Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Bệnh viêm khớp mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp mắt cá chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp. Các triệu chứng của căn bệnh này khiến người bệnh đau nhức, sưng viêm khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp mắt cá chân nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm khớp mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp mắt cá chân nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Viêm khớp mắt cá chân là bệnh gì? 

Viêm khớp mắt cá chân khởi phát khi những mô mềm ở khu vực mắt cá chân bị tổn thương gây viêm nhiễm. Bệnh đi kèm với các biểu hiện lâm sàng như vùng da bị nóng rát, ửng đỏ, sưng viêm gây đau nhức. Triệu chứng viêm khớp mắt cá chân có xu hướng nặng nề khi người bệnh vận động, di chuyển nhiều.

Viêm khớp mắt cá chân có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy bệnh lý có nguy cơ xuất hiện ở những người cao tuổi, vận động viên, người bị bệnh gout hoặc một số vấn đề liên quan đến xương khớp.

Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức mắt cá chân cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận gan, xương khớp, tim mạch,… Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám, chẩn đoán để được điều trị phù hợp, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm khớp mắt cá chân

Các biểu hiện viêm khớp mắt cá chân có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Cụ thể:

  • Thoái hóa khớp cổ chân: Đây là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến và thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi, người suy giảm chức năng xương khớp. Tổn thương do thoái hóa khớp cổ chân gây ra có thể tổn thương ở nhiều khu vực, trong đó có mắt cá chân. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Bị bong gân: Tình trạng sưng viêm mắt cá chân có thể do bong gây ra. Lúc này, hệ thống dây chằng ở mắt cá chân sẽ bị kéo giãn quá mức gây tổn thương và dẫn đến hiện tượng đau nhức, sưng đỏ ở mắt cá chân. Bong gân là tình trạng phổ biến và có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan không khắc phục hoàn toàn có thể dẫn đến khởi phát các bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhất là viêm khớp mắt cá chân.
  • Gãy xương: Viêm khớp mắt cá chân có thể là hệ quả của các chấn thương vật lý trong quá trình vận động, tập luyện, trong đó có tình trạng gãy xương. Trường hợp bị chấn thương ở khớp chân nếu không được xử lý đúng cách và khắc phục hoàn toàn có thể gây ra bệnh viêm khớp mắt cá chân, kèm theo các biểu hiện đau nhức, sưng viêm, ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển, vận động.
  • Thừa cân, béo phì: Đây được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp mắt cá chân và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi chân là bộ phận có chức năng gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, do đó khi bạn bị thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên các khớp ở chân, có thể gây tổn thương và viêm khớp.
  • Dị tật bẩm sinh: Bàn chân bẹt được xem là một trong những dị tật phổ biến ở các nước châu Á. Tình trạng này có thể gây đau nhức, sưng viêm khi di chuyển, vận động. Từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm khớp mắt cá chân.
  • Bệnh gout: Những trường hợp mắc phải bệnh lý này thường có lượng acid uric khu vực mắt cá chân bị tồn động, không được chuyển hóa và đào thải. Lâu này sẽ khiến hệ miễn dịch ở vùng này bị suy giảm và dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm, sưng đỏ và đau nhức.

Ngoài những yếu tố và nguyên nhân phổ biến trên, bệnh viêm khớp mắt cá chân có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác không được đề cập trong bài viết. Việc xác định tác nhân khởi phát bệnh lý có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt cá chân, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp mắt cá chân

Viêm khớp mắt cá chân thường dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng. Trong giai đoạn mới khởi phát, người bệnh có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:

  • Khởi phát những cơn đau nhức ở mắt cá chân. Lúc đầu có thể gây đau nhức nhẹ và mức độ đau có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp mắt cá chân
Những cơn đau vùng mắt cá chân nghiêm trọng có thể khiến người bệnh nóng sốt, khó chịu và mệt mỏi
  • Tình trạng đau nhức có thể lan rộng ra gót chân, bàn chân, cổ chân hoặc thậm chí cả bàn chân
  • Vùng mắt cá chân bị sưng đỏ, nóng rát và ứng đỏ
  • Bị cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu
  • Những cơn đau vùng mắt cá chân nghiêm trọng có thể khiến người bệnh nóng sốt, khó chịu và mệt mỏi

Trên đây là một số biểu hiện nhận biết viêm khớp mắt cá chân phổ biến. Trong một số trường hợp không có các triệu chứng bệnh lý rõ ràng. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc quan sát tình trạng sức khỏe nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm khớp mắt cá chân có nguy hiểm không?

Viêm khớp mắt cá chân là một trường hợp của bệnh viêm khớp, các triệu chứng của bệnh lý gây đau nhức, khó chịu, sưng viêm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng viêm khớp mắt cá chân còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị kịp thời như suy gan thận, bệnh lý xương khớp, bệnh tim,…

Viêm khớp mắt cá chân nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng vận động: Những cơn đau nhức, sưng đỏ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh, triệu chứng có xu hướng trở nên nặng nề hơn khi di chuyển, đi lại nhiều. Trường hợp chủ quan, không điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng phương pháp có thể tác động tiêu cực đến các cơ quan khác và mất khả năng vận động hoàn toàn.
  • Tinh thần mệt mỏi: Các biểu hiện viêm khớp mắt cá chân không chỉ gây đau nhức, sưng viêm mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Tình trạng đau nhức kéo dài tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và ăn uống, khiến người bệnh căng thẳng thần kinh, lo âu, khó chịu.
  • Biến dạng khớp: Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp mắt cá chân. Ở giai đoạn này, người bệnh gần như mất khả năng vận động hoàn toàn. Bên cạnh đó, biến dạng khớp còn có thể gây teo chân, bại liệt.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp mắt cá chân

Các biện pháp điều trị viêm khớp mắt cá chân sẽ căn cứ vào nguyên nhân khởi phát. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh như:

  • Chụp xquang, MRI
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch máu
  • Xét nghiệm dịch khớp
  • Soi ổ khớp

Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp.

1. Phương pháp điều trị Tây y

Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa là 2 phương pháp điều trị chính của Y học hiện đại nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh viêm khớp mắt cá chân, phục hồi khả năng vận động, phòng ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm và bảo tồn xương khớp lâu dài.

Phương pháp điều trị Tây y
Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa là 2 phương pháp điều trị chính của Y học hiện đại nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh viêm khớp mắt cá chân
  • Điều trị nội khoa: Để kiểm soát tình trạng đau nhức, sưng viêm, ửng đỏ mắt cá chân do bệnh lý gây ra, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc Tây kháng viêm giảm đau nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng đến những khu vực lân cận. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý như Corticosteroid, Motrin IB, Acetaminophen, Tramadol, Infliximab, Etanercept…
  • Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): Phương pháp này sẽ được chỉ định với những trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa. Mục đích của việc phẫu thuật là giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, bảo tổn hệ thống xương khớp, loại bỏ những tổn thương viêm nhiễm. Một số phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện như tạo hình khớp, thay thế, nối khớp,…

Những phương pháp điều trị Tây y có ưu điểm khắc phục các triệu chứng bệnh lú nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh và bảo tổn hệ thống xương khớp lâu dài, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tân dược có thể phát sinh một số tác dụng không mong muốn như suy gan thận, viêm loét dạ dày, phụ thuộc thuốc,… Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật khớp vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao trong và sau khi thực hiện.

2. Điều trị bệnh lý bằng Y học cổ truyền

Các biện pháp điều trị viêm khớp mắt cá chân bằng Y học cổ truyền được đánh giá có độ an toàn, lành tính và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Bên cạnh đó, những biện pháp chữa trị này còn giúp nang cao thể trạng, sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương nhanh chóng.

  • Các bài thuốc Đông y chữa bệnh: Những bài thuốc Đông y được kết hợp từ các thảo dược tự nhiên giúp khắc phục căn nguyên gây bệnh, có độ lành tính cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ cũng như lạm dụng thuốc Tây điều trị. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này thường mang lại kết quả chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể về những bài thuốc phù hợp, liều lượng và tần suất sử dụng đúng cách nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
  • Châm cứu: Liệu pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giải phóng hiện tượng co cơ, thúc đẩy quá trình lưu thống máu đến các cơ quan trong cơ thể,…. từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Châm cứu còn được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp gối,…
  • Bấm huyệt: Cũng giống châm cứu, liệu pháp bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp đến các huyệt vị nhằm đả thông kinh mạch, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, cung cấp lượng oxy cần thiết cho hệ thống xương khớp, từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do viêm khớp mắt cá chân hiệu quả.

3. Một số mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện bệnh lý

Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp mắt cá chân là một trong những biện pháp cải thiện tại nhà được nhiều người bệnh thực hiện và mang lại hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ, dễ thực hiện. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa viêm khớp mắt cá chân được áp dụng phổ biến sau:

  • Gạo nếp cẩm: Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp mắt cá chân, người bệnh có thể sử dụng gạo nếp cẩm nấu chè, nấu cơm rượu, làm sữa chua và dùng mỗi ngày.
  • Khế chua: Chuẩn bị quả khế chua, sau khi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng thì cho vào máy ép lấy nước. Cho phần nước khế đã ép vào nồi đun sôi cùng với đường phèn và 2 lát gừng. Dùng nước khế uống mỗi ngày đến khi các biểu hiện bệnh lý dần thuyên giảm hẳn.
Một số mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện bệnh lý
Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp mắt cá chân là một trong những biện pháp cải thiện tại nhà được nhiều người bệnh thực hiện và mang lại hiệu quả
  • Cà tím: Cà tím mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh. Thái cà tím thành từng lát mỏng và cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Lọc lấy phần nước uống mỗi ngày giúp giảm đau, sưng viêm do viêm khớp mắt cá chân gây ra.
  • Lá lốt: Đây là một trong những dược liệu thường được dùng trong chữa trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có viêm khớp mắt cá chân. Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá lốt mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Cho dược liệu đun sôi với lượng nước vừa đủ khoảng 20 phút. Lọc lấy nước, bỏ bã, dùng nước lá lốt chia thành các lần uống hết trong ngày. Áp dụng đều đặn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp mắt cá chân hiệu quả

Các biểu hiện viêm khớp mắt cá chân gây đau nhức, sưng viêm, cứng khớp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là các loại thuốc Tây chữa bệnh, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau có thể gây ra tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Người bệnh tránh vận động, mang mác các vật nặng nhằm hạn chế áp lực đè nén lên khớp cổ chân và mắt cá chân. Điều này có thể kích thích phản ứng viêm và gây đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các tư thế đúng nhằm hạn chế những chấn thương không đáng có.
  • Chọn những đôi giày có chất liệu mềm mại, tránh gây đau chân, vừa chân và lưu ý cần mang vớ khi đi giày. Những đôi vớ sẽ hạn chế ma sát ở chân, hạn chế vi khuẩn tấn công và giữ ấm chân hiệu quả.
  • Duy trì chỉ số cân nặng phù hợp là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả, trong đó có viêm khớp mắt cá chân. Bên cạnh đó, người bệnh hạn chế đứng quá lâu vì có thể gây áp lực lên chân khiến xương khớp ở khu vực này bị tổn thương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm chứa các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như hệ thống xương khớp như vitamin D, canxi và các khoáng chất khác. Đồng thời, trong thời gian điều trị bệnh bạn cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều gia vị, cay nóng, chất kích thích, bia rượu, nước có gas,…
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng khả năng vận động, cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tập luyện với cường độ phù hợp và lựa chọn những bộ môn vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, bơi lội,…

Viêm khớp mắt cá chân là bệnh lý phổ biến và có khả năng đáp ứng tốt các biện pháp điều trị nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp và có biện pháp chăm sóc hợp lý. Ngược lại, bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được áp dụng nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ tổn thương, giai đoạn tiến...

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có được không?

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là phương pháp quan trọng và phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý mạn tính này. Tuy nhiên, để đảm...

viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá điều trị và phục hồi cho những người mắc các lý liên quan đến xương khớp. Viêm khớp...

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới và phương pháp điều trị

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới có thể gây ra các cơn đau lan từ cột sống thắt lưng xuống đùi làm hạn chế khả năng vận động đồng...

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng tự miễn mạn tính và xuất hiện chủ yếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn