Bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh vảy nến có lây không là câu hỏi không chỉ người mắc bệnh mà tất cả mọi người đều có chung thắc mắc này. Đây là một căn bệnh da liễu không quá hiếm gặp, biểu hiện bằng các mảng bám màu trắng có dạng vảy khiến vùng da bị sưng đỏ thiếu thẩm mĩ. Người mắc bệnh này không chỉ bị tâm lí tự tin vì ngoại hình kém đẹp mà còn lo lắng nó sẽ lây lan cho những người xung quanh nên ngày càng ngại ngùng trong giao tiếp.
Bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, có tính tự miễn, không phải do vi khuẩn hay virut gây ra nên hoàn toàn không lây nhiễm. Người bệnh có thể giao tiếp, bắt tay ôm ấp hay sử dụng chung đồ đạc với mọi người như bình thường mà không sợ lây nhiễm. Vì vậy để trả lời bệnh vảy nến có lây không thì xin khẳng định là chắc chắn không có sự lây nhiễm
Thực chất bệnh vảy nến chỉ là hiện tượng tăng sinh tế bào quá mức khiến chu kỳ thay da thay da chỉ diễn ra trong vài ngày thay vì 1 vài tháng như người bình thường. Điều này khiến khiến các tế bào da cũ và mới không kịp trao đổi, thay thế nó và kết quả là dồn đống lại tạo các mảng dày, đỏ, có vảy trắng hoặc bạc trên da.
Bởi thế bệnh này hoàn toàn miễn nhiễm với những người xung quanh, tuy nhiên nó lại không thực sự an toàn với các thế hệ đời sau. Theo các nghiên cứu thì bệnh vảy nến có yếu tố di truyền, ước tính rằng có tới 75% ca bệnh vảy nến đều là do di truyền gen gây ra, trong đó có đến 1/3 số người trả lời rằng trong họ hàng cũng có người mắc bệnh.
Nguyên nhân mắc bệnh vảy nến
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến mà bạn có thể không lường trước được. Bệnh vảy nến tuy không quá nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý người bệnh rất lớn, vì vậy tốt nhất bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân này để có thể hạn chế hay phòng tránh bệnh tốt hơn.
Các nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến không do lây nhiễm mà có nguồn gốc xuất hiện nằm trong chính cơ thể mỗi người. Các yếu tố chính có thể gây nên bệnh như
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến có tính di truyền, trong đó có 10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh và tới 40% con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh vảy nến.
- Rối hoạn hệ miễn dịch: Chúng ta đều biết hệ miên dịch có vai trò bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các vi rút, vi khuẩn có thể gây bệnh. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị rối loạn có thể gây ra sự nhầm lẫn và chúng có thể sẽ tấn công các biểu bì da. Sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch khiến quá trình thay tế bào da bị đẩy nhanh gấp 10 lần. Các tế bào da chết không kịp nhường chỗ cho các tế bào mới bị tích tụ lại gây sưng viêm và hình thành các mảng bám trên da.
- Tổn thương da: Nếu vô tình bị thương, bị các vết cắt, vết xước hay nhiễm trùng trên da khiến bệnh nhân ngứa gãi cũng là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến.
- Nhiễm trùng: viêm họng liên cầu khuẩn, đau tai, viêm phế quản, viêm amidan là nguyên nhân có thể gây bệnh.
- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc Tây nếu không dùng đúng liều đúng cách cũng gây nên bện vảy nến như: thuốc cảm cúm, thuốc chống sốt rét, thuốc trị viêm, thuốc trị tăng huyết áp và rối hoạn nhịp tim, thuốc điều trị rối loạn cưỡng lực và một số bệnh tâm thần.
- Người béo phì: Những người béo phì thường gây ra những nếp gấp ở da, dễ ra nhiều mồ hôi và tạo cơ hội cho vảy nến phát triển mạnh.
Các yếu tố có nguy cơ cao làm kích hoạt bệnh vảy nến dễ xuất hiện
Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh, bạn cũng cần chú ý các các yếu tố khiến bệnh vảy nến dễ phát bệnh và trầm trọng hơn. Đây tuy không phải các nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng nó lại làm thúc đẩy quá trình diễn ra bệnh vảy nến đến nhanh và nặng hơn.
Một số yếu tố mà bạn cần chú ý
- Người hút thuốc lá, uống rượu: Những người sử dụng chất tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh vẩy nến và khó điều trị hơn người bình thường
- Tinh thần mệt mỏi, stress: Cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài dễ khiến gây mất cân bằng miễn dịch hay thay đổi hoocmon làm tăng nguy cơ bị bệnh
- Sự thay đổi nội tiết tố: Bệnh thường bùng phát khi bước vào tuổi thì do sự thay đổi tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên phụ nữ mang thai lại có có nguy cơ khỏi bệnh cao.
- Một số nguyên nhân khác: tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời, thời tiết hanh khô, dị ứng thức ăn gây kích ứng với cơ thể.
Đặc biệt nếu bạn đã tiềm ẩn sẵn nguy cơ mắc bệnh vảy nến như do gen chẳng hạn, thì kết hợp với các yếu tố này sẽ khiến tình trạng bệnh phát triển nhanh chóng và khá trầm trọng. Vì vậy bạn cần phải chú ý nếu không muốn làm việc điều trị bệnh gặp thêm nhiều khó khăn.
3. Cách phòng ngừa bệnh vảy nến
Hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có thể điều trị hoàn toàn, tuy vào từng cơ địa và các chữa, nó có thể theo người bệnh đến suốt đời. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần phải có những biện pháp đề phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả, chắc chắn sẽ tốt hơn là đợi phát bệnh rồi mới bắt đầu chữa trị.
Nhất là với những người có tiền sử gia đình từng có người bị bệnh vảy nến trước đó lại càng cần phải đề cao tinh thần phòng tránh bệnh hơn. Một số phương pháp mà bạn có thể chú ý áp dụng như sau
- Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng da: tôm, cua, ghẹ, thịt bò, thịt gà… Đồ ăn cay nóng cũng là thực phẩm bạn không nên quá nhiều.
- Tập thể dục rèn luyện sức khỏe mỗi ngày: Tăng cường sức đề kháng, hạn chế béo phì để không tạo điều kiện cho vẩy nến phát triển.
- Giảm căng thẳng stress: bạn có thể rèn luyện bằng các xem phim, tập thể thao, tập thiền, yoga..
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày: tắm rửa sạch sẽ, không mặc những trang phục bó với chất liệu có thể gây kích ứng da
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa tắm có chất hóa học cao: bạn có thể thay bằng các sản phẩm tự nhiên như dầu dừa, dầu tràm hay xà bông hanmade.
Đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, sử dụng thuốc thôi thì chưa đủ mà còn phải lưu ý đến các biện pháp song song này để việc điều trị có hiệu quả tốt hơn. Bệnh vảy nến tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, suy thận, tiểu đường type 2 và cả bệnh trầm cảm.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh vảy nến có lây không. Đừng quên thay đổi một lối sống lành mạnh hơn để phòng tránh bệnh này hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!