ đúng cách để giảm áp lực lên ổ khớp và phòng ngừa cơn đau bùng phát. 

bị khô khớp gối có nên đi bộ không
Người bị khô khớp gối có nên đi bộ không?

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không?

Khô khớp gối là tình trạng ổ khớp không sản xuất đủ lượng dịch nhờn cần thiết để bôi trơn đầu sụn. Tình trạng này khiến ổ khớp va chạm mạnh khi vận động dẫn đến đau nhức và phát ra âm thanh “lạo xạo”. Chứng khô khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, người trẻ có thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ cũng có thể gặp phải bệnh lý này.

Dịch nhờn giữ vai trò giảm ma sát, giúp ổ khớp vận động trơn tru và linh hoạt. Trong trường hợp không cung cấp đủ lượng dịch cần thiết, ổ khớp có thể bị đau nhức và thoái hóa. Vì vậy ngay khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và luyện tập thể thao thường xuyên để kiểm soát tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của khớp. Do đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc “Người bị khô khớp gối có nên đi bộ không?”.

bị khô khớp gối có nên đi bộ không
Người bị khô khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ để cải thiện bệnh tình và nâng cao sức khỏe

Theo các bác sĩ Cơ xương khớp, người bị chứng khô khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ. Không giống với suy nghĩ của nhiều bệnh nhân, đi bộ là bộ môn rất tốt cho người gặp các vấn đề về khớp gối. Bộ môn này kích thích màng bao hoạt dịch sản sinh dịch nhờn, từ đó cải thiện tình trạng khớp đau nhức và phát ra âm thanh “lạo xạo”.

Bên cạnh đó, đi bộ với cường độ phù hợp còn kích thích quá trình chuyển hóa dinh dưỡng ở ổ khớp. Khi khớp được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao hoạt dịch sẽ sản sinh lượng dịch nhờn cần thiết cho quá trình vận động và đi lại. Hơn nữa, đi bộ đều đặn còn cải thiện sức mạnh của cơ bắp, tăng biên độ vận động và phòng ngừa các bệnh xương khớp mãn tính khác.

Ngoài những lợi ích đối với hệ thống xương khớp, đi bộ còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Giải tỏa căng thẳng, ngừa stress và các vấn đề tâm lý
  • Điều hòa huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Đốt cháy mỡ thừa và duy trì cân nặng vừa phải

Có thể thấy, đi bộ mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Do đó, bệnh nhân bị khô khớp gối hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn này để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn chi tiết cách đi bộ cho người bị khô khớp gối

Mặc dù đi bộ có thể cải thiện tình trạng khô khớp và cải thiện sức khỏe nhưng nếu thực hiện không đúng cách, đầu gối có thể bị đau nhức, sưng viêm. Vì vậy, bệnh nhân bị khô khớp gối cần phải đi bộ đúng cách để hạn chế rủi ro phát sinh và đạt được toàn bộ lợi ích mà bộ môn này mang lại.

1. Chuẩn bị trước khi đi bộ

Đi bộ là bộ môn thể thao có cường độ khá nhẹ nhàng và phù hợp với mọi lứa tuổi. Để quá trình tập luyện diễn ra thuận lợi, bệnh nhân cần chuẩn bị:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, có chất liệu thấm hút và thông thoáng. Tránh sử dụng trang phục có chất liệu dày cứng và bó sát quá mức. Các trang phục này có thể hạn chế phạm vi vận động, gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tập luyện.
  • Đi bộ tác động trực tiếp đến khớp gối và bàn chân. Để tránh tình trạng đau nhức khi tập luyện, cần lựa chọn giày thể thao chuyên dụng. Không mang dép và giày có đế cao để đi bộ. Sử dụng giày không phù hợp có thể làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng, khớp gối và khớp cổ chân dẫn đến hiện tượng tê mỏi và đau nhức sau khi luyện tập.
  • Lựa chọn đoạn đường bằng phẳng để đi bộ, không nên đi bộ ở các đoạn đường gập ghềnh, nhiều sỏi đá,… Khác với người khỏe mạnh, người bị khô khớp gối dễ bị đau nhức nếu đi bộ ở những đoạn đường này.
  • Nếu có tuổi tác cao, bệnh nhân nên đi bộ cùng với người thân và bạn bè để được hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh. Hoặc có thể mang theo các thiết bị điện tử để nhờ sự trợ giúp nếu đi bộ 1 mình.
  • Nên mang theo bình nước nhỏ để bổ sung nước cho cơ thể khi cần thiết.
  • Chỉ đi bộ khi cơ thể khỏe mạnh, không quá mệt mỏi,… Tránh tập thể thao khi tâm lý bất ổn, bị kích động quá mức hoặc đang bị sốt cao.
  • Nên đi bộ khi bụng không quá đói hoặc quá no. Theo các chuyên gia, thời điểm đi bộ thích hợp nhất là sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi chiều trước khi ăn tối (khoảng 17 giờ).

2. Quá trình đi bộ

Để đi bộ mang đến nhiều lợi ích như mong đợi, cần thực hiện theo đúng hướng dẫn sau:

bị khô khớp gối có nên đi bộ không
Nên đi bộ nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút trước khi tăng cường độ tập luyện
  • Giữ lưng thẳng, thả lỏng cơ thể và bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ nhàng. Nên duy trì đi bộ bước nhỏ từ 3 – 5 phút để làm nóng cơ thể và kích thích hoạt động của ổ khớp. Đây là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của buổi luyện tập. Bởi nếu đi bộ quá nhanh ngay khi mới bắt đầu, bệnh nhân có thể bị sưng đau ổ khớp và phải dừng buổi tập luyện để nghỉ ngơi.
  • Sau khoảng 5 phút, bệnh nhân có thể tăng cường độ đi bộ để tác động sâu hơn đến khớp gối và các cơ quan khác. Tuy nhiên, cần tăng cường độ từ từ. Tình trạng đi bộ nhanh một cách đột ngột có thể gây đau và tê cứng ổ khớp.
  • Trong thời gian mới bắt đầu luyện tập, chỉ nên đi bộ từ 15 – 20 phút. Sau khoảng 2 – 3 tuần tập luyện, bệnh nhân có thể đi bộ với cường độ nhanh hơn trong thời gian từ 20 – 30 phút. Tránh đi bộ quá 30 phút vì có thể làm tăng áp lực lên khớp gối và kích thích cơn đau bùng phát.
  • Khi gần kết thúc buổi tập luyện, nên giảm cường độ đi bộ trước khi dừng hẳn. Tình trạng dừng đột ngột có thể gây sức ép lên tim và cơ quan xương khớp. Vì vậy, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng trong 5 – 7 phút trước khi dừng hẳn buổi tập luyện.

3. Một số vấn đề cần lưu ý

Ngoài ra, bệnh nhân bị khô khớp gối cũng cần lưu ý một số vấn đề khi đi bộ như:

bị khô khớp gối có nên đi bộ không
Trong trường hợp khớp gối đau nhiều, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp
  • Chỉ nên đi bộ khi khớp không bị đau nhức. Trong trường hợp khớp phù nề và sưng đỏ, nên tránh vận động và cần nghỉ ngơi cho đến khi ổ khớp giảm đau hoàn toàn.
  • Khi đi bộ, nên hít thở sâu để cải thiện chức năng hô hấp và sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, không nên quá lo lắng trong quá trình tập luyện.
  • Nếu khớp đau nhức nhiều khi đi bộ, bạn nên dừng hẳn buổi luyện tập và đi bộ lại vào ngày hôm sau. Trong trường hợp thực hiện đúng theo hướng dẫn nhưng khớp vẫn bùng phát cơn đau khi tập luyện, nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu.
  • Người bị chứng khô khớp không nên tập luyện quá 30 phút và nên duy trì đi bộ với tần suất 3 – 5 buổi/ tuần. Khi cơ thể đã quen với việc tập luyện, bệnh nhân có thể tập mỗi ngày để cải thiện khớp gối và sức khỏe tổng thể.
  • Bên cạnh đi bộ, người bị chứng khô khớp cũng có thể thực hiện một số bộ môn khác như yoga và bơi lội. Các bộ môn này ít gây áp lực lên khớp gối nên có thể hạn chế tình trạng đau nhức và tê cứng ổ khớp khi tập luyện.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị khô khớp gối có nên đi bộ không?” và hướng dẫn chi tiết các bước đi bộ đúng cách. Tuy nhiên, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ vấn đề này để được tư vấn cụ thể hơn về thời gian và tần suất luyện tập.

Cùng chuyên mục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Theo các chuyên gia đầu ngành, biểu hiện thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở những đối tượng trên 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này có...

Thoái hóa khớp gối ở người già: Cách phòng ngừa, điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến ở người già. Bệnh thường gây đau nhức ổ khớp đi kèm với tình trạng cứng khớp, khớp phát ra...

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị. Kết hợp...

thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau nhức ở thái dương hàm, khi há hay ngậm miệng đều nghe thấy lục.. Bệnh...

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Hẹp khe khớp gối là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối, đặc trưng bởi sự thu hẹp của khoảng cách giữa 2 đầu xương....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn