Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không là băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh. Trên thực tế, hiện tại dù chưa có thuốc đặc trị hay bất cứ cách điều trị bệnh vảy nến nào dứt điểm hoàn toàn nhưng nếu biết cách điều chỉ chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đảm bảo thì vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?

Triệu chứng của bệnh vảy nến là tình trạng da tróc vảy, ngứa ngáy, thay đổi sắc tố trên những vùng da bị tổn thương, da sần sùi khô ráp. Mặc dù rất ít trường hợp vảy nến gây ảnh hưởng cho sức khoẻ nhưng nó lại làm tổn hại đến vấn đề tâm lý và thẩm mỹ người bệnh trầm trọng. Đồng thời bệnh còn có yếu tố di truyền sang đời con cháu nên ai cũng vô cùng băn khoăn không biết bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không.

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?
Bệnh vẩy nến có nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự bất thường của hệ miễn dịch nên hiện chưa có cách nào điều trị dứt điểm

Trên thực tế, nguyên nhân chính gây bệnh lại có liên quan đến sự bất thường của hệ miễn dịch, vì thế tạm thời không thể có một cách nào có thể điều trị bệnh hoàn toàn. Mọi biện pháp dùng thuốc, trị liệu bằng ánh sáng chỉ mang tính chất hỗ trợ, hạn chế tần suất cùng các biến chứng bệnh tái phát, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn.

Thực tế điều trị càng sớm, bệnh mới chỉ khởi phát ở những giai đoạn đầu thì dù không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn nhưng vẫn có thể hạn chế tối đa những tổn thương trên da gây xấu xí. TRong giai đoạn này bác sĩ cũng thường chỉ định dùng những loại thuốc bôi ngoài da, điều này vừa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, ngăn ngừa sẹo lại hạn chế những tác dụng phụ lên sức khoẻ.

Với những trường hợp nặng hơn, các biện pháp điều trị cũng cần “nặng đô” hơn rất nhiều. Bệnh càng tái phát nhiều, liều lượng thuốc càng phải tăng để tránh nguy cơ nhờn thuốc. Đặc biệt những thuốc này lại thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Do đó việc dùng các thuốc đường uống cũng thường được rất hạn chế.

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không thì dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các y bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh không nên vì vậy mà bỏ cuộc, mất hy vọng. Với nền y học hiện đại như hiện nay, các phương pháp trị vảy nến hiện đại nhất luôn được Việt Nam cập nhật và không ngừng nghiên cứu thêm để đem đến kết quả tốt hơn trong quá trình điều trị. Dù rằng tạm thời chưa thể chữa khỏi nhưng nếu thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, khả năng tái phát cũng được hạn chế tối đa nhất.

Đặc biệt chuyên gia da liễu cũng khuyến khích người bệnh sử dụng công nghệ trị liệu ánh sáng UVB dải hẹp toàn thân vì đây là phương pháp mang nhiều ưu việt nhất hiện nay. Thực tế các kết quả điều trị trước đó đều cho thấy tình trạng duy trì sức khoẻ bình thường, không có dấu hiệu bệnh tái phát trở lại trong vòng 6 tháng. Vì vậy nếu kiên trì và đầu tư theo phương pháp này, người bệnh vẫn có hy vọng có thể giảm được tối đa những ảnh hưởng của bệnh vảy nến trên vấn đề tinh thần và thẩm mỹ.

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ bệnh vảy nến tái phát

Như đã nói, mặc dù với băn khoăn Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không thì câu trả lời hoàn toàn là không nhưng nếu người bệnh biết điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý hơn thì vẫn có thể kiểm soát tối đa các triệu chứng bệnh. Tốt nhất người bệnh nên gặp gỡ bác sĩ định kỳ thường xuyên để được kiểm tra và có hướng kiểm soát hiệu quả.

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất

Cụ thể, để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại bạn cần chú ý những vấn đề sau

  • Tắm nắng từ 10-15 phút hằng ngày rất có lợi cho tình trạng bệnh của người vảy nến. Chú ý bạn chỉ nên tắm nắng trong thời điểm từ 6- 9 sáng hoặc linh hoạt thay đổi theo từng mùa, nắng trong 10- 16h có chứa các tia UV độc hại có làm đen da. Tốt nhất nên tắm 3 lần/ tuần, có thể mặc áo dài mỏng nhẹ để bảo vệ da tốt hơn
  • Đảm bảo giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày. Sau thời gian điều trị có thể bạn không cần dùng các loại sữa tắm đặc trị nhưng nên chuyển sang sử dụng những sữa tắm dịu nhẹ, có độ PH thấp để hạn chế các kích ứng trên da. Sau khi tắm xong nên lau khô người và sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm giúp da mềm mại hơn, vẫn chú ý những sản phẩm an toàn, có thành phần dịu nhẹ
  • Nên hạn chế tắm với nước quá nóng, nên để nước ấm là phù hợp. Mặc dù nước nóng giúp thư giãn có thể nhưng nó lại khiến da khô, mất độ ẩm và dễ kích hoạt các yếu tố gây bệnh hơn. Tốt nhất bạn nên tắm khi còn sớm, tắm với nước lạnh trong nhiệt độ thường hoặc trong các trường hợp bất khả kháng chỉ nên dùng nước ấm
  • Với vảy nến trên da đầu, sau điều trị không cần dùng các dầu gội trị vảy nến da đầu đặc trị kéo dài nhưng bạn cũng nên lựa chọn những sản phẩm thuần thay, có chiết xuất từ tự nhiên để an toàn hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược như bồ kết, hương nhu, sả.. và được làm thủ công, bạn có thể tham khảo sử dụng để hạn chế các kích ứng
  • Nên mặc các trang phục rộng rãi thoải mái, thấm hút tốt, tránh những trang phục có chất vải thô cứng hay quá bó sát làm ma sát và da và gây kích thích bệnh tái phát trở lại
  • Tránh xa những thứ có thể gây dị ứng, từ các món ăn như hải sản, trứng, sữa hay đến các dị nguyên khác như bụi bẩn, hóa chất, lông chó mèo. Hãy luôn ghi nhớ “phòng còn hơn chống”. Tốt nhất bạn nên mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng ngoài môi trường
  • Tránh xa các đồ uống có cồn, chất kích thích đặc biệt là thuốc lá và khói thuốc lá. Đây đều là những tác nhân có hại cho sức khỏe, dễ làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến bệnh có thể tái phát ngay sau đó
  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa
  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất đầy đủ cũng rất quan trọng với những người bị bệnh vảy nến. Theo đó người bệnh nên tích cực bổ sung các loại đạm dễ tiêu, rau xanh, thịt cá có chứa nhiều canxi, kẽm, omega 3, tránh các món ăn lạ có chứa hàm lượng protein cao. Các món ăn quá nhiều đường sữa, gia vị cay, mặn cũng cần hạn chế
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên nên ưu tiên nước lọc và nước trái cay, tránh xa nước uống có ga hay trà sữa, đồ ngọt..
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể an toàn, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng
  • Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh căng thẳng stress mệt mỏi quá nhiều
  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, đặc biệt tham khảo những bộ môn như yoga, thiền định hay dưỡng sinh.
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh
  • Khám và trao đổi với bác sĩ nếu có ý định mang thai hay đang mang thai để được hướng dẫn các chăm sóc phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để giải đáp cho băn khoăn Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không. Dù bệnh không thể khỏi hoàn toàn nhưng nếu có chế độ chăm sóc phù hợp thì vẫn có thể kiểm soát được, vì vậy người bệnh hãy vui vẻ và lạc quan lên vì điều này cũng rất cần thiết trong việc điều trị lâu dài.

Cùng chuyên mục

dầu gội trị vảy nến da đầu

10 loại dầu gội trị vảy nến da đầu được đánh giá tốt nhất

Vảy nến da đầu là tình trạng gặp ở rất nhiều người với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, xuất hiện các mảng trắng bong tróc trên da...

Canh khoai tím - Những món ăn trị vảy nến giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh

Những món ăn trị vảy nến giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh

Hiện nay, bệnh vảy nến chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể cải thiện triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy trên bề mặt da bằng...

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan. Với đặc tính...

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến việc sinh...

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có ngứa không, nên làm thế nào để giảm ngay cơn ngứa ngáy khó chịu nếu có là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu rõ các...

cách chữa bệnh vảy nến da đầu

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Vảy nến da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề ngoại hình thẩm mỹ làm người bệnh ngày càng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn