Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Giải đáp

Vảy nến tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp trên sức khỏe nhưng lại gây ra rất nhiều vấn đề về thẩm mỹ và tinh thần người bệnh nên ai cũng muốn điều trị nhanh chóng. Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm thế nào để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả nhất, tham khảo chi tiết các thông tin tại đây.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vảy nến là tình trạng da bị mẩn đó, nổi cộm bong tróc, dày sừng  và ngứa ngáy. Bệnh chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng tạm thời có thể xác định có liên quan đến các yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch trên cơ thể. Đặc biệt khi  gặp các yếu tố như rối loạn tiết tố, căng thẳng, vệ sinh da kém cũng rất dễ kịch hoạt các yếu tố bệnh tiềm tàng trong cơ thể bùng phát.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Bệnh vảy nến có tự khỏi không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh

Nhìn chung dù bệnh vảy nến không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại gây ảnh hưởng lớn để ngoại hình người bệnh. Tình trạng da nổi cộm bong tróc khiến người bệnh dần mất tự tin khi giao tiếp, tinh thần cũng ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy bất cứ ai mắc căn bệnh này cũng băn khoăn liệu Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Tuy nhiên thật không may là bệnh nến không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Cần chú ý việc điều trị này cũng chỉ mang tính chất kiểm soát bệnh phần nào, không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Khi gặp các yếu tố thuận lợi, bệnh vẫn sẽ nhanh chóng tái phát trở lại với mức độ nặng hơn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Tác nhân làm bùng phát bệnh chủ yếu thường liên quan đến sự rối loạn miễn dịch đồng thời nằm sẵn trong gen của mỗi người bệnh nên rất khó để loại bỏ dứt điểm. Hiện nay cả trong Đông và Tây y đều chưa nghiên cứu ra các loại thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh này. Bệnh sẽ có xu hướng tái phát theo chu kỳ và gây ra rất nhiều ảnh hưởng trên đời sống người bệnh.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không thì câu trả lời là không nhưng người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Dù chưa để loại bỏ bệnh hoàn toàn nhưng nếu biết các chăm sóc bạn vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh để hạn chế nguy cơ bệnh quay trở lại tối đa. Các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đang tìm ra những phương pháp tối ưu hơn để có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài như trị liệu bằng ánh sáng, dùng các thuốc sinh học để tác độn vào hệ miễn dịch.

Tốt nhất những người mắc bệnh vảy nến cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ càng sớm càng tốt để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Việc điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến là con đường dài đến suốt cuộc đời, vì vậy người bệnh cần có sự quyết tâm mới có thể đem đến những kết quả tốt nhất.

Hướng kiểm soát bệnh vảy nến lâu tái phát

Như đã nói, Bệnh vảy nến có tự khỏi không thì câu trả lời hoàn toàn là không, tuy nhiên nếu có hướng chăm sóc phòng tránh tốt người bệnh vẫn có thể làm chậm quá trình tái phát của bệnh. Theo đó người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống, giữ gìn vệ sinh thân thể kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất. Cụ thể

Sử dụng các phương pháp Tây y

Việc dùng các thuốc Tây y chỉ nên thực hiện khi các triệu chứng bệnh bùng phát hoặc khi có chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có triệu chứng bất thường vì có thể làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và dễ dàng bùng phát bệnh sau đó hơn. Việc lạm dụng thuốc hay dùng sai đơn thuốc được bác sĩ chỉ định cũng liên quan đến rất nhiều đến hệ thống phòng ngự của cơ thể nên người dùng cần cực kỳ chú ý.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Dùng thuốc Tây y sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ

Một số phương pháp hiện đại nhất bác sĩ thường chỉ định hiện nay để điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến tối đa bao gồm

  • Sử dụng các kem dưỡng ẩm, có thể dùng trong thời gian dài. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm mềm da, từ đó hạn chế tình trạng bong tróc ngứa ngáy đáng kể. Nếu sử dụng lâu dài để phòng tránh các triệu chứng tái phát, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để giảm tối đa các tác dụng phụ so với các thành phần hóa học.
  • Sử dụng các loại thuốc sinh học để tác động trực tiếp vào hệ miễn dịch cũng đang là phương pháp được bác sĩ ưu tiên chỉ định hiện nay. Một số nhóm thuốc phổ biến như Nhóm ức chế TNF-a, Spesolimab (BI655130), Ustekinumab và Secukinumab..Thường các thuốc này được chỉ định dưới dạng tiêm dành cho những bệnh nhân vị vảy nến toàn thân có mức độ tổn thương từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng phương pháp này cũng khá cao, người bệnh có thể phải đi tiêm hằng tuần, một số tác dụng phụ không mong muốn cũng có thể xuất hiện nên người bệnh cần phải cân nhắc kỹ.
  • Trị liệu bằng ánh sáng cũng là phương pháp được bác sĩ chỉ định nhiều hiện nay vì có thể mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời. Theo đó bác sĩ sẽ chiếu tia uva và uvb trên những vùng da bị tổn thương để làm chậm lại quá trình phát triển của các tế bào nhờ đó hạn chế tình trạng bong tróc ngứa ngáy trên da. Phương pháp này thường không gây đau đớn khó chịu, hiệu quả của bệnh có thể kéo dài tới 6 tháng nếu người bệnh chăm sóc tốt. Tuy nhiên nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư da nếu sử dụng các tia sáng quá mạnh hay lạm dụng trong thời gian quá dài.
  • Thuốc uống ức chế miễn dịch cũng được chỉ định nếu bệnh tái phát để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. Một số thuốc phổ biến như  methotrexat, cyclosporin a.. hay một số nhóm thuốc bôi. Tuy nhiên thường chi phí điều trị của các thuốc này có phần thấp hơn nhưng hiệu quả không được kéo dài như dùng thuốc sinh học hay trị liệu ánh sáng.

Tốt nhất người bệnh nên tìm đến những bệnh viện da liễu uy tín để được thăm khám và hỗ trợ những biện phát phù hợp nhất. Đặc biệt với các biện pháp dùng ánh sáng trị liệu và thuốc sinh học cần được thực hiện tại những bệnh viện lớn có đầy đủ máy móc cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ

Đảm bảo việc vệ sinh da sạch sẽ là nguyên tắc đầu tiên để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Người bệnh cần tắm rửa và lau khô người mỗi ngày. Tuy nhiên chú ý với người mắc bệnh vảy nến không nên dùng nước quá nóng để tắm bởi nước nóng sẽ làm da khô và dễ kích ứng các triệu chứng bùng phát. Bạn nên tắm bằng nước lạnh hoặc nước âm ấm, không nên dùng nước với nhiệt độ cao.

Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể chỉ định một số sữa tắm, dầu gội dành riêng cho người vảy nến tuy nhiên bạn không nên sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài vì có chứa các thành phần có thể làm tổn thương da. Bạn cũng không nên dùng các sản phẩm sữa tắm thông thường có độ PH quá cao. Hãy đảm bảo kiểm tra các thành phần sản phẩm trước khi dùng để đảm bảo an toàn nhất.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên dịu nhẹ vừa không gây kích ứng vừa giúp da mềm mại hơn. Bạn cũng có thể trao đổi thêm với bác sĩ để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cơ thể hay dưỡng da phù hợp nhất.

Tránh tác động kích thích đến da

Người bị bệnh cần phải chú ý đến rất nhiều vấn đề, đặc biệt là tránh các tác động có thể làm kích thích da. Người bệnh nên chọn các trang phục rộng rãi thoải mái, tránh những đồ quá bó có thể ma sát kích thích lên da. Khi ra ngoài người bệnh cũng nên mặc áo dài tay để hạn chế các dị nguyên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất làm bùng phát bệnh trở lại.

Đặc biệt chú ý không nên chà xát gãi ngứa trên da vì có thể làm bùng phát các triệu chứng trầm trọng hơn đồng thời gây ra nhiều tổn thương trên da. Dù hầu hết các tổn thương do vảy nến không để lại sẹo nhưng mặt khác nó lại làm thay đổi sắc tố da nên người bệnh cũng không nên chủ quan.,

Kiểm soát căng thẳng

Stress căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng có thể chính là nguyên nhân khiến các triệu chứng vảy nến bùng phát trở lại sau đó do nó liên quan đến hệ thống miễn dịch và vấn đề nội tiết của cơ thể. Đồng thời tâm trạng vui vẻ lạc quan cũng thường có ích hơn trong điều trị bất cứ bệnh lý nào, bao gồm cả bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Thiền định là liệu pháp giúp cân bằng tâm trạng hiệu quả mang ngươi bệnh vảy nến nên học

Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở những người trẻ, nhất là phụ nữ mang thai. Đây là đối tượng mang rất nhiều yếu tố dễ bùng phát bệnh như hệ miễn dịch suy giảm, thay đổi nội tiết tố, tâm lý dễ căng thẳng hơn bình thường. Hãy thử hướng tới những hoạt động thể chất hay các bộ môn như yoga, thiền định để cân bằng cảm xúc và lạc quan hơn.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát. Khi bổ sung các dưỡng chất hợp lý sẽ giúp cho sức đề kháng ổn định, điều hòa hệ hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó kìm hãm được các tác nhân bùng phát phát vảy nến trở lại tối đa.

Theo đó người bệnh nên tham khảo chế độ dưỡng chất sau đây

  • Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất có trong rau củ, trái cây sẽ vừa giúp tăng cường đề kháng vừa làm lành nhanh các tổn thương trên da. Một số thực phẩm tốt cho người vảy nến như dâu tây, bơ, các loại rau xanh đậm, quả mọng, bắp cải..
  • Thịt bò, rau chân vịt, ngũ cốc hay hạnh nhân là những thực phẩm có nguồn kẽm dồi dào giúp điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, tăng hệ miễn dịch cho da. Đồng thời nhóm chất này còn có tác dụng  giảm quá trình tăng sinh tế bào da bất thường từ đó hạn chế tình trạng bong tróc và đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương hơn.
  • Các thực phẩm giàu Omega sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ sản sinh các collagen cần thiết cho da để nhanh chóng phục hồi tổn thương, làm đều màu da. Một số thực phẩm có hàm lượng Omega dồi dào như các loại cá béo, trứng, súp lơ, óc chó..
  • Tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồ ăn có thể gây dị ứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Tuyệt đối không nên uống rượu bia và các chất kích thích, đây chính là một trong số những tác nhân hàng đầu làm kích thích vảy nến bùng phát, nhất là với những trường hợp bệnh nặng.

Cách chăm sóc da cho người bị vảy nến

Tắm nắng cũng là một trong những biện pháp có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh vảy nến. Theo đó người bệnh nên dành thời gian tắm nắng trong khoảng 6- 9h sáng mỗi ngày, mỗi lần từ 10- 20 phút. Ngoài thời gian đó bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn 30 cho da để hạn chế sự tấn công của các tia cực tím có hại cho da.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Hãy sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số Spf trên 30 để bảo vệ da an toàn trước những tác động xấu có trong ánh nắng

Hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng các sản phẩm kém chất lượng như kem trộn để kích thích da trắng nhanh bởi sẽ làm tổn thương da và khiến vảy nến bùng phát. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm làm đẹp theo dạng uống để hạn chế các tổn thương trên da hiệu quả hơn nhưng cần chú ý lựa chọn các sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Người bệnh vảy nến nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó cũng cần chú ý các vấn đề sau

  • Tránh thức khuya, tốt nhất nên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 7- 8 tiếng/ ngày
  • Rèn luyện những bộ môn thể dục thể thao phù hợp để tăng cường đề kháng
  • Ưu tiên tham gia những bộ môn như yoga, thiền hay dưỡng sinh để giúp máu huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định tâm trạng hiệu quả
  • Không nên để da trong tình trạng ẩm ướt kéo dài
  • Chú ý nhiệt độ trong phòng, không nên để nhiệt độ quá thấp khiến da khô hanh cũng không nên để nhiệt độ quá cao làm da nóng, đổ mồ hôi
  • Bảo vệ da khi ra ngoài bằng các sử dụng kem chống nắng, mặc áo dài tay để tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Bệnh vảy nến có tự khỏi không. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tăng cường bảo vệ sức khỏe và làn da chính là biện pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Cùng chuyên mục

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan. Với đặc tính...

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Bệnh vảy nến có di truyền không? Giải đáp

Bệnh vảy nến có di truyền không là băn khoăn của rất nhiều người đã và đang mắc bệnh này khi có ý định lập gia đình hay sinh con...

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà có thực sự hiệu quả

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng vì vừa an toàn, không tác dụng phụ lại cho kết...

dầu gội trị vảy nến da đầu

10 loại dầu gội trị vảy nến da đầu được đánh giá tốt nhất

Vảy nến da đầu là tình trạng gặp ở rất nhiều người với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, xuất hiện các mảng trắng bong tróc trên da...

Top 5 thuốc bôi trị vảy nến giúp kiểm soát triệu chứng

Top 5 thuốc bôi trị vảy nến giúp kiểm soát triệu chứng

Các loại thuốc bôi trị vảy nến được xem là một trong những giải pháp giúp cải thiện các triệu chứng cũng như tổn thương do bệnh lý gây ra...

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến việc sinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn