Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến hồng là gì? Cách nhận biết và điều trị

Vảy nến hồng còn gọi là vảy phấn hồng, một trong những bệnh da liễu thường gặp, có khoảng 3% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này. Tại Việt Nam, trong số các trường hợp mắc vảy nến, có đến 60% mắc bệnh vảy nến hồng. Nếu bạn được chẩn đoán mắc vảy nến hồng nhưng chưa rõ về căn bệnh này hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh vảy nến hồng thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Vảy phấn hồng hay bệnh vảy nến hồng là bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 10 - 35
Vảy phấn hồng hay bệnh vảy nến hồng là bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 10 – 35

Bệnh vảy nến hồng là gì?

Bệnh vảy nến hồng hay vẩy nến phấn hồng là một dạng phát ban thường gặp trên da, bắt đầu với một đốm hình bầu dục hoặc hình tròn trên bụng, lưng, ngực. Các đốm tròn này được gọi là bản huy hiệu, là dấu hiệu đặc trưng phân biệt với các bệnh như lupus ban đỏ và các thể vẩy nến khác. Ban đầu, các ban hồng thường khá nhỏ, kích thước từ 2 – 5m. Nếu không sớm điều trị, các bản huy hiệu này sẽ lan ra từ giữa cơ thể, có hình dạng giống cành cây thông rủ xuống dài tới 10cm. 

Vảy phấn hồng là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến là trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt, người mắc bệnh đa phần là nữ. Tức là, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh vảy nến hồng là từ 10 – 35 và tỷ lệ nữ thường cao hơn nam. Thời điểm dễ mắc bệnh là mùa xuân và mùa thu, hơn nữa, bệnh có thể tự khoảng trong khoảng 4 – 8 tuần là không để lại dấu vết. 

Vảy nến phấn hồng thường gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt là mỗi khi da bị khô, bong tróc. Bệnh mặc dù có thể tự khỏi nhưng lại khiến người bệnh tự ti, mặc cảm vì ánh mắt kì thị né tránh của người xung quanh. Do mỗi đợt bùng phát, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng toàn thân kèm theo cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu và không hiểu tại sao lại mắc phải căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, vảy phấn hồng là bệnh về da lành tính thường gặp ở người trẻ, phần lớn là nữ giới. Vảy nến hồng nằm trong nhóm bệnh vảy da như vảy phấn trắng, vảy nến, á sừng, eczema… Bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như chàm, nấm da, vảy nến, viêm da dị ứng…

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Các nghiên cứu cho rằng bệnh không phải do vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Tuy nhiên, hiện tại những nghiên cứu gần đây đều đặc giả thiết là do tự nhiễm độc, nấm mốc hay nhiễm khuẩn gây ra. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, bệnh có thể do chủng virus Herpes HHV6 hay HHV7 gây ra. Cần lưu ý rằng đây không phải là chủng virus gây bệnh mụn rộp sinh dục. 

Vảy nến hồng là bệnh thường xuất hiện ở những người từng bị nhiễm trùng da, nhiễm virus, nấm da, hay xảy ra ở những vị trí đã từng có vết thương ngoài da nhưng không được điều trị dứt điểm. Bệnh cũng dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường sống và thời tiết, khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh, các triệu chứng cũng dễ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh
  • Hệ miễn dịch suy yếu hoặc yếu tố di truyền
  • Tâm lý không ổn định, thường xuyên chịu áp lực, stress trong cuộc sống hay công việc
  • Mắc bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Cách nhận biết bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng cũng là bệnh da liễu thuộc nhóm bệnh vẩy da nên dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh cũng dễ nhầm lẫn với vẩy nến thể giọt, nổi mề đay, nấm da, giang mai giai đoạn 2, viêm da dầu. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể kể đến như:

Đặc trưng của bệnh vảy phấn hồng là các đốm hình thoi hoặc tròn màu hồng, sờ vào thấy khô, dễ bong tróc
Đặc trưng của bệnh vảy phấn hồng là các đốm hình thoi hoặc tròn màu hồng, sờ vào thấy khô, dễ bong tróc
  • Da bắt đầu xuất hiện các chấm màu hồng, khá nhỏ, sờ vào thấy khô, dễ bong tróc, trên bề mặt phủ một lớp vảy phấn, thường được gọi là bản huy hiệu
  • Đa phần, các đốm hồng có hình thoi, men theo viền hơi nhô cao hoặc có đốm hình tròn, ít vảy. Đôi khi, các vảy hồng này cũng mọc thành cụm hình bầu dục, dễ gây nhầm lẫn với mụn ngoài da, mụn trứng cá
  • Sau một vài ngày hoặc một vài tuần xuất hiện, các đốm vảy nhỏ trên người phát triển, lan rộng giống như hình cây thông, kích thước khoảng 5 – 10cm và bắt đầu lan rộng khắp cơ thể sau 1 – 2 tuần
  • Các vị trí thường gặp là ngực, bụng, lưng, cổ; kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, tình trạng ngứa ngáy sẽ càng thêm nghiêm trọng ở những bệnh nhân thuộc kiểu da khô, thường xuyên tiếp xúc với môi trường có chất tẩy rửa mạnh hoặc thường dùng xà phòng.
  • Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh có thể tự khỏi sau 4 – 8 tuần, có những trường hợp có thể kéo dài đến 12 tuần, thậm chí lâu hơn tùy cơ địa. Tỷ lệ tái phát vảy nến hồng khoảng 2%, sau khi khỏi bệnh dễ để lại vết thâm, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến vùng tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, ở giai đoạn ban đầu, khoảng hơn 50% người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đau đầu, đau họng, sốt, mệt mỏi… 

Bệnh vảy nến hồng có lây không? Có chữa được không?

Như đã đề cập, theo các bác sĩ, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, nghi ngờ là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh lành tính, không tìm thấy vi trùng, vi nấm, virus ở vùng tổn thương trên da, do đó bệnh hoàn toàn không lây lan cho người khác. Các bác sĩ cũng khẳng định vảy nến hồng là bệnh không lây nhiễm dù tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, ôm, hôn hoặc khi dùng chung đồ dùng với người bệnh. Vì thế, người thân và người xung quanh không nên cách ly, xa lánh người bệnh mà hãy cùng đồng hành, giúp người bệnh điều trị.

Bên cạnh đó, mặc dù chưa có kết luận chính xác nào khẳng định rằng di truyền hay yếu tố cơ địa là con đường lây truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp các thành viên trong gia đình điều mắc bệnh vảy nến hồng, nên nghi ngờ bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. 

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cho biết, vảy nến phấn hồng nếu không được sớm điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ có xu hướng phát triển rộng toàn thân và tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần, có thể chuyển biến thành bệnh mãn tính, rất khó điều trị. Do đó, người bệnh tốt nhất nên sớm thăm khám và điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Vảy phấn hồng là bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, hơn nữa còn có nguy cơ tái phát. Đây là bệnh hoàn toàn có thể trị khỏi được và còn ngăn ngừa được nguy cơ tái phát.

Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng là bệnh có thể tự khỏi sau 4 – 8 tuần, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài đến khi tự khỏi thì sức khỏe của người bệnh ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng do các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng và kinh nghiệm của thầy thuốc. Tùy vào tình trạng và mức độ mà bệnh sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến phấn hồng có thể kể đến như:

1. Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da

Thuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tùy tiện mua các loại thuốc bôi ngoài da để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Các thuốc điều trị là:

Sử dụng thuốc tây bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa phù hợp với trường hợp nhẹ và trung bình
Sử dụng thuốc tây bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa phù hợp với trường hợp nhẹ và trung bình
  • Với trường hợp nhẹ và trung bình: Thường là các loại kem có chứa corticoid như betamethason, desonide, hydrocortison… dùng trong thời gian ngắn ngày kết hợp với kem dưỡng ẩm, mục đích là để giảm khô da, bong tróc.
  • Đối với trường hợp nặng: Thuốc kháng histamin kê đơn với mục đích kháng viêm, giảm ngứa như Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine, Chlorpheniramine… 
  • Đối với trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh như Acyclovir, Erythromycin. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ được chỉ định dùng thuốc chứa corticoid đường uống hoặc thuốc sinh học.

Lưu ý: Bôi thuốc có thể làm giảm tổn thương trên da, cải thiện triệu chứng, dưỡng ẩm, làm dịu da nhưng cần thận trọng khi sử dụng, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ như rạn da, teo da, tổn thương gan thận hay giãn mạch. Ngoài ra, một số trường hợp lạm dụng thuốc tây còn có thể gây bội nhiễm, khó chữa trị và tái phát dai dẳng. 

2. Điều trị bằng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu được xem là phương pháp điều trị khá an toàn, có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh vảy nến phấn hồng. Quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tia UV hoặc ánh nắng mặt trời chiếu lên các vùng da tổn thương. Mặc dù khá hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, hơn nữa còn khá tốn kém, chi phí điều trị cao nên ít được người bệnh lựa chọn.

3. Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên

Với những trường hợp mắc bệnh vảy nến hồng ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian, sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị. Các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, giảm ngứa ngáy khó chịu tức thời, hơn nữa hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và phải kiên trì trong thời gian dài để thấy hiệu quả. Một số cách chữa vảy nến phấn hồng có thể kể đến như:

  • Chữa vảy phấn hồng bằng lô hội: Lô hội hay nha đam có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên da. Đặc biệt, lô hội còn có tác dụng giảm ngứa, giảm khô da nên rất tốt cho người bị vảy phấn hồng. Bạn có thể lấy phần gel của lá lô hội, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, đến khi lớp gel này khô thì rửa lại với nước sạch.
  • Chữa vảy phấn hồng bằng dầu dừa: Dầu dừa được biết đến là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng rất tốt với sức khỏe làn da. Dầu dừa có thể hỗ trợ kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, giảm ngứa, giảm viêm, làm mềm da. Để trị vảy phấn hồng, mỗi ngày bạn thoa một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương để dưỡng ẩm, giảm ngứa, hạn chế bong tróc da.

Lời khuyên cho người bị vảy nến phấn hồng

Khi bị vảy nến phấn hồng, để hỗ trợ quá trình điều trị, hạn chế tiến triển của bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt, phong cách sống để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát
Khi bị bệnh vảy nến hồng người bệnh không cần kiêng khem nghiêm ngặt mà nên ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất
Khi bị bệnh vảy nến hồng người bệnh không cần kiêng khem nghiêm ngặt mà nên ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm… Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng, có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn như các chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
  • Với trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng ngứa ngáy nhiều, nên trao đổi với bác sĩ để được kê thêm thuốc chống ngứa gây buồn ngủ vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Tăng cường bổ sung vitamin C, vitamin E, tránh gãi nhiều, tránh kích thích va chạm trên da kết hợp với phơi nắng sẽ giúp bệnh nhanh lành hơn. Tuy nhiên, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở thời điểm từ 9h sáng đến 4h chiều
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, làm dịu da; hạn chế dùng nước rửa chén, xà phòng tắm ddeer không gây kích ứng cho da
  • Người bệnh không cần kiêng ăn uống nhưng nên hạn chế dùng thuốc bôi ngoài da khi chưa có chỉ định.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến hồng là gì, cách nhận biết và điều trị. Khi bị vảy phấn hồng, tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có biện pháp điều trị phù hợp. Tránh tự ý điều trị để không gây bội nhiễm, chàm hóa dẫn đến sự xuất hiện của các vết sẹo xấu xí khi lành bệnh.

Cùng chuyên mục

dầu gội trị vảy nến da đầu

10 loại dầu gội trị vảy nến da đầu được đánh giá tốt nhất

Vảy nến da đầu là tình trạng gặp ở rất nhiều người với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, xuất hiện các mảng trắng bong tróc trên da...

Canh khoai tím - Những món ăn trị vảy nến giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh

Những món ăn trị vảy nến giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh

Hiện nay, bệnh vảy nến chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể cải thiện triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy trên bề mặt da bằng...

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan. Với đặc tính...

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến việc sinh...

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có ngứa không, nên làm thế nào để giảm ngay cơn ngứa ngáy khó chịu nếu có là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu rõ các...

cách chữa bệnh vảy nến da đầu

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Vảy nến da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề ngoại hình thẩm mỹ làm người bệnh ngày càng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn