Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da rất khó điều trị, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát và chữa trị kịp thời. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý của người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị hợp lý.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến có tên gọi trong tiếng Anh là Psoriasis, đây là bệnh da liễu mãn tính. Bệnh tác động đến tâm lý của người bệnh bởi những triệu chứng mà nó gây ra, khiến người bệnh mất tự tin giao tiếp bởi những mảng trắng trên da bong tróc, ngứa ngáy khó chịu, da sẽ trở nên khô, sần sùi với những mảng đỏ có kích cỡ khác nhau.
Bệnh vảy nến được xếp vào những căn bệnh tự miễn, bệnh khởi phát khi các tế bào da trên cơ thể sản sinh với tốc độ nhanh chóng, những tế bào này sẽ chồng chất lên nhau tạo thành các lớp da có màu trắng đục.
Lúc này hệ miễn dịch sẽ tấn công vào những tế bào da khỏe mạnh làm cho việc sản sinh các tế bào da bị mất cân bằng dẫn đến các tế bào da mới bị tiêu hủy khiến người bệnh mắc bệnh vảy nến.
Nói một cách khác, bệnh vảy nến xuất hiện khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị trục trặc, tấn công các tế bào da khỏe mạnh khiến các tế bào này sản sinh các tế bào mới liên tục khiến các lớp da cồng chất lên nhau.
Theo các thống kê, số người mắc các bệnh da liễu ở Việt Nam thì có đến 7% người bị mắc bệnh vảy nến. Tùy thuộc vào môi trường sống và khu vực khác nhau mà số ca mắc bệnh vảy nến cũng sẽ khác nhau. Độ tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 10 tuổi và người trưởng thành từ 20- 50 tuổi.
Bệnh thường khởi phát thành nhiều đợt và có xu hướng tái lại. Hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh vảy nến, các bác sĩ sẽ tập trung điều trị các triệu chứng của vảy nến để kiểm soát tình trạng bệnh được tốt nhất và hạn chế tối đa bệnh tiến triển nặng hơn và tái phát lại. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống để bệnh phục hồi tốt hơn.
Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và có thể khởi phát ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể, đặc biệt với những người da dầu. Một số trường hợp mắc bệnh vảy nến toàn thân sẽ khó khăn trong quá trình hơn. Bệnh không có nguy cơ lây lan cũng như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh tốn nhiều thời gian điều trị, và có thể tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến, cũng như chưa tìm được cơ chế hình thành bệnh. Người bệnh thường nhầm lẫn bệnh vảy nến với một số bệnh liên quan đến da liễu. Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là gây ra bệnh vảy nến.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ mắc các bệnh về da liễu hoặc bệnh vảy nến thì tỷ lệ con cái bị bệnh vảy nến cũng khá cao. Theo các ghi nhận cho thấy có đến 29.8% ca bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền.
Chấn thương ngoài da: Khi bị té ngã, trầy xước lúc này da sẽ bị tổn thương, nếu không được xử lý đúng cách và vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, các bệnh cơ hội tấn công gây viêm nhiễm và hình thành các bệnh trong đó có bệnh vảy nến.
Do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến có thể do một số virus có gen bị mã hóa ngược xâm nhập khiến hệ miễn dịch bị rối loạn. Ngoài ra, một số liên cầu khuẩn cũng có khả năng gây viêm nhiễm ở da và hình thành bệnh.
Hệ thống chuyển hóa bị rối loạn: Những trường hợp bị rối loạn chuyển hóa chất đạm hay lượng đường trong cơ thể cũng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
Tiếp xúc với hóa chất: Khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, sữa rửa mặt, bột giặt,…có các chất tẩy rửa cao cũng có thể gây ảnh hưởng đến làn da và nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
Tác động tâm lý: Căng thẳng, áp lực, mệt mỏi trong thời gian dài sẽ gây kích ứng da và mắc bệnh vảy nến. Với người mắc phải bệnh vảy nến nếu lo lắng quá mức sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Thừa cân, béo phì: Đây cũng là một trong các tác nhân gây nên bệnh vảy nến. Khi bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình ở mức ổn định, sẽ có thể mắc bệnh vảy nến.
Sử dụng chất kích thích: Trường hợp lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…Có nguy cơ gây kích ứng da và hình thành bệnh vảy nến.
Rối loạn tiết tố nữ: Phụ nữ bị bệnh vảy nến hay một số bệnh về da liễu như viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa,… Có thể do tình trạng rối loạn nội tiết tố. Bệnh có thể kéo dài nếu nội tiết tố không được ổn định.
Các triệu chứng bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến cũng được chia thành các dạng, tùy vào từng chủng bệnh mà có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Khác với một số bệnh ngoài da, bệnh vảy nến không có các triệu chứng rõ ràng, bệnh có thể bị nhầm lẫn với tình trạng khô da. Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, hạ huyết áp, suy tim, suy thận,…
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh vảy nến để người bệnh có thể nhận biết chính xác hơn.
- Ngứa ngáy: Bệnh vảy nến sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy dữ dội. Những cơn ngứa cứ tái lại khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ dẫn đến cơ thể suy nhược, tác động đến tâm lý.
- Các mảng da trắng xuất hiện: Người bị bệnh vảy nến trên da sẽ xuất hiện các lớp vảy màu trắng đục chồng chất lên nhau. Các lớp da này rất dễ bong tróc và có thể gây chảy máu.
- Da nổi mẩn đỏ: Ở vùng da tổn thương sẽ xuất hiện các mẩn đỏ, các mẩn đỏ này có kích thước lớn nhỏ khác nhau, các mẩn đỏ này sẽ được bao bọc bởi lớp vảy trắng.
- Vị trí tổn thương: Một số trường hợp sẽ bị vảy nến toàn thân. Các dấu hiệu của bệnh một khi bùng phát sẽ hình thành các mảng da màu đỏ hồng ở các vùng như đầu gối, khuỷu tay, mông, móng tay, vùng da xương cùng, móng chân,…Những mảng da bị tổn thương thường có kích thước vài milimet đến vài centimet.
- Tổn thương khớp: Theo các ghi nhận trong việc điều bệnh vảy nến, có đến 20% người bệnh bị tổn thương các khớp, khớp bị biến dạng, ảnh hưởng đến hoạt động, di chuyển.
- Số lượng vảy nến: Các vảy nến xuất hiện trên da không bị giới hạn, tùy theo mức độ của bệnh mà có thể tổn thương ít hay nhiều, thậm chí là toàn thân, các mảng vảy có khu vực rõ ràng và cộm cứng.
Phân loại bệnh vảy nến
Bệnh khởi phát ở nhiều thể nên được phân loại để người bệnh dễ dàng nhận biết hơn.
Phân loại theo các vị trí phát bệnh
- Vảy nến da đầu: Các vảy nến sẽ xuất hiện ở vùng da đầu với các triệu chứng ngứa ngáy, đỏ rát da đầu, sau đó các vảy da màu trắng đục sẽ chồng chất lên da đầu, và lan xuống vùng sau gáy, trước tai.
- Vảy nến mặt: Tổn thương tập trung ở vùng trán, chân mày, có thể lan xuống má và cằm kèm theo các triệu chứng tương tự như vảy nến da đầu.
- Vảy nến chân: Khu vực tổn thương sẽ khu trú ở vùng đùi, xuống bắp chân có khi lan xuống bàn chân.
- Vảy nến ở khớp: Đây được xem là một dạng vảy nến đặc biệt nguy hiểm, các vảy nến xuất hiện ở các khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp.
- Vảy nến móng: Vảy nến móng làm cho các móng ở chân và tay bị biến dạng.
- Vảy nến ở mông: Đây là dạng vảy nến khá phổ biến mà nhiều người gặp phải, vảy nến sẽ tập trung ở hai bên mông.
- Vảy nến toàn thân: Người bị vảy nến toàn thân được xếp vào dạng nặng của bệnh lý này, bệnh khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống, tác động đến tâm lý.
Phân loại dựa vào mức độ tổn thương
Vảy nến dạng giọt: Ở bề mặt da sẽ xuất hiện các nốt mẩn màu đỏ được các vảy màu trắng đục bao bọc lên có kích thước khoảng 1- 10mm, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, đau rát.
Vảy nến dạng mảng bám: Có đến 80% người bệnh gặp phải dạng này. Bệnh gây tổn thương toàn bộ cơ thể. Các vảy nến có kích thước từ 2- 20cm, đa phần sẽ tập trung ở vùng da đầu, tỳ đè. Các dấu hiệu nhận biết như da đỏ, khô, có hiện tượng bong tróc, sưng viêm, chảy máu, hơn 50% ca bệnh gặp hiện tượng ngứa ngáy dữ dội.
Vảy nến dạng mủ: Trường hợp bị thể này ít hơn nhưng lại nguy hiểm hơn các dạng trên. Lúc khởi phát có các biểu hiện nhu da bị đỏ, căng rát, da mềm, tiếp đến trên da sẽ xuất hiện các mụn mủ có màu trắng tập trung thành từng khu vực.
Các vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các lớp da màu trắng phỏng rộp, theo thời gian vùng da sẽ chuyển sang màu sẫm, các mụn mủ vỡ ra tiết dịch và đông cứng lại thành vảy gây đau rát.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến tuy là bệnh ngoài ra, nhưng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người bệnh như:
Các bệnh tim mạch: Người mắc bệnh vảy có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị bệnh lý này có thể mang lại các tác dụng phụ như làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, làm cơ nguy cơ đột quỵ,…
Gây viêm khớp: Trong các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có đến 30% ca bệnh có nguy cơ viêm khớp vì các vảy nến phát triển ở xung quanh khớp làm cho các khớp bị tổn thương. Nếu bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp, dây chằng, cột sống ảnh hưởng đến vận động, đi lại của người bệnh.
Bị suy thận: Điều trị bệnh vảy nến phải mất rất nhiều thời gian, vì vậy, bệnh nhân sẽ có xu hướng dùng thuốc điều trị lâu dài. Điều này tác động đến chức năng của thận, tăng nguy cơ suy thận.
Các bệnh lý liên quan nội tiết: Bệnh vảy nến cũng có thể gây ra các bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì, tăng hàm lượng lipid trong máu,…
Tác động đến tâm lý: Vảy nến khiến người bệnh trở nên tự ti hơn vì làn da bị tổn thương, người bệnh sẽ ngại giao tiếp, lo lắng về bệnh, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.
Các biến chứng khác: Giảm thị lực, thính lực, tổn thương khoang miệng,…
Hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh vảy nến. Bác sĩ tập trung điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt nhất. Nếu người bệnh điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị, thực hiện điều trị nghiêm túc, kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý vẫn có thể kiểm soát được bệnh, hạn chế bệnh tái phát và nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán bệnh vảy nến
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các triệu chứng trên da để chẩn đoán bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của người bệnh để tìm ra nguyên nhân cũng như loại bệnh vảy nến. Từ đó, áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp, bằng các chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, hoặc bệnh khó nhận biết vì có các triệu chứng giống với các bệnh da liễu khác.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm sinh thiết da. Bác sĩ lấy mẫu da bị tổn thương, giải phẫu và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định rõ hơn bệnh có phải bệnh vảy nến hay không.
Điều trị bệnh vảy nến
Tuy bệnh vảy nến chưa thể điều trị triệt để, nhưng các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tránh bệnh tiến triển nặng hơn và hạn chế bệnh tái phát. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh vảy nến được nhiều người bệnh áp dụng.
Điều trị bằng thuốc Tây
Các bác sĩ thương sử dụng thuốc Tây trong điều trị các bệnh da liễu nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Vì đây là biện pháp mang lại hiệu quả nhanh.
Các loại thuốc uống: Các thuốc như Apremilast, Acitretin, Cyclosporine, Methotrexate… Có tác dụng kháng viêm, ức chế các vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc da.
Thuốc chứa corticoid: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc bôi có chứa corticoid để giảm tình trạng viêm trên da, nếu dùng thuốc bôi không mang lại hiệu quả sẽ chỉ định kết hợp dùng thêm thuốc uống chứa corticoid.
Các loại thuốc tiêm: Thuốc tiêm chỉ áp dụng với các trường hợp bị vảy nến nghiêm trọng. Một số thuốc tiêm được sử dụng như Etanercept, Brodalumab, Adalimumab, Adalimumab-adbm, Lnfliximab, Ixekizumab, Guselkumab, Secukinumab…
Các loại thuốc tiêm sinh học: Thuốc tiêm sinh học có chứa các thành phần từ cơ thể sống và được tạo ra từ cơ thể sống. Một số loại thuốc tiêm được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến như Alefacept, Efalizumab, Adalimumab, Infliximab, Etanercept.
Người bệnh nên lưu ý khi dùng thuốc tiêm sinh học điều trị bệnh vảy nến vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, các bệnh về hô hấp, thiếu máu,…
Lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc Tây
- Người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện điều trị nghiêm túc, không tự ý thay đổi liều dùng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự điều trị vì có thể bị kích ứng làm tình trạng bệnh càng nặng hơn, dùng thuốc không đúng bệnh cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh chú ý theo dõi sức khỏe, khi có các dấu hiệu bất thường hoặc dùng thuốc không thuyên giảm, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi và thay đổi phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Điều trị bằng các mẹo dân gian
Bên cạnh điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kết hợp với các mẹo dân gian để cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Sử dụng cây lược vàng: Bạn có thể dùng 3-4 lá lược vàng ngâm với nước muối rửa sạch, sau đó mang giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Biện pháp này giảm tình trạng ngứa rát, kháng viêm.
Sử dụng lá khế: Hái một nắm lá khế tươi mang đi rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vùng da bị vảy nến. Để yên sau 15 phút thì rửa lại với nước sạch. Hoặc bạn có thể nấu nước lá khế tắm để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát vùng da bị bệnh.
Dùng lá lốt: Lấy lá, thân, rễ cây vò nát rồi đun sôi với lượng nước phù hợp. Đợi nước nguội thì dùng để rửa vết vảy nến từ 2-3 lần mỗi tuần. Người bệnh cũng có thể kết hợp uống nước lá lốt nấu để mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không sau khi ngâm nước muối rửa sạch, mang nấu với nước sôi, có thể thêm một ít muối. Dùng để uống, ngâm, tắm mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra.
Dùng cây vòi voi: Lấy lá của cây vòi voi giã nát với muối, sau đó đắp lên vùng da bị vảy nến để qua đêm rồi rửa lại với nước sạch.
Sử dụng hành lá: Hành lá sau khi loại bỏ các phần bị hư, thì rửa sạch rồi đun với nước cho thêm 1 ít muối. Sau khi sôi thì tắt bếp, đợi khi nước nguội thì dùng ngâm và rửa vùng da bị bệnh.
Các biện pháp quản lý bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến mất nhiều thời gian điều trị, vì vậy người bệnh cần kiên trì và nghiêm túc điều trị để rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể quản lý bệnh tốt hơn và cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Vệ sinh khu vực da bệnh sạch sẽ, đúng cách, không dùng các sản phẩm chăm sóc da có chất tẩy rửa cao, có khả năng gây kích ứng. Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội,…Dịu nhẹ, có nồng độ PH phù hợp.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, hạn chế tình trạng kho da, bong tróc.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao như hải sản, đậu phộng, đậu nhanh, thịt bò, thịt gà,…
- Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại nước ép hoa quả giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…Đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, mủ nhựa thực vật,…ì có thể sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị.
- Tránh căng thẳng, áp lực, lo lắng quá mức vì có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa trị.
- Không chà xát hay gãi mạnh vào vùng da bị vảy nến vì có thể gây trầy xước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Nên vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch,kháng thể chống lại bệnh tật.
- Có chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh ngủ trong phòng có nhiệt độ quá thấp, thường xuyên vệ sinh phòng ngủ.
Trên đây là các thông tin về bệnh vảy nến giúp bạn có thể hiểu hơn về bệnh lý này. Nếu có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài vì có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!