Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Nước uống tăng sinh lý Zawa giá bao nhiêu, dùng tốt không?

Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall có tốt không, giá bao nhiêu?

Bệnh Whitmore là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu Việt Nam năm 2021

Mạng Xã Hội Vietmec.com Về Y Tế Sức Khỏe Toàn Diện Nhất Việt Nam

Máy lọc nước ion kiềm loại nào tốt nhất hiện nay? TOP 9 gợi ý

Chỉ Cần Order, Nàng Dâu 9X Tự Tin Chăm Sóc Sức Khỏe Cả Nhà Với Loạt Sản Phẩm Từ DrVitamin

Thuốc Zinnat tablets 500mg: thành phần, liều dùng

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống là bệnh gì?

Bệnh Whitmore là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Trong thời gian gần đây, thông tin về bệnh Whitmore hay có tên khác là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” quay trở lại trên khu vực miền Trung đang khiến mọi người vô cùng hoang mang lo lắng. Thông tin chính xác về căn bệnh này là gì, nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết thế nào và điều trị ra sao, tất cả sẽ được tổng hợp chi tiết tại đây.

Bệnh Whitmore là gì?

Bắt đầu từ tháng 8/ 2020, đã có đến hàng loạt ca bệnh Whitmore nhập viện điều trị trong tình trạng nguy hiểm, trong đó có 4 trường hợp đã tử vong. Đặc biệt trong thời gian gần đây căn bệnh này lại có dấu hiệu tái phát mạnh mẽ tại khu vực miền Trung do ảnh hưởng của lũ lụt khiến người dân nơi đây vô cùng lo lắng.

Bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời

Bệnh Whitmore hay còn được gọi Melioidosis hoặc cái tên vô cùng rùng rợn là “vi khuẩn ăn thịt người”. Đây là một dạng bệnh có tính truyền nhiễm cấp tính do loại vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh bắt đầu được phát hiện từ những năm 1927 tại Sri Lanka và được mô tả chi tiết bởi bác sĩ Alfred Whitmore.

Vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei có dạng hình que và có khả năng di chuyển cực nhanh sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước ngoài da hay hít phải bụi nhiễm vi khuẩn, hoặc cũng có thể là do tiếp xúc với những hạt nước nhỏ li ti như nước mưa có nhiễm vi khuẩn. Chúng sống chủ yếu trên bề mặt nước bẩn, trong bùn đất và đặc biệt sinh sản mạnh vào mùa mưa.

Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể người có thể có thể nhanh chóng làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, bên ngoài da làm lở loét, bên trong có thể làm gây hại cho các cơ quan nội tạng, khi xâm nhập vào máu thì làm nhiễm trùng, hình thành những ổ mủ. Tuy nhiên nếu không có đủ kiến thức và các thiết bị hỗ trợ sẽ rất khó để nhận biết chính xác căn bệnh này.

Melioidosis có thể phát hiện muộn do thời gian ủ bệnh kéo dài từ  1 – 21 ngày mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Đặc biệt đặc điểm chính của loại vi khuẩn này chính là kháng thuốc kháng sinh, do đó việc điều trị thường vô cùng khó khăn và phức tạp.

Những đối tượng có nguy cơ mắc Bệnh Whitmore cao

Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể là đối tượng mắc căn bệnh “virus ăn thịt người” nguy hiểm này, đặc biệt là những người thường tiếp xúc với môi trường đất hay nước bẩn ở cả trẻ em và người lớn. Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm nên nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh cũng có thể truyền sang thai nhi với rất nhiều biến chứng nguy hiểm sau đó.

Bệnh xảy ra chủ ở người lớn, trẻ em chỉ chiếm từ 5- 15% tổng cao bệnh. Trong đó nhóm người từ 50- 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể hơn, những đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh cao sau đây

Người thường xuyên làm trong các môi trường ô nhiễm, bùn đất

Như đã nói, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sinh sống chủ yếu trong môi trường bùn đất, nước bẩn, do đó những người thường xuyên làm việc tại mỗi trường này có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đặc biệt nếu có các vết thương ngoài da nhưng không được che chắn kỹ mà vẫn tiếp tục làm trong môi trường này thì rất dễ mắc bệnh và có thể biến chứng cao.

Bệnh Whitmore
Những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn mà không có biện pháp bảo hộ có nguy cơ mắc bệnh cao

Điển hình như những người làm công việc vệ sinh môi trường, nông dân trồng lúa thường là đối tượng dễ mắc bệnh. Hay như khu vực lũ tại miền Trung gần đây do người dân thường xuyên phải ngâm trong nước bẩn dài ngày, không được tắm rửa vệ sinh kết hợp với việc sức đề kháng kém khiến bệnh tái phát và lây lan vô cùng nhanh chóng.

Người sống tại các vùng bệnh

Như đã nói, đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm cao nên nếu trong một khu vực mắc bệnh mà không phát hiện sớm và có các biện pháp cách ly, phòng tránh kịp thời sẽ rất dễ dẫn với bùng phát bệnh trên diện rộng. Tuy nhiên may mắn rằng các nhà khoa học đã chứng minh Bệnh Whitmore không lây nhiễm qua đường tiếp xúc giữa người người nhưng bạn vẫn không nên chủ quan.

Những người có sức đề kháng yếu hay có bệnh nền

Thực tế cho thấy, mắc dù nhóm vi khuẩn ăn thịt người này dù tồn tại rất nhiều nngoaif môi trường nhưng không phải ai tiếp xúc với chúng cũng mắc bệnh nhanh chóng. Những người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh nền trước đó thường có nguy cơ nhiễm bệnh và gặp các biến chứng nặng, thậm chí là tử vong cao hơn hẳn.

Bệnh Whitmore
Người già yếu có sức đề kháng kém, có các bệnh nên thường rất dễ gặp biến chứng của bệnh Whitmore

Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mới ốm dậy là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh hàng đầu vì có sức đề kháng rất yếu. Mẹ bị mắc bệnh có thể lây nhiễm đến thai nhi qua đường máu hoặc nếu đang cho con bú bị áp xe tuyến vú cũng có thể đưa vi khuẩn đến cơ thể bé thông qua tuyến sữa. Bé có thể có nguy cơ tử vong rất cao nếu không nhanh chóng điều trị.

Những người nghiện rượu, hay mắc một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, gout, suy thận, suy gan..cũng là dễ mắc bệnh với những diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường. Những đối tượng này thường dễ xuất hiện các ổ áp xe trên nhiều vị trí khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.

Hơn nữa với những bệnh nhân có bệnh nền thường rất dễ bỏ qua bệnh Melioidosis trong quá trình sàng lọc nếu không có đầy đủ kiến thức. Do đó bệnh thường được điều trị theo một hướng khác và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bởi khả năng dịch chuyển của nhóm virus này là vô cùng nhanh chóng.

Dấu hiệu bệnh Whitmore

Hầu hết bệnh Melioidosis ủ bệnh khá lâu và rất ít triệu chứng hoặc thường dễ nhầm lẫn với một số triệu chứng ốm sốt khác. Thời gian ủ bệnh trung bình thường là 9 ngày và các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn từ 2- 4 tuần điển hình như tình trạng lở loét ngoài da.

Bệnh Whitmore
Xuất hiện các ổ loét ngoài da là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh Whitmore

Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể là sốt cao, chán ăn nên rất dễ nhầm lẫn và khiến người bệnh chủ quan với các bệnh cảm cúm thông thường. Cụ thể hơn, dấu hiệu của bệnh Melioidosis bao gồm

  • Nhiễm trùng phổi: Lúc này người bệnh đã hình thành khoang chứa mủ bên trong phổi (abces phổi) với các triệu chứng đi từ  viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Người bệnh có xu hướng sốt cao, không ăn uống được, choáng váng đầu óc, khó thở, đau tức ngực, tê cứng các cơ bắp..
  • Nhiễm trùng cục bộ: Người bệnh có xu hướng đau tại một bộ phận nhất định trên cơ thể như tuyến mang tai, hoặc các khu vực gần quai bị hoặc phía nằm bên dưới và phía trước tai.
  • Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào): xuất hiện các ổ khu trú, nhiễm trùng trên da với các ổ lở loét, đau sưng trên da, có thể bị sốt và đau cơ. Cũng chính do tình trạng viêm nhiễm, loét nặng và hoại tử ngoài da mà bệnh được gọi với cái tên là “virus ăn thịt người”.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập nhanh chóng vào máu sẽ có khả năng gây ra nhiễm trùng máu rất cao với các triệu chứng nguy hiểm như sốt cao,  rét run người, đầu óc choáng váng, đau họng dữ dội, khó thở, tiêu chảy, hình thành các ổ mủ tại các vết loét trên da, đau khớp và đau cơ..
  • Nhiễm trùng lan tỏa:  Lúc này tình trạng loét đã bắt đầu hình thành trên nhiều khu vực khác nhau trên toàn cơ thể. người bệnh vô cùng mệt mỏi, không muốn hoạt động, sụt cân nhanh chóng, đầu co giật, có thể đau tại ngực, dạ dày, cơ, khớp..

Triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào mức độ bệnh hay cơ địa người bệnh. Hầu hết người lớn đều có các dấu hiệu như viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra người bệnh còn có thể bị viêm bàng quang, xuất hiện các vết loét mưng mủ lớn kèm theo viêm cơ, viêm khớp thậm chí là viêm màng não.

Trong khi đó, với trẻ em thường có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai chiếm khoảng 35% số ca bệnh. 65% còn lại trẻ thường gặp các triệu chứng như thể khác như nhiễm trùng phổi, sốt cao, viêm phổi, áp xe ở lách và thận. Nếu xuất hiện các khu trú trên da thường xuất hiện chủ yếu trên mặt, đầu và cổ.

Bệnh thường có xu hướng bùng phát mạnh vào thời điểm tháng 9- 11 hằng năm vì đây là mùa mưa nên vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển và lây lan mạnh hơn.

Để chẩn đoán chính xác bệnh Bệnh Whitmore không chỉ thông qua các dấu hiệu sơ bộ này mà cần làm các xét nghiệm chính xác hơn như phân lập và định danh vi khuẩn được lấy từ các mẫu bệnh phẩm từ người bệnh như máu, mủ, đờm, nước tiểu hay dịch não tủy.

Trong một số trường hợp dù xét nghiệm máu ra kết quả âm tính nhưng vẫn không thể loại trừ hoàn toàn. Do đó có thể làm thêm các xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination=IHA) hoặc xét nghiệm cố định bổ thể (complement fixation=CF) cùng với xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction=PCR) để kiểm tra chính xác hơn.

Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra để có kết quả chính xác nhất vì bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ,  có liên quan đến các nhóm tụ cầu, liên cầu…

Bệnh Whitmore có nguy hiểm không?

Do không có khả năng lây nhiễm giữa người với người nên bệnh chưa đủ để hình thành ổ dịch, tuy nhiên những ảnh hưởng mà Whitmore đem lại cho người dùng là vô cùng nặng nề. Bệnh có nguy cơ tử vong đến 40- 60% kèm theo rất nhiều biến chứng sau điều trị khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng hơn.

Do vi khuẩn tiến triển rất nhanh và hình thành các ổ mủ trên cơ và da của người bệnh khiến chức năng của các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng trầm trọng. Nếu viêm loét trên da, đặc biệt ở mặt sẽ hình thành hoại tử thậm chí có thể không điều trị được khiến người bệnh cảm thấy mất tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thẻ gây nhiễm trùng máu nặng thậm chí phải cắt bỏ các chi vì virus đã làm hoại tử các cơ quan này. Khả năng điều trị bệnh hoàn toàn chỉ có khoảng 50% do bệnh thường có xu hướng phát hiện khá muộn. Do đó nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng điều trị kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe.

Điều trị bệnh Bệnh Whitmore

Một điều may mắn là hiện nay Bệnh Whitmore đã có thuốc đăch trị nhưng người bệnh vẫn cần tuân thủ chính xác theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tùy vào biểu hiện và giai đoạn bệnh qua quá trình thăm khám, người bệnh sẽ được đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp để có thể cải thiện bệnh và nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Bệnh Whitmore
Việc điều trị Bệnh Whitmore cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ với việc sử dụng kháng sinh liều mạnh là chủ yếu

Hiện tại phương pháp điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh liều mạnh qua đường tĩnh mạch trong 2- 4 tuần đầu, sau đó dùng các loại kháng sinh duy trì đường uống với liều nhẹ hơn trong 3- 6 tháng tiếp theo. Với những trường hợp bệnh nặng có thể kéo dài việc dùng kháng sinh lên tiếp đến 12 tháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số loại kháng sinh thường được dùng bao gồm

  • Kháng sinh đường tĩnh mạch: Tiêm hoặc truyền trực tiếp Ceftazidime mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem mỗi 8 giờ.
  • Kháng sinh đường uống: sử dụng các nhóm Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 giờ. Ngoài ra một số kháng sinh duy trì cũng thường được dùng như imipenem, penicillin, doxycycline,  ticarcillin-clavulanic acid, ceftriaxone..

Tuy nhiên việc dùng kháng sinh thường gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận hay dạ dày. Do đó song song với việc uống thuốc người bệnh còn cần tăng cường sức đề kháng và sinh hoạt hợp lý để hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng này.

Trong trường hợp các biến chứng nặng hơn, có dấu hiệu nhiễm trùng phổi, điều trị bằng kháng sinh sau 6 tháng vẫn không đạt kết quả âm tính, người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi nhằm mục đích loại bỏ các áp-xe phổi còn sót lại bên trong, hoặc phải cắt bỏ các chi nếu có dấu hiệu nhiễm trùng máu nặng.

Một số bệnh nhân cũng sử dụng máy thở để hỗ trợ việc hô hấp bình thường nếu có dấu hiệu hôn mê, choáng váng, đau tức ngực, khó thở.. Việc điều trị cần có sự theo dõi và hỗ trợ sát sao của bác sĩ để có thể phát hiện và xử lý các biến chứng ( nếu có) kịp thời.

Hầu hết việc điều trị bằng kháng sinh sẽ được thực hiện tại nhà. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ, đi tái khám đúng hẹn và thông báo ngay nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Phòng tránh Bệnh Whitmore

Dù hiện tại đã có thuốc đặc trị nhưng vẫn chưa có vacxin phòng bệnh nên mỗi người vẫn cần nâng cao tinh thần tự giác phòng bệnh để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Các biện pháp phòng bệnh cần bắt đầu từ việc nâng cao ý thức bảo bệ bản thân, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh tối đa.

Bệnh Whitmore
Sử dụng đồ bảo hộ khi lao động là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này

Những biện pháp để phòng tránh bệnh bao gồm

  • Những người làm các công việc đặc thù thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn đất, nước bẩn cần có đồ bảo hộ bên ngoài như ủng, găng tay cao su hay giày bảo hộ chuyên dụng
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước hay đất cát bẩn nếu không có đồ bảo hộ
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, chân tay mỗi ngày, đặc biệt là sau thời gian lao động
  • Nếu có các vết thương hở ngoài da hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, đất cát hoặc cần băng bó, bảo hộ kỹ vết thương để ngăn ngừa các virus có thể xâm nhập
  • Hạn chế ra đường hay tiếp xúc lâu với nguồn nước bên ngoài trong mùa mưa bão
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Tắm rửa sạch sẽ nếu bị dính mưa
  • Khử trùng các vật dụng cá nhân hoặc đồ dùng ăn uống mỗi ngày
  • Ăn chín uống sôi, không ăn các đồ ăn bẩn hay không rõ nguồn gốc
  • Rửa tay bằng xà phòng
  • Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để tăng sức đề kháng
  • Những người có bệnh nền cần cố gắng điều trị hết bệnh hay thường xuyên đi tái khám
  • Nếu trong khu vực có người mắc bệnh cần cẩn trọng hơn.
  • Đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu nghi ngờ mắc bệnh

Bệnh Whitmore dù là một bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hy vọng chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh “virus ăn thịt người” này để có biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình sớm hơn.

Cùng chuyên mục

Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu Việt Nam năm 2021

Với những thành tựu trong công tác đẩy lùi trầm cảm, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân Việt Nam và góp phần vào sự phát triển kinh...

Mạng xã hội Vietmec.com

Mạng Xã Hội Vietmec.com Về Y Tế Sức Khỏe Toàn Diện Nhất Việt Nam

Hệ sinh thái y tế Vietmec Group đã chính thức ra mắt Mạng xã hội Vietmec.com chuyên về y tế sức khỏe vào tháng 1/2022. Website có đa tính năng...

Máy lọc nước ion kiềm loại nào tốt nhất hiện nay? TOP 9 gợi ý

Máy lọc nước ion kiềm loại nào tốt hiện nay là băn khoăn của không ít gia đình. Bởi nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng trở nên thiết...

Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall

Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall có tốt không, giá bao nhiêu?

Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall là một trong những sản phẩm được rất nhiều phụ huynh tham khảo và dùng cho con hiện nay để cải thiện vóc...

Nước uống tăng sinh lý Zawa giá bao nhiêu, dùng tốt không?

Nước uống tăng sinh lý Zawa giá bao nhiêu, dùng tốt không?

Nước uống Zawa là thực phẩm chức năng với công dụng tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng nước uống, cùng...

Răng thưa

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Niềng răng thưa là giải pháp khắc phục tối ưu khe thưa mà vẫn giữ lại được răng thật của mình. Vậy niềng răng thưa có thật tốt như vậy?...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn