Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến việc sinh con cái. Dù hầu hết theo bác sĩ không có quá nhiều ảnh hưởng từ bệnh vảy nến đến cơ quan sinh dục, tuy nhiên nếu không nhanh chóng điều trị đúng cách vẫn có rất nhiều biến chứng có thể xuất hiện làm giảm khả năng quan hệ tình dục và sinh sản của người bệnh.
Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục biểu hiện thế nào?
Nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến thường liên quan đến sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, do dó bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của bệnh. Hầu hết bệnh chỉ gây ra các vấn đề da liễu bên ngoài, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe toàn diện và tính mạng. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bao gồm cả vùng kín. Vậy nếu bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?
Bệnh vảy nến xuất hiện ở vùng kín chủ yếu là do thói quen mặc đồ bó sát, khu vực này bị ẩm ướt ra mồ hôi nhiều nhưng không được vệ sinh đúng cách. Lúc này quanh bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện những mảng da đỏ tươi hay hồng nhạt, có vảy hoặc không, da khô dày sừng, có thể ngứa nhưng không quá trầm trọng.
Ở nam giới vảy nến thường xuất hiện ở những vị trí như quanh dương vật, vùng mu và khu vực da quanh háng. Với nữ giới, các dấu hiệu bệnh vảy nến thường xuất hiện ở âm hộ, mu và hậu môn. Các tổn thương có thể xuất hiện mủ, nếu gãi ngứa nhiều có thể làm lây lan sang và nhiễm trùng sang các vùng lân cận.
Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?
Với băn khoăn Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không thì câu trả lời là hầu như là không. Các tổn thương do vảy nến gây ra chỉ nằm ở biểu bì ngoài da, không ăn sâu hay làm tổn thương niêm mạc bên trong. Vì vậy bệnh cũng không ảnh hưởng đến chức năng của tử cung ở phụ nữ hay dương vật của nam giới nên việc quan hệ tình dục hay có con vẫn có thể hoạt động bình thường.
Ngoài ra đây cũng không phải bệnh có yếu tố lây nhiễm nên người bệnh vẫn có thể thực hiện quan hệ tình dục với những người bình thường mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nhiều người thường có thói quen tự ti, mặc cảm khi mắc bệnh tại đây dẫn đến xa lánh bạn tình hoặc không tự tin khi có nhu cầu nên thường xa lánh các hoạt động tình dục.
Mặt khác cũng cần hiểu rằng mặc dù Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan này. Nếu người bệnh không biết vệ sinh đúng cách, gãi ngứa chà xát nhiều hay vẫn mặc các trang phục bó sát thì có thể gây một số bệnh lý viêm nhiễm tại đây. Cụ thể
- Đối với nữ giới: Nhiễm trùng tại vùng kín của nữ giới có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm tử cung. Tình trạng này có thể làm rối loạn nội tiết tố ở nữ, suy giảm chức năng tử cung và làm giảm chất lượng trứng hay hạn chế khả năng đi vào của tinh trùng.
- Đối với nam giới: Nhiễm trùng vùng kín kéo dài ở nam giới có thể trực tiếp đến chức năng tinh hoàn. Tình trạng này khiến quá trình sản xuất tinh trùng không đảm bảo, chất lượng và số lượng tinh binh cũng giảm sút các. Nếu số lượng tinh trùng khỏe mạnh chỉ dưới 30% thì có nguy cơ cao bị vô sinh hiếm muộn, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh con.
Đồng thời do vị trí tổn thương khá đặc biệt nên quá trình quan hệ có thể khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy đau rát khó chịu. Chất lượng cuộc vui giảm sút và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vợ chồng.
Một điều mà bạn cũng cần chú ý là dù bệnh không có yếu tố lây nhiễm nhưng lại có yếu tố di truyền khá cao. Nếu cha hay mẹ bị mắc bệnh, đặc biệt là người mẹ nếu có dự định mang thai hay đang mang thai khi bị bệnh cần sớm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và kiểm tra nguy cơ di truyền. Một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến thường nhiều tác dụng phụ nên nếu có nhu cầu mang thai thì nên dừng thuốc trước một thời gian để hạn chế ảnh hưởng lên thai nhi.
Như vậy, nói chung về bản chất Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không thì câu trả lời hoàn toàn là không. Tuy nhiên nếu người bệnh có tâm lý chủ quan, chậm trễ trong quá trình điều trị có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới tới đường con cái. Do đó cần nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Hướng điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục tránh biến chứng
Bộ phận sinh dục là cơ quan vô cùng nhạy cảm vì thế phải thực sự cẩn trọng trong điều trị. Tốt nhất người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý có dấu hiệu tương tự. Đồng thời phải kết hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ và chăm sóc vệ sinh tại nhà để kiểm soát bệnh nhanh chóng nhất.
Điều trị bằng Tây y
Cần chú ý rằng việc điều trị bằng Tây y chỉ mang tính chất hỗ trợ kiểm soát bệnh, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Hiện cũng chưa có bất cứ phương pháp nào giúp loại bỏ hoàn toàn bệnh vảy nến, vì thế người bệnh cần thực sự cẩn trọng trong điều trị. Việc dùng thuốc Tây vừa giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng, vừa giúp hạn chế nguy cơ lây lan tái phát nên vẫn vô cùng cần thiết.
Một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục bao gồm
- Thuốc bôi tại chỗ: có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng ngứa, hạn chế lây lan và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Một số thuốc cơ bản thường dùng như hydrocortisone OTC 1% hydrocortisone, kem iodoquinol., Retinol, Anthralin…
- Mỡ corticoid liều thấp bôi ngoài: corticoid có tác dụng chống viêm giảm ngứa cao tuy nhiên thường có khá nhiều tác dụng phụ, có thể gây ra phản ứng trên những vùng da nhạy cảm tại cơ quan sinh dục như mỏng da, teo da, gây ra các vết rạn da do đó được ưu tiên dùng liều thấp hơn. Hầu hết thuốc cũng chỉ định dùng trong thời gian ngắn với một số trường hợp nặng để kiểm soát bệnh nhanh chóng.
- Điều trị bằng ánh sáng tia UVB: Sử dụng Tia UVB dải hẹp hay tia ngoại tử B đang là phương pháp được bác sĩ khuyên dùng nhiều hiện nay vì đem lại những tác dụng cải thiện bệnh tốt và không có quá nhiều tác dụng phụ đồng thời có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên tìm đến những bệnh viện uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất khi thực hiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Có thể chỉ định dạng uống hay tiêm nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sưng viêm nặng hoặc có kèm các triệu chứng bệnh trên toàn cơ thể.
- Thuốc toàn thân: Một số loại thuốc phổ biến thường dùng như Losartan, Cyclosporin, Methotrexate, Tigason, … có tác dụng ức chế sự hoạt động của hệ miễn dịch, làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào biểu bì, có tác dụng trên toàn thân, bao gồm cả những vùng da xung quanh cơ quan bị tổn thương.
- Các loại thuốc vitamin, thuốc bổ: giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện, từ đó hạn chế các ảnh hưởng từ thuốc điều trị và giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, đặc biệt với những vị trí như vùng kín. Việc lạm dụng hay dừng thuốc sớm so với đơn thuốc không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn kích hoạt bệnh trầm trọng hơn.
Điều trị tại nhà
Chế độ chăm sóc và điều trị tại nhà cũng vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh vảy nến và hạn chế những biến chứng xuất hiện tại bộ phận sinh dục. Trong quá trình điều trị bệnh này, người bệnh nên hạn chế việc quan hệ tình dục hoặc cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng, tránh ma sát nhiều bởi có thể gây đau ngứa nặng hơn. Chú ý đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ tại đây trước và sau khi quan hệ để phòng tránh viêm nhiễm.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các vấn đề sau đây
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Có thể dùng nước muối sinh lý dịu nhẹ để làm vệ sinh vùng kín hoặc tham khảo thêm với ý kiến từ bác sĩ. Không tự ý dùng các nước vệ sinh vùng kín vì có thể gây viêm nhiễm hoặc kích ứng nặng hơn
- Mặc đồ lót rộng rãi thoải mái, tránh các đồ bó sát. Chú ý nên chọn những loại đồ có chất vải mềm mại thấm hút, co giãn tốt. Tương tự với các trang phục bên ngoài
- Tắm rửa hằng ngày và lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo. Có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để các dưỡng chất được thẩm thấu tốt nhất
- Vệ sinh lại bộ phận sinh dục sau khi quan hệ, hoặc nếu đang trong quá trình điều trị tốt hơn bạn nên tiết chế ham muốn để tập trung kiểm soát bệnh tốt nhất
- Tránh gãi ngứa, chà xát trên vùng da tổn thương vì sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Vệ sinh làm sạch vùng kín ngay sau khi đi vệ sinh
- Bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt và vitamin C, omega3, kẽm, vitamin D…
- Tránh các hoạt động quá mạnh, nên ưu tiên chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh, đi bộ hay thiền định
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tích cực, tránh căng thẳng stress quá nhiều
- Theo dõi kiểm soát tình trạng hồi phục và thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không. Dù bệnh không gây vô sinh nhưng không nên vì vậy mà chủ quan, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa các tổn thương khác có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!