Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng khi trời lạnh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Các phương pháp điều trị bệnh lý sẽ phụ thuộc vào quá trình tiến triển, đối tượng cũng như khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Viêm họng có xu hướng tái lại sau khi điều trị, do đó bạn nên có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính

Bệnh viêm họng là gì?

Viêm họng là hiện tượng niêm mạc ở cổ họng bị viêm, sưng dạng cấp tính hoặc mãn tính, khởi phát do các nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng của bệnh lý có thể bùng phát riêng biệt hoặc xuất hiện cùng lúc với các bệnh lý khác như bạch hầu, ho gà, sốt phát ban, viêm VA, viêm amidan,…

Bệnh viêm họng phát triển theo 2 giai đoạn chính: Viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Từng giai đoạn cụ thể, bệnh lý sẽ được chia thành các thể khác nhau căn cứ vào mức độ tổn thương và các triệu chứng lâm sàng.

Viêm họng là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất và có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo thống kê, các triệu chứng bệnh viêm họng có xu hướng khởi phát ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như trẻ em, phụ nữ mang, người bị suy nhược, người cao tuổi, suy dinh dưỡng,…

Phân loại bệnh viêm họng

Như đã đề cập, viêm họng được chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh lại được chia thành các thể khác nhau.

Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị viêm, sưng cấp. Các triệu chứng bệnh lý thường xuất hiện do nhiễm trùng, diễn ra trong vài ngày và được chia thành các thể sau:

Viêm họng đỏ: Đây là thể thường gặp nhất của bệnh viêm họng cấp. Biểu hiện nhận biết của thể bệnh này là toàn bộ vùng niêm mạc họng có màu đỏ và sưng nóng. Viêm họng đỏ thường khởi phát vào thời điểm giao mùa và thời tiết lạnh.

Viêm họng liên cầu: Hay còn gọi là viêm họng có bựa màu trắng, thể bệnh khởi phát do liên cầu khuẩn gây ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Viêm họng liên cầu khuẩn có dấu hiệu nhận biết điển hình bởi toàn bộ niêm mạc họng có bựa màu trắng bao phủ. Đây được xem là thể viêm họng nặng và cần được thăm khám, điều trị sớm.

Phân loại bệnh viêm họng
Viêm họng liên cầu có dấu hiệu nhận biết điển hình bởi toàn bộ niêm mạc họng có bựa màu trắng bao phủ

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường có phạm vi tổn thương rộng hơn, thường xuất hiện cùng với các bệnh hô hấp mãn tính khác như viêm xoang, viêm thanh khí quản, viêm mũi mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh bùng phát chủ yếu do viêm họng cấp tính không được kiểm soát và các nguyên nhân không do nhiễm trùng, được chia thành 3 thể nhỏ:

Viêm họng mãn tính xuất tiết: Thể viêm họng này đặc trưng bởi hiện tượng niêm mạc họng xuất hiện các dịch nhầy trong suốt.

Viêm họng hạt: Viêm họng hạt hay viêm họng quá phát, khởi phát do viêm họng tái lại nhiều lần. Lúc này các tổ chức hạch bạch huyết ở thành họng sẽ xuất hiện các hạt nổi cộm, to nhỏ không đều nhau và không không gây đau, ngứa.

Viêm họng teo: Bệnh ở thể này thường gặp ở người cao tuổi và người bệnh trĩ mũi. Viêm họng teo đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị mỏng, teo, hoạt động bài tiết dịch nhầy bị giảm.

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng khởi phát do nhiều nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Bị nhiễm trùng:

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây khởi phát các triệu chứng bệnh viêm họng cấp tính. Virus là tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý, tuy nhiên số ít trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra.

  • Virus: Chủ yếu do virus sởi, cúm, adenovirus, virus APC,…
  • Vi khuẩn: Chủ yếu là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu, phát triển quá mức của các loại vi khuẩn khác trong khoang miệng.

Dị ứng:

Các triệu chứng bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do dị ứng. Trường hợp do nguyên nhân này, bệnh sẽ thường bùng phát cùng lúc với các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi họng.

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng
Các triệu chứng bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do dị ứng

Một số nguyên nhân khác:

Bệnh viêm họng mãn tính, còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:

  • Các yếu tố kích thích: Niêm mạc họng có thể bị sưng, viêm mãn tính do hít phải hóa chất, bụi bẩn, sử dụng bia rượu trong thời gian dài, hút thuốc lá,…
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý: Bệnh viêm họng mãn tính đôi khi còn là hệ quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, suy gan, viêm xoang sau, dị hình vách ngăn, polyp, tiểu đường,…

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp, viêm họng còn có thể bùng phát khi gặp phải một số yếu tố rủi ro như:

  • Đối tượng dưới 7 tuổi
  • Người mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính
  • Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm
  • Đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch (nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, suy nhược cơ thể,…)
  • Dị ứng cơ địa
  • Giao tiếp thường xuyên

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp và mãn tính

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng có sự khác biệt theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, mức độ bệnh lý còn phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh lý.

Triệu chứng viêm họng cấp tính

Các biểu hiện của viêm họng cấp tính có xu hướng khởi phát đột ngột và có tính điển hình khá cao. Các triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này, bao gồm:

  • Bị sốt cao từ 39 – 40 độ, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, ăn ngủ kém
  • Cổ họng bị khô nóng và chuyển sang đau rát, đau nhói, nhất là khi nốt và ho
  • Khàn giọng
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Ngạt tắc mũi
  • Khi quan sát sẽ thấy vùng cổ họng bị sưng đỏ, xung huyết
  • Một vài trường hợp có thể bị sưng ở hai bên amidan và có dịch nhầy trong suốt hoặc bựa màu trắng bao phủ
  • Hạch cổ bị sưng và kèm theo đau nhức
  • Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, sẽ gây đau đầu nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy giảm rõ rệt

Triệu chứng viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính có các dấu hiệu khởi phát chậm hơn nhưng thường kéo dài dai dẳng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ có mức độ nhẹ và mờ nhạt. Tuy nhiên, giai đoạn mãn tính có biểu hiện thực thể tính điển hình cao và khác biệt rõ theo từng thể.

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp và mãn tính
Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng có sự khác biệt theo từng giai đoạn

Các biểu hiện của bệnh viêm họng mãn tính:

  • Cổ họng bị ngứa ngáy, họng khô và nóng rát
  • Thường xuyên có cảm giác vướng cổ họng, nhất là sau khi ngủ dậy
  • Hay khạc nhổ để loại bỏ các dịch đờm
  • Ho nhiều khi thời tiết chuyển lạnh và vào ban đêm
  • Nghẹn vướng khi nuốt
  • Có lúc bị khàn giọng
  • Trường hợp viêm họng xuất tiết, khi quan sát có thể thấy niêm mạc họng màu đỏ, trong suốt và xuất tiết nhầy.
  • Viêm họng quá phát cũng có thể tiến triển bởi tình trạng thành họng bị dày, đỏ, nổi các hạt có màu đỏ hoặc hồng, nổi cộm so với các vùng niêm mạc lân cận. Người bệnh rất dễ buồn nôn và nhạy cảm ở họng.
  • Viêm họng quá phát lâu ngày có xu hướng tiến triển thành thể viêm họng teo. Ở thể bệnh này thường đặc trưng bởi tình trạng niêm họng có màu trắng, xuất hiện nhiều mạch máu, eo họng rộng, dịch nhầy khô và đóng thành vảy bám vào niêm mạc

Bệnh viêm họng nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm họng đều có xu hướng thuyên giảm và chỉ kéo dài trong vòng 7 ngày. Đối tượng có sức đề kháng tốt, có các biện pháp chăm sóc và điều trị sẽ kiểm soát nhanh chóng và không phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phế quản
  • Viêm mũi
  • Viêm cầu thận
  • Viêm tai
  • Viêm tấy xung quanh amidan
  • Viêm hạch mủ
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm xoang
  • Viêm thanh quản

Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do các triệu chứng ở mức độ nặng nề nên bệnh thường kéo dài hơn 10 ngày mới thuyên giảm hẳn.

Bệnh viêm họng mãn tính thường có các triệu chứng phát triển chậm, mức độ cũng nhẹ hơn viêm họng cấp tính. Tuy nhiên, bệnh lý có thể khởi phát bởi các nguyên nhân khác nhau nên cần phải kết hợp điều trị căn nguyên và triệu chứng. Bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể phát triển thành thể quá phát, xuất tiết hay teo.

Bệnh viêm họng nguy hiểm không?
Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

Viêm họng ở giai đoạn mãn tính có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phế quản mãn tính
  • Viêm thanh quản mãn tính
  • Viêm amidan cấp tính
  • Áp xe amidan
  • Suy nhược thần kinh
  • Suy nhược cơ thể

Viêm họng tuy là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhưng cũng có khả năng gây ra các biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và triệt để. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở cổ họng, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được điều trị và thăm khám kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng

Việc điều trị bệnh viêm họng sẽ dựa theo từng giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy vào mức độ đáp ứng, triệu chứng bệnh lý phù hợp với từng trường hợp.

Điều trị viêm họng cấp tính

Với các trường hợp viêm họng cấp tính, người bệnh cần kết hợp các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ với biện pháp giữ ấm và nghỉ ngơi hợp lý. Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng phổ biến như:

Nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý súc họng, súc miệng mỗi ngày sẽ có tác dụng làm dịu niêm mạc hầu họng, giảm đau rát, giảm viêm. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, đờm ứ tích tụ trong khoang miệng.

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc Ibuprofen, Paracetamol,…Thường được chỉ định trong điều trị viêm họng cấp. Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm đau họng, đau đầu, nhức mỏi và hạ thân nhiệt.

Thuốc corticoid: Corticoid có thể được sử dụng dưới dạng khí dung, xịt lên niêm mạc cổ họng có tác dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng như đau rát, nghẹn vướng khi nuốt, khó chịu,…

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nên người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc kháng sinh: Các trường hợp viêm họng cấp tính bùng phát do nhiễm trùng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh như Cephalothin, Gentamicin, Amikacin.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng
Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy vào mức độ đáp ứng, triệu chứng bệnh lý phù hợp với từng trường hợp

Thuốc kháng sinh thường có thể được bác sĩ chỉnh định dùng thêm ít nhất 3 ngày sau khi các triệu chứng đã được khắc phục hoàn toàn, điều này giúp làm giảm nguy cơ tái nhiễm và kháng thuốc.

Một số loại thuốc khác: Căn cứ vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc trị ho, thuốc long đờm, thuốc kháng histamin H1, thuốc thông mũi,…

Đa số các trường hợp bị viêm họng cấp tính đều đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện rõ rệt sau khi được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Điều trị viêm họng mãn tính

Việc điều trị viêm họng mãn tính thường phức tạp hơn so với bệnh viêm họng cấp tính. Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị căn nguyên gây bệnh

  • Áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp với chế độ sinh dưỡng nếu các triệu chứng bùng phát là hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Điều trị các ổ viêm ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm xoang sau, viêm amidan,…
  • Trường hợp bị dị tật cấu trúc, polyp mũi, lúc này cần can thiệp phẫu thuật nhằm đảm bảo sự lưu thông của cơ quan hô hấp
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, không khí bị ô nhiễm.
  • Thay đổi các thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá

Điều trị triệu chứng

  • Sử dụng dung dịch kiềm BBM: Dung dịch có tác dụng giảm viêm, làm dịu cổ họng, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn ở khoang miệng. 
  • Dùng thuốc SMC: SMC là loại thuốc bôi có chứa thành phần Salicylic Na và Menthol giúp làm dịu cơn đau rát, mát và giảm viêm ở cổ họng. Thuốc được dùng bằng cách thoa hoặc dùng tăm bông chấm trực tiếp lên niêm mạc họng.
  • Thuốc kháng sinh kết hợp với khí dung corticoid: Người bệnh dùng thuốc trực tiếp vào họng có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ra hiện tượng khô họng và một số biến chứng nguy hiểm.
  • Thuốc mỡ thủy ngân 1%: Thuốc được bác sĩ chỉ định trong giai đoạn bệnh chuyển sang thể viêm họng teo. Trường hợp không đáp ứng tốt có thể thay thế thuốc bôi Glycerin Iod 0.5%.
  • Thủ thuật xâm lấn: Ở thể viêm họng quá phát, bác sĩ có thể yêu cầu đốt nóng, đốt điện, laser hoặc dùng nito lạnh nhằm loại bỏ các hạt lympho ở thành họng.

Nhìn chung có nhiều phương pháp chữa viêm họng, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến và được theo dõi hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì dùng thuốc tây y lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày. Các phương pháp xâm lấn luôn tiềm ẩn các rủi ro, có thể để lại sẹo, viêm nhiễm hậu phẫu…

Phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng thường có xu hướng tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi hoặc ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, dị ứng cơ địa, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Do đó, sau khi điều trị, bạn cần có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể như:

Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết đột ngột và khi trời chuyển lạnh

  • Mang khẩu trang khi đến những nơi đông người, những nơi bụi bẩn. Trường hợp tiếp xúc với hóa chất thường xuyên, bạn nên sử dụng đồ bảo hộ giúp làm giảm nguy cơ gây kích ứng niêm mạc họng hầu.
  • Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng, súc họng với nước muối mỗi ngày 2 lần giúp loại bỏ các vi khuẩn và hạn chế sự phát triển của những chủng vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời tránh dung nạp các thực phẩm bất lợi cho cổ họng như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, lạnh,…
  • Cân nhắc việc phẫu thuật cắt amidan nếu viêm họng tái phát nhiều lần và là hệ quả của bệnh viêm amidan mãn tính.
  • Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như bàn chải đánh răng, ly, cốc, đũa, chén,…
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết đột ngột và khi trời chuyển lạnh. Tăng cường bổ sung các loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn như nghệ, dùng, tỏi,…

Viêm họng là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng điều trị và các biện pháp chăm sóc tốt. Trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bình luận (36)

  1. Đặng Hồng Nhung says: Trả lời

    Có ai bị viêm họng mạn mà điều trị thành công chưa. Nói thật chứ mình bị viêm họng mạn do bệnh nghề nghiệp ( giáo viên) cả chục năm nay điều trị trăm phương nghàn kế vẫn không khỏi. Hôm nào đi dạy về cũng phải ngậm chanh đào mật ong thì hôm sau mới có sức mà giảng bài tiếp. Mùa hè thì đỡ chứ đông đến họng thường đau rát, soi họng thấy viêm đỏ rõ nhưng cũng dùng đủ thuốc rồi mà không khỏi được. Ai có cách gì điều trị triệt để thì giúp mình với, mình chân thành cảm ơn

    1. Thư Sinh says: Trả lời

      Thấy nhiều giáo viên bị viêm họng mạn lắm, cái này điều trị không tốt là viêm họng hạt, lâu dần có trường hợp còn tiến triển thành ung thư đấy. Em có chị làm giáo viên, thấy chị ấy hay uống nước sắc kha tử chị ạ, mua kha tử rang khô đi rồi đập dập cho vào nước uống. Thấy chị em bảo nước này uống giữ giọng và sát khuẩn họng nên hạn chế tình trạng viêm đó

    2. Hoàng Mạnh Hải says: Trả lời

      Kha tử mua ở đâu được vậy em, nó là thuốc đông y đúng không ??

    3. Nguyễn Thu says: Trả lời

      Viêm họng mạn chỉ điều trị đông y là chuẩn nhất thôi nhé, tây y chỉ giải quyết tức thời thôi. Sau bao bài học kinh nghiệm thì tôi cũng rút ra điều đó. Tôi là giáo viên tiểu học cũng 3 chục năm trong nghề rồi. Trước đi dạy học hôm nào về cũng khản cổ, viêm họng liên miên, sau không nói được còn phải đầu tư bộ loa míc gắn cổ áo để đỡ phải nói to. Nhưng đợt rồi có người bạn giới thiệu cho bệnh viện 102 nên tôi quyết định đến để khám thì được bác sĩ bắt mạch và kê đơn cho thuốc đông y. Tôi dùng chỉ trong 2 tháng mà tình trạng viêm họng được cải thiện cho đến bây giờ. Hiện không cần dùng míc nữa đi giảng cả ngày về tôi vẫn có thời gian giảng bài cho con mà không lo lắng gì hết. Thích cái là thuốc này dùng an toàn lắm, dùng xong không bị mệt như mấy thuốc tây y khác, Cũng thấy bảo hiệu qủa lâu dài nên tôi đang hi vọng. Hiện cũng được khoảng 5-6 tháng rồi và thấy họng vẫn khá ổn

    4. Chu Chu Đức says: Trả lời

      Đúng rồi, bài thuốc thanh hầu bổ phế thang của bệnh viện 102 ( xưa là của trung tâm thừa kế đông y việt nam ) cũng có chứa cả kha tử đấy, ngoài kha tử ra thì còn nhiều vị thuốc đông y khác cũng giúp sát khuẩn họng nên dùng hiệu quả lắm. Trước mẹ mình viêm họng hạt mạn tính mà dùng thuốc này hạt cũng tiêu mất cơ mà

    5. Thư Sinh says: Trả lời

      Thấy nhiều giáo viên bị viêm họng mạn lắm, cái này điều trị không tốt là viêm họng hạt, lâu dần có trường hợp còn tiến triển thành ung thư đấy. Em có chị làm giáo viên, thấy chị ấy hay uống nước sắc kha tử chị ạ, mua kha tử rang khô đi rồi đập dập cho vào nước uống. Thấy chị em bảo nước này uống giữ giọng và sát khuẩn họng nên hạn chế tình trạng viêm đó

    6. Hoàng Mạnh Hải says: Trả lời

      Kha tử mua ở đâu được vậy em, nó là thuốc đông y đúng không ??

    7. Nguyễn Thu says: Trả lời

      Viêm họng mạn chỉ điều trị đông y là chuẩn nhất thôi nhé, tây y chỉ giải quyết tức thời thôi. Sau bao bài học kinh nghiệm thì tôi cũng rút ra điều đó. Tôi là giáo viên tiểu học cũng 3 chục năm trong nghề rồi. Trước đi dạy học hôm nào về cũng khản cổ, viêm họng liên miên, sau không nói được còn phải đầu tư bộ loa míc gắn cổ áo để đỡ phải nói to. Nhưng đợt rồi có người bạn giới thiệu cho bệnh viện 102 nên tôi quyết định đến để khám thì được bác sĩ bắt mạch và kê đơn cho thuốc đông y. Tôi dùng chỉ trong 2 tháng mà tình trạng viêm họng được cải thiện cho đến bây giờ. Hiện không cần dùng míc nữa đi giảng cả ngày về tôi vẫn có thời gian giảng bài cho con mà không lo lắng gì hết. Thích cái là thuốc này dùng an toàn lắm, dùng xong không bị mệt như mấy thuốc tây y khác, Cũng thấy bảo hiệu qủa lâu dài nên tôi đang hi vọng. Hiện cũng được khoảng 5-6 tháng rồi và thấy họng vẫn khá ổn

    8. Chu Chu Đức says: Trả lời

      Đúng rồi, bài thuốc thanh hầu bổ phế thang của bệnh viện 102 ( xưa là của trung tâm thừa kế đông y việt nam ) cũng có chứa cả kha tử đấy, ngoài kha tử ra thì còn nhiều vị thuốc đông y khác cũng giúp sát khuẩn họng nên dùng hiệu quả lắm. Trước mẹ mình viêm họng hạt mạn tính mà dùng thuốc này hạt cũng tiêu mất cơ mà

  2. Nguyễn Đào Hà My says: Trả lời

    Mấy hôm nay họng em rát quá trời, thời tiết Hà Nội cứ hanh hanh khô khô như này khó chịu thật đấy, năm nào cũng cứ vào cái mùa này là em lại bị viêm họng. Công việc lại hay phải đi gặp đối tác nên những đợt như này em cảm thấy rất không tự tin, ảnh hưởng đến công việc rất nhiều. Thuốc tây thì em cũng uống đủ loại kháng sinh nặng nhẹ rồi, viên ngậm cũng ngậm không từ loại nào. Vậy mà tình trạng có vẻ như không được cải thiện nhiều lắm. Mấy hôm nay em toàn phải ngậm nước muối cho đỡ rát họng, anh chị nào có kinh nghiệm điều trị hay chỉ em với

    1. Ngân Minh says: Trả lời

      Chị ngâm tỏi mật ong mà dùng, thái lát tỏi ra ngâm với mật ong tầm 3-5 ngày là dùng được. Khi nào thấy chớm ho với viêm họng cái là ngậm ngay 1 lát tỏi đến khi nào hết vị tỏi thì thôi, đảm bảo không thể nào ho được nữa luôn. Mỗi tội cái này hơi mùi thôi. hix

    2. Thanh Thanh says: Trả lời

      Cách này dùng chỉ hỗ trợ phần nào thôi, chứ cứ viêm họng mạn tiến triển lâu dùng cách này không khỏi được đâu. Thiết nghĩ cứ phải thuốc thang cho đàng hoàng, sau đấy muốn dùng mẹo gì hỗ trợ thì tính sau

    3. Lưu Thị Hà says: Trả lời

      Cùng quan điểm với chị Thanh Thanh ạ, nghe đồn tai nhau thì có vẻ hay lắm nhưng bản thân em đây, nhà có cả mấy hũ quất hồng bì mật ong, chanh đào mật ong hẳn hoi, để mấy tháng quả quắt hết cả ra rồi, ai cũng bảo ngậm tốt lắm mà em ngậm mãi cũng có hết viêm họng đâu. Em nghĩ món này mới chớm bị dùng thì ổn, hoặc trẻ nhỏ dùng cũng đỡ. chứ người lớn bệnh mãn tính đủ thứ thuốc kháng sinh vào người, nhờn hết cả thuốc rồi giờ chuyển qua dùng mấy loại ấy cũng không ăn thua gì đâu

  3. M. Dung Nguyễn says: Trả lời

    Bài viết hữu ích quá, mỗi bệnh viêm họng thôi mà mổ xẻ bao nhiêu vấn đề. Đọc xong cũng hiểu hơn về bệnh và có những kinh nghiệm đút túi cho bản thân. bé nhà mình là chúa viêm họng đấy, cứ đến giao mùa là y rằng làm vài trận và không thể thiếu kháng sinh đi kèm. Nhìn mà xót con nhưng cũng không làm được gì. Tiện đây cho mình hỏi cái thuốc đông y Thanh hầu bổ phế thang của bệnh viện quân dân 102 trẻ con dùng được không. Thấy review tốt cũng muốn mua về cho bé dùng thử xem sao

    1. Đỗ Mai says: Trả lời

      Thuốc này từ 3 tuổi trở lên dùng vô tư mẹ nó ạ, còn dưới 3 tuổi thì chắc cũng được nhưng cần có sự tư vấn và chỉnh liều từ bác sĩ. mẹ nó thử đưa con đến khám xem sao

    2. Hà Ánh Nhi says: Trả lời

      Dùng được bạn nhé, bé nhà mình dạo trước cũng ho nhiều, biếng ăn do dùng nhiều kháng sinh mà từ đợt uống thuốc này cũng khỏi ho, trộm vía tăng được 3 kg rồi. Chứ uống thuốc kháng sinh nhiều vô là con không lớn được dâu. Bạn tham khảo bài viết này để hiểu hơn nhé
      https://wikibacsi.com/thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-amidan-cho-tre-em.html

    3. Bùi Quốc Quân says: Trả lời

      Bé nhà mình hiện đang dùng thuốc này, mới được 3 ngày. Hiệu quả chưa thấy giảm nhiều,mà thuốc lại khó uống đối với tụi trẻ, mình đang cân nhắc có nên dừng thuốc hay không. ai cũng bảo tốt mà con mình dùng chưa thấy đỡ là sao nhỉ

    4. Xuân_ Thu says: Trả lời

      Mới 3 ngày thì sao mà đỡ được mom ơi, hơn nữa thuốc thì có loại nào ngọt đâu. Mom phải nghĩ về lâu về dài ấy, thuốc này tác dụng chậm hơn thuốc tây nhưng đảm bảo an toàn và hiệu quả được lâu dài đấy. Con mình là 1 ví dụ điển hình. Giờ cho quay lại mình chỉ ước biết đến bài thuốc này sớm hơn thôi

    5. Huyền My says: Trả lời

      Bài thuốc này gồm những gì thế ạ, chỉ có thuốc uống thôi à các chị, có phải đun nấu gì không

    6. Xuân_ Thu says: Trả lời

      Hôm mình đến khám bác sĩ kê cho con mình thuốc thanh hầu bổ phế thang dạng viên uống, cao giải độc và thuốc ngậm. 2 loại uống kia chỉ cần pha với nước ấm là có cốc nước thuốc rồi nền không cần đun nấu gì đâu. Còn viên ngâm thì những ngày đầu ngày ngậm 2 viên, sau khi nào ho thì mới ngậm thôi nhé

    7. Bùi Quốc Quân says: Trả lời

      Viên ngậm mua riêng về ngậm được không hay bắt buộc có cả thuốc nữa ??

  4. Nguyễn Xuân Trường says: Trả lời

    Viêm họng xuất tiết là như nào vậy ạ, có phải viêm họng như kiểu cảm cúm hắt hơi không. Lần nào em cúm xong là y rằng cũng bị ho viêm họng vài tuần sau đó, miệng mũi xuất hiện đầy đờm trắng trong, rất là khó chịu

    1. Lương Tuyết says: Trả lời

      Bạn này bị y như mình, người ta khỏi cúm xong là khỏi hẳn, đây mình cúm xong là y rằng ho lấy ho để, ho chảy nước mắt nước mũi ít phải 2 tuần mới dứt. Mà cái giống ho do cúm nó lại ho lâu và khó điều trị bằng mấy loại siro mình hay mua lắm. Thực sự quan ngại

    2. Trần Đình Mạnh says: Trả lời

      Em thấy bảo bên bệnh viện 1-2 có cái bài thuốc đông y gì mà điều trị ho hay lắm, ho các thể dùng đều hiệu quả hết. Tên là thanh hầu bổ phế thang thì phải, em, đang tính dùng thử mà vẫn còn lăn tăn về chất lượng, ở đây đã có chị nào dùng cho em xin ít review với, thuốc đông y cố tốt thật không ạ

    3. Nguyễn Lê Hà My says: Trả lời

      Muốn tìm review thì lên mạng không thiếu nàng ơi, thuốc này nổi tiếng rồi nên chỉ cần gõ tên Thanh hầu bổ phế thang thôi là sẽ ra một loạt ấy. Mình thì điều trị viêm họng hạt mạn tính ở đây từ năm 2018 cơ, từ lúc bệnh viện vẫn là trung tâm thừa kế đông y Việt Nam, giờ mới xây to hơn và đổi tên thành bệnh viện TMH Quân dân 102. Hồi đó mình bị viêm họng hạt nặng lắm, họng toàn hạt, đi nội soi bác sĩ còn phải sợ, ai cũng khuyên nên đốt hạt đi không thì khó nuốt và dễ gây hội chứng ngừng thở khi ngủ ấy. Nhưng mình tìm hiểu trên mạng thấy nhiều nguy cơ quá nên mình quyết định không làm phương pháp đó, về nhà chỉ dùng các phương pháp dân gian thôi. Bẵng đi một thời gian sống chung với lũ thì mình được một người bạn giới thiệu cho bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang này nên mình đã đến tận trung tâm để được bác sĩ khám. Bác sĩ Phương khám cho mình thực sự rất tỉ mỉ, không qua loa như mấy bác sĩ chỗ khác mình đến khám, hồi đó bệnh viện chưa có nội soi nên mình được xem họng và bắt mạch thôi. sau khi khám xong thì bác kê cho mình bộ Thanh hầu bổ phế thang gồm 2 loại uống + 1 loại ngậm, liệu trình 3 tháng. Thời gian đầu dùng thuốc hiệu quả có nhưng không rõ, phải đến khoảng chục ngày trở đi mình mới thấy cải thiện rõ rệt khi mà ho giảm, đờm giảm, nuốt cũng dễ hơn mặt dù nhìn kích thước hạt thì vẫn vậy. Ấy thế mà chỉ sau hơn 1 tháng triệu chứng gần như hết hẳn, mình không còn ho, không còn đau rát họng và đờm cũng ít đi, niêm mạc họng trở về màu hồng bình thường. Hết 3 tháng thuốc tình trạng viêm họng của mình coi như khỏi hẳn. Mua thuốc từ đợt 2018 mà đến bây giờ mình chưa phải dùng lại 1 viên kháng sinh nào, thi thoảng ho hắng nhẹ chỉ cần mua ít nước muối sinh lý về ngậm, hoặc chanh đào mật ong là khỏi rồi, mình cũng biết bệnh nên cố giữ ấm cổ thường xuyên nên cho đến hiện tại mình rất hài lòng về kết quả

    4. Công Lý says: Trả lời

      Bạn ơi muốn lấy thuốc thì bắt buộc phải tới viện khám à, sản phẩm này còn phân phối ở đại lý nào không

    5. Nguyễn Lê Hà My says: Trả lời

      Sản phẩm không phân phối bên ngoài đâu bạn ạ, nhưng nếu nhà xa muốn mua online thì cứ liên hệ số 0888.598.102 – 0974.026.239 bác sĩ của bệnh viện sẽ tư vấn và gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện được mà

    6. Bảo Ngọc Breaf says: Trả lời

      Thuốc có tác dụng phu gì không. Kháng sinh chỉ uống 2 tuần là nhiều, đây còn uống 3 tháng???

    7. Hồng says: Trả lời

      Thuốc này có phải kháng sinh đâu bạn, nó là thuốc đông y, có những vị kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ gì đến cơ thể, nhưng chính vì nó là kháng sinh tự nhiên nên phải dùng lâu dài mới có hiệu quả, dùng ngắn ngày thuốc còn chưa kịp ngấm nói gì tác dụng

  5. Lã Thu Hà says: Trả lời

    Tôi từng đến bệnh viện quân dân 102 khám rồi, bác sĩ ở đây khám rất nhiệt tình và tâm huyết, khám cho ra khám chứ không như những nơi khác. nay lại còn có thêm nội soi nữa, ảnh họng mình được chiếu hẳn lên màn hình tivi cho bệnh nhân xem và soi đến đâu bác sĩ họ giải thích đến đấy. Đến khám tôi rất yên tâm, phương pháp chữa lại kết hợp cả tây y đông y nên hiệu quả rất tốt, tôi mới sử dụng thuốc được nửa tháng nay nhưng thấy hiệu quả cũng khá rõ rệt. Hi vọng sau đợt này sẽ khỏi được bệnh

    1. Trần Huỳnh says: Trả lời

      Em có kết quả nội soi ở viện rồi, giờ chỉ muốn lấy thuốc đông y thôi thì phải làm sao chị, em có lân la nhưng mấy địa chỉ bệnh viện toàn ở Hà Nội với Hồ Chí Minh, em thì ở tận Sơn La, đường xá xa xôi nên cũng ngại đi lắm ạ. Giá mà nhà thuốc ship thuốc được thì tốt

    2. Lã Thu Hà says: Trả lời

      Có kết quả rồi thì chỉ việc gửi ảnh qua zalo cho bác sĩ xem thôi bạn ơi, có số hotline của trung tâm ở dưới bài viết đó, bạn gọi đến nhờ tư vấn cho, bác sĩ tư vấn nhiệt tình lắm nên yên tâm. Sau dùng thuốc thỉnh thoảng bác sĩ họ vẫn điện hỏi thăm tiến triển ra sao để điều chỉnh thuốc

      1. Nguyễn Thị Nụ says: Trả lời

        Thuốc này gá rổ như nào vậy ạ

  6. Hồng Hoa says: Trả lời

    Mình đang bầu bé 8 tháng, gần sinh đến nơi rồi, bụng bầu thì to thở đã khó mấy hôm nay còn bị ho với cả viêm họng rất khó chịu. Kháng sinh thì không dám uống vì sợ ảnh hưởng đến con nên cũng phải gần 1 tuần rồi mình chỉ có ngậm nước muối và chanh đào không. mấy ngày hôm nay họng mình đau rát quá, hình như còn có cả mủ rồi. Mình có lên mạng đọc thì biết bài thuốc này dùng được cho cả phụ nữ có thai. Không biết có mẹ bầu nào gặp trường hợp như mình chưa
    https://www.vpeg.vn/phu-nu-mang-thai-nguoi-cho-con-bu-dung-thuoc-chua-viem-hong-thanh-hau-bo-phe-thang-co-sao-khong/

    1. Nguyễn Châu Tấn says: Trả lời

      Dùng được mẹ nó ơi, đợt năm rồi mình bầu cũng viêm họng mủ như bạn ấy, sức đề kháng của phụ nữ mang thai nó kém lắm mà. May sao có bài thuốc này nên mình mới khỏi viêm họng. Giờ mình sinh em bé được vài tháng rồi, trộm vía bé khỏe mạnh và tăng cân đều mẹ nó ạ

    2. Ninh Giang says: Trả lời

      Đọc thành phần toàn vị an toàn thôi mà bạn, để chắc chắn nhất thì bạn gọi điện trực tiếp đến bệnh viện mà hỏi, bác sĩ tư vấn cho không trượt phát nào đâu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Bị đau họng sổ mũi do đâu? 6 Mẹo giúp chữa khỏi nhanh chóng

Đau họng sổ mũi là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân như thay đổi thời tiết, do dị ứng hoặc một số bệnh liên...

Thuốc Alpha Choay chữa viêm họng và những điều cần lưu ý

Thuốc Alpha Choay chữa viêm họng và những điều cần lưu ý

Thuốc Alpha Choay là một trong các loại thuốc kháng viêm dạng men. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị chấn thương, bong gân, bỏng da, bầm tím,...đặc biệt...

Đau họng có đờm và 8+ cách chữa khỏi nhanh ngay tại nhà

Đau họng có đờm là tình trạng khá phổ biến gây ra sự khó chịu và mệt mỏi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bên cạnh...

7 cách chữa viêm họng cho bé an toàn không dùng kháng sinh

8 cách chữa viêm họng cho bé an toàn không dùng kháng sinh

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp thường khởi phát ở trẻ em, bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy...

8 Cách trị viêm họng bằng tỏi đơn giản hiệu quả nhanh chóng

Trị viêm họng bằng tỏi là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất tốt, cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí. Trong tỏi có chứa các thành...

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng hầu bị tổn thương trong thời gian dài do nhiễm trùng, dị ứng hoặc là hệ quả của...

Ẩn