Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống? Giải đáp
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chế độ ăn uống giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ. “Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?” là một trong những thắc mắc phổ biến của các bệnh nhân. Liệu loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng hay khiến búi trĩ thêm sưng phồng và đau nhức? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống.
Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?
Rau muống là loài rau ngắn ngày quen thuộc, sống trên cạn hoặc bò trên mặt nước. Thân rau muống dày, rỗng, có mắt và không lông. Lá rau mang hình ba cạnh với đầu nhọn, đôi khi dài và hẹp như dáng mũi tên. Hoa rau muống màu tím nhạt hoặc trắng muốt.
Trong quan niệm y học cổ truyền, rau muống tính mát, vị ngọt nhạt, có công dụng nhuận tràng, thanh nhiệt – giải độc, tăng cường nhu động ruột, thông đại – tiểu tiện, chủ trị chứng mụn nhọt, sốt cao, táo bón, tiểu đường, bệnh trĩ…
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, rau muống chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, có thể hạn chế áp lực lên thành tĩnh mạch, đẩy lùi tình trạng phù thũng, đồng thời ức chế quá trình hình thành của các búi trĩ. Giá trị dinh dưỡng của 100g rau muống bao gồm:
- 78,2g nước
- 2,7g protein
- 85mg canxi
- 20mg vitamin C
- 31,5mg phốt pho
- 1,2mg chất sắt
Vậy “Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?” Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, những người bệnh trĩ có thể yên tâm bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày vì những lý do sau:
- Nguồn chất xơ dồi dào của rau muống có thể bôi trơn hậu môn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, từ đó cải thiện triệu chứng táo bón một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Chất sắt trong rau muống giúp sản sinh và tái tạo tế bào máu, góp phần giảm thiểu triệu chứng mệt mỏi, uể oải vì bị thiếu máu khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng.
- Thành phần pectin giúp thanh lọc cơ thể và đẩy nhanh hoạt động bài tiết.
- Hoạt chất lignin từ vị thuốc này có thể củng cố sức sống của các loại vi khuẩn có lợi, tiêu diệt tận gốc vi khuẩn có hại, đồng thời kháng viêm và hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh lý.
- Vitamin, khoáng chất, canxi, protein và caroten đa dạng của rau muống có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi khi trong quá trình chữa bệnh trĩ.
- Một số hợp chất chống oxy hóa của thảo dược này có thể chống khuẩn, kháng viêm, sát trùng hậu môn, ức chế hoạt động của gốc tự do cũng như cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư ác tính.
Như vậy, rau muống chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm. Thói quen ăn rau muống thường xuyên sẽ củng cố khả năng phòng chống tình trạng nhiễm khuẩn tá tràng và hậu môn, đồng thời xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa sưng tấy và chữa lành vết thương.
Khi bị bệnh trĩ, bạn hoàn toàn có thể ăn được rau muống. Loại rau dân dã, quen thuộc này sẽ trở thành giải pháp an toàn giúp bạn kiểm soát và đẩy lùi bệnh lý. Tuy nhiên, dược tính của rau muống vẫn yếu hơn nhiều so với các loại thuốc đặc trị.
Vì vậy, bệnh nhân cần tránh phụ thuộc hoàn toàn vào thảo dược này trong quá trình chữa bệnh. Để đạt được hiệu quả điều trị đúng như mong muốn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi kết hợp dung nạp rau muống với việc sử dụng thuốc Tây.
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống
Muốn cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống nhanh chóng mang đến kết quả khả quan, vượt trội, người bệnh nên kết hợp cùng lúc các mẹo dân gian hiệu nghiệm dưới đây. Cùng Vimed khám phá nhé!
Chế biến món ăn hàng ngày từ rau muống
Rau muống là loại rau thơm ngon, quen thuộc, có thể được chế biến thành nhiều món ăn giàu giá trị dinh dưỡng. Để cải thiện triệu chứng phiền toái của bệnh trĩ, bạn hãy chủ động xây dựng thực đơn hàng ngày hợp lý với các món ăn đa dạng từ vị thuốc này.
Canh rau muống nấu tôm
- Chuẩn bị 300g rau muống, 200g tôm tươi, 30g me chín, ngò gai, rau om, ớt sừng, tỏi băm, dầu ăn và gia vị
- Loại bỏ phần lá héo úng, sâu bệnh
- Rửa sạch toàn bộ rau muống trong nước muối pha loãng
- Sơ chế, rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu tôm
- Rửa sạch rau om, ngò gai, ớt sừng
- Xắt nhuyễn ngò gai và rau om
- Xắt ớt sừng thành khoanh xéo hoặc xắt sợi
- Dầm me với nước sôi, lọc lấy nước me, loại bỏ phần xác
- Phi thơm vài tép tỏi đập giập, sau đó cho tôm vào, xào săn
- Đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ, thêm nước me và nấu sôi
- Cho rau muống vào
- Nêm nếm gia vị vừa ăn khi rau chín
- Múc canh ra tô, trang trí bằng ớt sừng, ngò gai, rau om
- Thưởng thức với cơm nóng
Gỏi rau muống tôm thịt
- Chuẩn bị 100g thịt nạc heo, 100g tôm tươi, 1 bó rau muống, 50g đậu phộng rang, củ hành tây, rau thơm, chanh, ớt, tỏi, nước mắm, 1 muỗng cà phê đường và 2 muỗng cà phê giấm
- Loại bỏ phần lá héo úng, sâu bệnh
- Rửa sạch toàn bộ rau muống trong nước muối pha loãng
- Rửa sạch tỏi, chanh, ớt, sau đó băm nhuyễn tỏi, ớt
- Cắt khúc 15cm, chẻ mỏng rau muống theo chiều dọc
- Ngâm rau vào dung dịch nước muối và giấm ăn khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo
- Sơ chế, rửa sạch tôm và thịt heo
- Chần sơ thịt heo qua nước muối loãng đun sôi
- Cắt miếng thịt sao cho vừa ăn
- Loại bỏ phần đầu và bóc vỏ tôm
- Ngâm tôm cùng thịt vào hỗn hợp nước mắm pha sẵn với tỏi, chanh, ớt cho thấm gia vị
- Bóc vỏ củ hành tây, rửa sạch, bào mỏng, ngâm với giấm ăn
- Loại bỏ phần lá rau thơm già úng, rửa sạch và xắt nhỏ
- Cho chanh, ớt, tỏi, đường và giấm vào một chiếc chén nhỏ, khuấy đều, sau đó từ từ thêm nước mắm và linh hoạt điều chỉnh theo khẩu vị
- Bỏ tất cả rau muống vào một chiếc thau lớn
- Rưới hỗn hợp nước trộn lên, trộn thật đều tay
- Cuối cùng, cho thêm thịt, tôm vào và trộn đều lần nữa
- Để gỏi ngấm gia vị trong vòng 5 – 10 phút
- Múc gỏi ra dĩa, trang trí với đậu phộng rang rồi thưởng thức
Rau muống xào chao
- Chuẩn bị 2 – 3 viên chao trắng, ½ củ tỏi, 1 bó rau muống và gia vị
- Loại bỏ phần lá rau muống già úng
- Rửa sạch toàn bộ rau muống bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Cắt khúc rau muống
- Múc chao ra chén, bỏ thêm ½ muỗng cà phê đường rồi tán mịn
- Bóc vỏ củ tỏi, rửa sạch, băm nhuyễn
- Chần sơ rau muống qua nước sôi
- Vớt rau muống ra ngâm trong đá lạnh khoảng 2 phút
- Để rau muống ráo nước
- Phi thơm toàn bộ tỏi băm trong 3 muỗng cà phê dầu ăn
- Cho rau muống và chao trắng vào chảo, đảo đều tay trên lửa lớn
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Múc món rau muống xào chao ra dĩa và trang trí
- Thưởng thức với cơm nóng
Rau muống ngâm chua ngọt
- Chuẩn bị 500g rau muống, 2 củ cà rốt, 250ml nước lọc, ½ chén giấm, tỏi, ớt, hành tím, 20g đường và 50g muối
- Loại bỏ phần lá rau muống già úng
- Rửa sạch toàn bộ rau muống bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Cắt khúc rau muống
- Rửa sạch, gọt vỏ, tỉa hoa và cắt mỏng củ cà rốt
- Ngâm cà rốt với ½ muỗng cà phê muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Rửa sạch, chẻ đôi trái ớt
- Bóc vỏ, rửa sạch và chẻ đôi củ tỏi, hành tím
- Chần sơ rau muống khoảng 3 – 5 phút trong nồi nước sôi có pha thêm chút muối
- Vớt ra để ráo rồi ngâm trong đá lạnh 2 phút
- Nấu sôi 250ml nước lọc cùng 20g đường và 50g muối
- Cho thêm giấm ăn vào dung dịch khi nước nguội đi
- Có thể điều chỉnh lượng muối – đường – giấm cho hợp khẩu vị
- Xếp rau muống, cà rốt, hành tím và củ tỏi vào lọ thủy tinh
- Rót hỗn hợp giấm – muối – đường vào lọ cho ngập mặt toàn bộ nguyên liệu
- Đậy kín nắp lọ, bảo quản nơi thoáng mát 1 ngày hoặc cất trữ trong tủ lạnh 7 – 10 ngày
- Dùng rau muống ngâm chua ngọt với các món kho hoặc đồ chiên – nướng
Rau muống xào lòng heo
- Chuẩn bị 30g rau muống tươi, 500g lòng heo cùng gia vị
- Loại bỏ phần lá rau muống già úng
- Rửa sạch toàn bộ rau muống bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Cắt khúc rau muống
- Chà sơ lòng heo với muối hạt để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa sạch nhiều lần trong nước mát
- Cắt khúc rau muống
- Cắt miếng lòng heo
- Bỏ lòng heo vào nồi, hầm mềm với một lượng nước vừa đủ
- Thêm rau muống, đảo đều tay
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Trang trí món rau muống xào lòng heo
- Thưởng thức cùng cơm nóng
Bài thuốc uống chữa bệnh trĩ bằng rau muống
Đây là cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống được nhiều bệnh nhân ưu tiên áp dụng. Nước luộc rau muống có khả năng thanh nhiệt – giải độc, chỉ huyết, thông đại – tiểu tiện và thu nhỏ kích thước búi trĩ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g rau muống tươi và 50g đường
- Loại bỏ phần lá héo úng, sâu bệnh
- Rửa sạch toàn bộ rau muống trong nước muối pha loãng
- Xả lại bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt ra để ráo
- Luộc rau muống với 1,5 lít nước lọc
- Thêm đường cát vào khi nước sôi, khuấy đều rồi tắt bếp
- Ăn rau muống luộc trong bữa cơm hàng ngày, đồng thời uống nước rau muống thay nước lọc
- Thực hiện 2 lần/ngày
Bài thuốc đắp chữa bệnh trĩ từ rau muống
Bài thuốc đắp này là cách chữa bệnh trĩ rất an toàn, hiệu quả trong giai đoạn đầu, khi bệnh vừa khởi phát. Các hoạt chất quý giá của rau muống có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vô cùng hiệu nghiệm. Bạn có thể kết hợp bài thuốc đắp với bài thuốc uống phía trên để tăng cường công hiệu.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm rau muống tươi và 1 muỗng cà phê muối hạt
- Loại bỏ phần lá héo úng, sâu bệnh
- Rửa sạch toàn bộ rau muống trong nước muối pha loãng
- Giã nhuyễn toàn bộ rau muống với một chút muối hạt
- Vệ sinh hậu môn cẩn thận bằng nước muối sinh lý
- Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng hậu môn
- Có thể cố định bằng băng gạc
- Giữ nguyên một đêm
- Rửa lại hậu môn sạch sẽ vào sáng hôm sau
- Áp dụng đều đặn hàng ngày
Cách xông hơi chữa bệnh trị từ rau muống
Dưới tác động của nhiệt độ, tinh chất thảo dược thiên nhiên từ rau muống sẽ nhẹ nhàng thâm nhập vào từng tế bào thông qua sự giãn nở của lỗ chân lông. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống này góp phần sát trùng, chống viêm, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn hậu môn.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm rau muống, 1 tép sả, 1 nắm lá của dây đau xương
- Loại bỏ phần lá rau muống héo úng, sâu bệnh
- Rửa sạch toàn bộ dược liệu trong nước muối pha loãng
- Giã nhuyễn rau muống, tép sả và lá dây đau xương
- Đốt hỗn hợp cho đến khi bốc nhiều khói
- Xông hậu môn cẩn thận, chú ý đảm bảo khoảng cách an toàn
Trị bệnh trĩ bằng bột rau muống
Đây là cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống dành riêng cho những người bận rộn. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua một lượng lớn rau muống rồi tán thành dạng bột mịn và dùng dần. Công dụng của bột rau muống tương tự rau muống tươi. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một lượng lớn rau muống biển
- Loại bỏ phần lá héo úng, sâu bệnh
- Rửa sạch toàn bộ vị thuốc trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sao nóng rau muống biển cho đến khi cháy đen
- Tán nhuyễn rau muống thành dạng bột mịn
- Bảo quản bột rau muống trong lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Mỗi lần sử dụng, bạn hòa một ít bột rau muống biển với nước ấm rồi thoa trực tiếp lên búi trĩ (sau khi đã vệ sinh hậu môn kỹ lưỡng)
- Giữ nguyên một đêm
- Rửa lại hậu môn bằng nước sạch
- Kiên trì áp dụng 1 lần/ngày
Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng rau muống
Bệnh nhân có thể bổ sung rau muống vào thực đơn ăn uống hàng ngày, đồng thời kết hợp với các bài thuốc uống, xông, đắp trên nhằm tăng cường hiệu quả điều trị bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, trong quá trình chữa bệnh, bạn cần ghi một số vấn đề sau:
- Các mẹo dân gian trên thường chậm phát huy công dụng. Bạn hãy kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian dài, duy trì chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Rau muống thường sinh sống trong ao hồ. Vì vậy, chúng rất dễ bị ký sinh trùng bám vào. Đây chính là lý do bạn nên hạn chế ăn sống loại rau này.
- Cần ngâm rửa rau muống cẩn thận bằng nước muối pha loãng khoảng 15 phút trước khi thực hiện.
- Khi áp dụng bài thuốc uống từ rau muống, người bệnh nên hạn chế uống sữa hoặc dung nạp các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa…) bởi thành phần của hai loại thực phẩm này có thể hình thành một số phản ứng bên trong dạ dày, khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.
- Bài thuốc xông và đắp không phù hợp với các bệnh nhân bị nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, những người đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, mắc các vấn đề về xương khớp (bệnh gout, viêm khớp dạng thấp…) không nên làm theo cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống.
Bài viết đã giải đáp cụ thể thắc mắc “Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?”, đồng thời giới thiệu chi tiết một số cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong quá trình điều trị bệnh lý, để đảm bảo an toàn sức khỏe, trước khi áp dụng bất cứ mẹo dân gian nào, bạn cần chủ động trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cặn kẽ, tận tình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!