Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
“Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ góp phần tích cực trong quá trình điều trị bệnh lý. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho hệ thống xương khớp còn giúp nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa xương khớp sớm.
Vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị gai cột sống
Gai cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến ở người trung niên, cao tuổi và những trường hợp khởi phát các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lâu năm.
Các triệu chứng của bệnh gai cột sống khởi phát khi các gai xương hình thành bất thường ở đốt sống và gây chèn ép ở đĩa đệm, dây chằng và những mô mềm xung quanh. Đây được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm phục hồi những chấn thương ở vùng cột sống do yếu tố lão hóa hoặc chấn thương.
Bệnh gai cột sống thường không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng tổn thương do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt, hiệu suất làm việc. Hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị gai cột sống dứt điểm.
Do đó, song song với việc áp dụng các phương pháp y tế, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên người bệnh kết hợp xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, luyện tập đúng phương pháp và chế độ ăn uống khoa học nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.
Theo nhận định của các chuyên gia, các thực phẩm tuy không có khả năng chữa lành những tổn thương ở hệ thống xương khớp nhưng lại bổ sung các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Ngược lại, thường xuyên dung nạp các thực phẩm gây hại có thể làm tăng các biểu hiện đau nhức, khó chịu do bệnh lý gây ra.
Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
Các kiểm chứng lâm sàng cho thấy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ cải thiện tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra, đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương cũng như làm chậm quá trình thoái hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị gai cột sống nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm sau:
1. Các thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào
Canxi được xem là một trong những khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc móng, xương, răng và trong máu. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn tăng sức đề kháng cho hệ thống xương khớp. Tình trạng thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân khiến xương khớp bị thoái hóa, dễ bị tổn thương, gây đau nhức.
Việc bổ sung những thực phẩm giàu khoáng chất này có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường sự dẻo dai của cột sống, làm giảm đau nhức, tê cứng, khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động, hỗ trợ phục hồi những tổn thương do bệnh gai cột sống nói chung và các bệnh lý xương khớp nói riêng.
Người bị gai cột sống có thể tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao vào trong chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý như: Sữa bò, những chế phẩm từ sữa, cá hồi, hải sản (tôm, cua, ghẹ, mực,…), các loại đậu, nước hầm từ sụn bò, xương ống,..
Tuy nhiên, những trường hợp bổ sung canxi dạng viên uống có thể gây ra tình trạng lắng đọng canxi bất thường, từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung thành phần khoáng chất này qua những thực phẩm dinh dưỡng.
2. Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin D
Ngoài khoáng chất canxi thì vitamin là thành phần quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống xương khớp. Theo các chuyên gia, vitamin D có khả năng giúp cơ thể hấp thu canxi trong thực phẩm tối đa.
Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo các mô xương bị tổn thương, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của những bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng.
Người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D dồi dào vào chế độ ăn hàng ngày từ một số thực phẩm dinh dưỡng như: Lòng đỏ trứng gà, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc, sữa,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tắm nắng mỗi ngày từ 5 – 10 phút với khung giờ từ 7:00 – 10:00 sáng nhằm bổ sung vitamin D cho cơ thể.
3. Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị? – Các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp, tăng sản xuất collagen. Từ đó tạo liên kết bền chặt cho các khớp xương. Đồng thời, thành phần này có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Theo các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin C được khuyến nghị dành cho nam giới là 75mg và 90mg ở nữ giới.
Việc bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở cột sống do bệnh lý gây ra. Người bệnh có thể tham khảo một số thực phẩm giàu vitamin C như: Các loại trái cây (cam, chanh, quýt, đu đủ, dâu tây, kiwi, cà chua,…), khoai lang, khoai tây, ớt xanh, ớt đỏ,…
4. Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin K dồi dào
Vitamin K là một trong những thành phần rất tốt cho hệ thống xương khớp, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống nói chung và các vấn đề liên quan đến xương khớp nói chung.
Vitamin K có khả năng hòa tan trong mỡ, thành phần này bao gồm 3 loại chính:
- Vitamin K1 (phylloquinone): Thành phần này được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và bắp cải,…
- Vitamin K2 (menaquinone): Đây là vitamin mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống xương khớp, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống. Người bệnh có thể tìm thấy vitamin K trong sữa tươi, sữa chua, phô mát tươi, trứng, cá,…
- Vitamin K3: Thành phần này hiện không được sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan.
Việc bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin K mỗi ngày còn giúp kích thích gan tổng hợp những yếu tố đông máu hiệu quả, làm giảm tình trạng chảy máu kéo dài. Ngoài ra, thành phần này còn hỗ trợ thúc đẩy thành phần Osteocalcin trong phản ứng canxi với carboxylation trong quá trình phục hồi và tái tạo các mô xương.
5. Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị? – Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là thành phần hoạt chất mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống xương khớp cũng như hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có gai cột sống. Thành phần này có tác dụng khám viêm, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa hiệu quả.
Những thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào còn giúp cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai của sụn khớp, đĩa đệm, góp phần phòng ngừa các bệnh lý viêm khớp mãn tính. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn mang lại lợi ích cho hệ tim mạch, hỗ trợ hoạt động của não bộ, điều hòa huyết áp.
Người bị gai cột sống có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa thành phần Omega 3 vào thực đơn như: Cá hồi, cá thu, các loại hạt, dầu ô liu, các loại quả, dầu hạt hướng dương, hạt lanh, hạt bí, hạt hướng dương,…
6. Các thực phẩm có khả năng chống viêm
Polyphenol hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm tự nhiên. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh gai cột sống còn được khuyến khích bổ sung nhóm thực phẩm có khả năng chống viêm, giảm đau như: Dầu ô liu, cà chua, cam, hạt óc chó, cá thu, cá hồi, dâu tây, quả anh đào,…
Trên thực tế, những thực phẩm chống viêm thường chứa các hoạt chất chống oxy cao. Do đó, bên cạnh tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, các thực phẩm này góp phần bảo vệ hệ thống xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường sức khỏe tổng thể, từ đó làm chậm tiến triển bệnh gai cột sống.
Người bị gai cột sống nên kiêng gì để hỗ trợ điều trị?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng, người bị gai cột sống cũng cần kiêng một số thực phẩm nhằm hạn chế bệnh lý tiến triển nghiêm trọng. Cụ thể:
1. Người bị gai cột sống nên kiêng các loại thịt đỏ
Trong những nghiên cứu, những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… Chứa lượng đạm khá cao cùng những khoáng chất và vitamin khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, bổ sung năng lượng cần thiết, cải thiện cơ bắp và chống suy nhược. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị gai cột sống và những vấn đề liên quan đến xương khớp cần hạn chế dung nạp những loại thịt đỏ.
Bởi các thực phẩm này có thể làm tăng lượng axit uric có trong máu, từ đó kích thích những phản ứng viêm gây khởi phát những cơn đau nhức ở thắt lưng. Ngoài ra, khi được chế biến chín, những loại thịt đỏ có xu hướng sản sinh hydrocarbon gây sưng viêm, đau nhức ở khu vực xương khớp bị tổn thương. Hơn nữa, thói quen ăn thịt đỏ còn làm tăng nồng độ phosphate, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bị gai cột sống có thể dùng thịt đỏ với liều lượng phù hợp hoặc thay thế bằng những thực phẩm chứa hàm lượng đạm khác như thịt ếch, thịt gà, thịt thỏ, đậu phụ, các loại đậu, hạnh nhân, hạt óc chó, các loại nấm,…
2. Những loại thực phẩm gây tăng cân
Tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những tác nhân khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, đa số những trường hợp bị béo phì có thể khiến các triệu chứng chèn ép lên dây thần kinh trở nên nghiêm trọng như châm chích, nóng rát, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cảm giác, khả năng vận động hạn chế,…
Do đó, việc kiểm soát chỉ số cân nặng ở người bệnh gai cột sống và những vấn đề liên quan đến xương khớp là vô cùng cần thiết. Nhằm làm giảm áp lực lên hệ thống xương khớp, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.
Người bị gai cột sống nên tránh xa những thực phẩm, món ăn gây tăng cân nhanh như khoai tây chiên, mì gói, bơ đậu phộng, bánh kẹo, trà sữa, bánh quy, socola,… Những thực phẩm còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể như làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường,…
3. Thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều dầu mỡ, gia vị
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ và gia vị gây bất lợi cho sức khỏe, nhất là những trường hợp bị gai cột sống cũng như các vấn đề liên quan đến xương khớp khác. Nhóm thực phẩm này có thể làm khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, tăng huyết áp, gây mất nước và kích thích phản ứng viêm ở các mỏm xương tại đốt sống.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị có thường chứa các chất bảo quản làm tăng phản ứng viêm và khởi phát những cơn đau nhức, sưng viêm. Ngoài ra, các axit béo bão hòa có trong nhóm thực phẩm này có thể gây lắng đọng ở đĩa đệm, mô sụn, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Lúc này các mô sụn có xu hướng suy yếu, giảm độ đàn hồi.
Người bệnh gai cột sống nên kiêng ăn những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị như thức ăn đóng hộp, dưa muối, thức ăn nhanh, pate, thịt xông khói, snack,…
4. Kiêng một số loại thức uống
Trong thời gian điều trị bệnh gai cột sống và một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, người bệnh cần hạn chế sử dụng một số thức uống sau:
Bia rượu và những thức uống chứa cồn: Theo các nghiên cứu, ethanol, asen cùng những độc tố khác có trong bia rượu và những thức uống chứa cồn gây tổn thương mao mạch, từ đó ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng cột sống, hệ thống xương khớp. Việc lạm dụng các thức uống này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Thức uống chứa gas: Các loại thức uống có gas được xem là tác nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, những thành phần có trong thức uống còn làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất, canxi và vitamin D trong cơ thể. Việc sử dụng thức uống thường xuyên còn làm tăng phosphate, đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.
Cà phê và các loại thức uống chứa caffeine: Những loại thức uống này được nhiều người ưa chuộng bởi cải thiện mức độ tập trung làm việc, tinh thần thoải mái cùng với hương vị thơm ngon. Việc sử dụng cà phê đúng cách còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngăn ngừa bệnh sỏi mật và chống thoái hóa thần kinh trung ương. Tuy nhiên, thức uống này không được khuyến khích cho người bị bệnh gai cột sống. Bởi việc sử dụng cà phê thường xuyên sẽ làm tăng hoạt động đào thải canxi qua đường tiểu. Hiện tượng này kéo dài có thể gây lún, xẹp đĩa đệm, mô xương dần suy yếu và làm tăng chèn ép lên dây chằng.
Những lưu ý trong quá trình điều trị gai cột sống
Gai cột sống là một trong những bệnh xương khớp mãn tính, kéo dài dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tốt nhất cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tiến hành điều trị khi các triệu chứng gai cột sống gây đau nhức, khó chịu, tê cứng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, di chuyển.
- Cần đa dạng những thực phẩm dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Nhằm đảm bảo cung cấp các dưỡng chất, nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
- Những trường hợp thừa cân, béo phì nên bổ sung các loại rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời tăng cường tập luyện, thể dục thể thao giúp kiểm soát chỉ số cân nặng hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết, hãy tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn giảm cân hợp lý.
- Bên cạnh thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, người bệnh gai cột sống cần duy trì tập luyện những bài tập vật lý trị liệu, tránh căng thẳng, hạn chế mang vác nặng, hoạt động quá sức,…
- Với những trường hợp các mỏm gai cột sống có kích thước lớn, tăng lực chèn ép lên những khu vực xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, gây đau nhức dữ dội. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?” và một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, phù hợp với thể trạng và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh lý, người bệnh cần tham vấn chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!