Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, chăm sóc và điều trị

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn. Tổn thương da do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ. Vảy nến ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi các biểu hiện da bị đỏ, ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc, nứt nẻ thậm chí là chảy máu. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, chăm sóc và điều trị
Vảy nến ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi các biểu hiện da bị đỏ, ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc, nứt nẻ thậm chí là chảy máu

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì?

Vảy nến là một trường hợp viêm da mãn tính, đồng thời cũng thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát khi quá trình sản xuất các tế bào mới bị rối loạn, hoạt động một cách mạnh mẽ. Tình trạng này dẫn đến các tế bào da tích tụ quá mức, làm xuất hiện các lớp vảy khó chịu trên da.

Bệnh vảy nến có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Theo thống kê, số ca mắc bệnh vảy nến thường rơi vào độ tuổi từ 15 – 30 tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Vảy nến là bệnh da liễu không có khả năng lây nhiễm, do đó ba mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc và điều trị, không cần thiết áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Các biểu hiện nhận biết bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh vảy nến có tổn thương da tập trung ở khuỷu tay, đầu gối, vùng cổ, khuôn mặt, đầu gối, vùng mặc tã lót và da đầu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý là trên vùng da bị tổn thương được bao bọc mảng da có màu trắng hay màu bạc, có thể lan rộng khắp cơ thể.

Tình trạng này có thể đi kèm theo các triệu chứng như nứt da, đau đớn, ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội, thậm chí còn gây chảy máu. Ngoài ra, bệnh vảy nến ở trẻ em còn gây ra một số triệu chứng nhận biết khác như:

  • Móng tay dày hơn
  • Khó chịu
  • Bé hay quấy khóc
  • Sưng khớp, cứng khớp
  • Những đốm vảy nhỏ được hình thành và thường khu trú thành từng cụm
  • Da bị nứt nẻ, khô ráp
Các biểu hiện nhận biết bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh vảy nến có tổn thương da tập trung ở khuỷu tay, đầu gối, vùng cổ, khuôn mặt

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định căn nguyên chính xác gây ra bệnh vảy nến nới chung và ở trẻ sơ sinh nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy một số yếu tố có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện và khởi phát bệnh lý. Cụ thể như:

Yếu tố di truyền

Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền kết hợp với cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên hoặc các bệnh tự miễn khác có thể làm khởi phát các triệu chứng bệnh vảy nến. Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh vảy nến sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh ở trẻ sơ sinh.

Trường hợp người thân mắc bệnh về tuyến giáp, bệnh Crohn, bệnh đa xơ cứng,…Tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh cũng tăng cao. Nguyên nhân là bệnh lý thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn.

Theo các nghiên cứu, có khoảng 10% trẻ sơ sinh mắc bệnh vảy nến khi có ba hoặc mẹ mắc phải bệnh lý này. Và khoảng 40% ca bệnh vảy nến ở trẻ khi có cả ba và mẹ mắc bệnh.

Da bị nhiễm khuẩn

Tình trạng da bị nhiễm khuẩn cũng là một trong các nguyên nhân gây khởi phát bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh. Lúc này, làn da của trẻ khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nên khi bị vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài môi trường tác động sẽ gây bùng phát các triệu chứng viêm da, trong đó có bệnh vảy nến.

Dưới đây là một số tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh:

  • Lông động vật, bị côn trùng đốt
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh vào những ngày nắng nóng
  • Xuất hiện các vết trầy xước trên bề mặt hoặc sâu trong da

Bệnh vảy nến xuất hiện ở trẻ sơ sinh thường hình thành các triệu chứng nhiễm trùng da đầu tiên, tương tự như bệnh cảm lạnh.

Các thể bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thường khởi phát với các thể như:

Vảy nến tã lót

Đây là thể vảy nến đặc trưng khởi phát ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bệnh lý thường tập trung ở khu vực mặc tã lót. Tuy nhiên, dạng vảy nến tã lót thường rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán, từ đó ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do khu vực mặc tã thường xuất hiện tình trạng hăm tã và các dạng phát ban khác.

Vảy nến tã lót
Các triệu chứng bệnh lý thường tập trung ở khu vực mặc tã lót

Vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hơn người trưởng thành. Ngoài ra, bệnh lý cũng được xếp vào dạng bệnh thường gặp so với các thể vảy nến khác.

Bệnh lý thường là hệ quả của bệnh cảm lạnh hay viêm họng liên cầu khuẩn. Ba mẹ khi quan sát làn da của bé sẽ thấy xuất hiện các mảng đỏ thường sẽ có kích thước nhỏ hình giọt nước và nổi khắp cơ thể.

Vảy nến thể mủ

Vảy nến ở dạng này đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng, ở giữa có các mảng da phồng to và chứa dịch mủ bên trong. Các tổn thương do vảy nến thể mủ thường tập trung ở bàn chân và bàn tay. Tuy nhiên, rất ít trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải thể bệnh này.

Vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu điển hình bởi tổn thương da thành các mảng bám có kích thước và hình dạng đặc biệt trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu của trẻ bị ửng đỏ. Ngoài ra, trên da đầu còn xuất hiện các vảy có kích thước đa dạng và có màu trắng gây ngứa ngáy, khó chịu.

Vảy nến móng tay

Giống với vảy nến thể mủ, bệnh vảy nến móng tay thường hiếm gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh lý có các triệu chứng khởi phát ở ngón tay, móng tay, ngón chân, móng chân của bé, đồng thời xuất hiện hiện tượng rỗ và rạn da.

Ngoài ra, bệnh vảy nến móng tay có thể khiến móng tay, móng chân thay đổi màu sắc và bị rụng, những tổn thương ngoài ra có thể xuất hiện hoặc không.

Vảy nến thể mảng

Bệnh vảy nến thể mảng thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bệnh lý có thể xuất hiện ở các đối tượng, bệnh đặc trưng bởi tổn thương da thành từng mảng, những mảng bám bày có vảy màu trắng hoặc màu bạc.

Trong một số trường hợp tổn thương có màu đỏ hồng, thường khu trú ở da đầu, vùng lưng dưới, đầu gối và khuỷu tay.

Vảy nến thể mảng
Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương da thành từng mảng, những mảng bám bày có vảy màu trắng hoặc màu bạc

Khi trẻ sơ sinh mắc vảy nến thể mảng thường sẽ có kích thước nhỏ hơn người trưởng thành, các mảng cũng sẽ mềm và dễ bong tróc hơn..

Vảy nến đảo ngược

Các triệu chứng bệnh vảy nến đảo ngược khiến da trẻ hình thành các mảng da màu đỏ, tổn thương da thường tập trung ở những vùng da có nếp gấp. Cụ thể như khu vực da sau đầu gối, dưới cánh tay và háng.

Ngoài ra, bệnh vảy nến ở thể này còn gây ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, vảy nến đảo ngược không phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Vảy nến toàn thân

Thể bệnh này không phổ biến ở trẻ sơ sinh cũng như người trưởng thành. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp mắc bệnh vảy nến toàn thân, ngoài tổn thương da, trẻ có thể bị ngứa ngáy dữ dội và đau đớn nghiêm trọng. Kèm theo hiện tượng bong tróc da thành từng mảng, gây khó chịu.

Chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da hiếm gặp, các biểu hiện của bệnh lý thường giống với các bệnh viêm da phổ biến, tình trạng hăm tã và phát ban. Do đó, việc chẩn đoán bệnh thường rất dễ gây nhầm lẫn các triệu chứng lâm sàng.

Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trên da bé hoặc nghi ngờ bệnh vảy nến, ba mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hoặc trong trường hợp trẻ bị phát ban, bệnh vảy nến không cải thiện dù áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, lúc này phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân và điều kịp thời, tránh tình trạng tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn.

Để đạt được kết quả chẩn đoán bệnh lý chuẩn xác nhất cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ cần quan sát các biểu hiện của bệnh lý trong thời gian dài. Khác với bệnh vảy nến ở người trưởng thành, vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể điều trị dứt điểm và hạn chế các triệu chứng tái phát lại.

Chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Khác với bệnh vảy nến ở người trưởng thành, vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể điều trị dứt điểm và hạn chế các triệu chứng tái phát lại

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể điều trị triệt để và tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại, tuy nhiên quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn và khó điều trị hơn so với người trưởng thành.

Lý do là một số loại thuốc điều trị khi áp dụng cho trẻ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Do đó, ba mẹ tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra biện pháp chữa trị tốt nhất cho bé.

Sử dụng thuốc Tây chữa vảy nến ở trẻ sơ sinh

Để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, bong tróc, khô ráp da do bệnh vảy nến gây ra, bác sĩ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể như:

  • Các loại kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho trẻ mắc bệnh vảy nến
  • Nhóm thuốc điều trị tại chỗ ức chế Calcineurin hoặc vitamin
  • Kem bôi ngoài da chứa corticoid và các loại thuốc điều trị tại chỗ như Dovonex
  • Thuốc steroid

Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thường không được bác sĩ và các chuyên gia khuyến khích. Do đó, nếu bệnh lý đang ở mức độ nhẹ, tổn thương không lan rộng, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để điều trị bệnh vảy nến.

Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến được áp dụng phổ biến:

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, để da trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. Thời điểm thích hợp cho bé tắm nắng là từ 6 giờ – 7 giờ sáng.
  • Tránh để trẻ sinh hoạt ở những nơi có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ mỗi ngày giúp loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn. Sau khi tắm, sử dụng khăn bông sạch thấm nước trên da bé, tránh chà xát mạnh có thể khiến da bị trầy xước, gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để giúp tăng cường độ ẩm cũng như hàng rào bảo vệ da bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, bao gồm kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho trẻ. Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để giúp tăng cường độ ẩm cũng như hàng rào bảo vệ da bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc hợp lý. Trường hợp điều trị sai phương pháp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ.

Cùng chuyên mục

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa tróc vẩy có thể là biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, chàm, vảy nến,...

“Tôi đã KHỎI vảy nến” – Phản hồi từ bệnh nhân điều trị thành công tại TT Thuốc dân tộc

Vảy nến là “nỗi đau”, nỗi ám ảnh của bất cứ ai không may mắc phải. “Nỗi đau” vảy nến không chỉ bởi bệnh khó chữa mà còn bởi sự...

Khám phá bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị viêm da cơ địa, vảy nến

Các bệnh viêm da mãn tính như viêm da cơ địa, á sừng, viêm da dầu, tổ đỉa,  vảy nến… thường liên quan đến hệ miễn dịch, tái phát dai...

Bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh vảy nến có lây không là câu hỏi không chỉ người mắc bệnh mà tất cả mọi người đều có chung thắc mắc này. Đây là một căn bệnh...

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến

Cách chăm sóc bệnh nhân vẩy nến người thân nên biết

Để phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát trở lại cần kết hợp với chế độ ăn sóc tại nhà và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn,...

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà có thực sự hiệu quả

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng vì vừa an toàn, không tác dụng phụ lại cho kết...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn