Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại cần biết

Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Bởi vì hiện nay tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ và biết mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra, xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay những thông tin dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm bệnh tự kỷ là gì?

Bệnh tự kỷ ở trẻ là một dạng rối loạn sự phát triển thần kinh ở não bộ được đặc trưng bởi các khuyết tật về trí tuệ chẳng hạn như giao tiếp kém, giảm chức năng hòa nhập, trẻ chậm nói, các hành vi mang tính rập khuôn, rối loạn cảm giác. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào của trẻ, đặc biệt là trước 3 tuổi và diễn biến bệnh kéo dài mãi về sau nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.

Bệnh do rất nhiều nguyên gây ra, có thể là gen di truyền từ cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình; Ảnh hưởng từ trong bụng mẹ do trong quá trình mang thai mẹ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, virus Rubella, lạm dụng thuốc tây, stress căng thẳng; Hoặc có thể do bất thường của cấu trúc não như não bộ quá nhỏ hoặc quá to.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không
Bệnh tự kỷ thường khiến cho trẻ có xu hướng muốn thu mình vào một góc, ít trò chuyện

Khi mắc chứng tự kỷ, trẻ nhỏ thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Trẻ có xu hướng chơi một mình, thu mình vào một không gian riêng biệt.
  • Không thích trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh kể cả người thân trong gia đình.
  • So với những đứa trẻ cùng độ tuổi thì trẻ tự kỷ thường ít cười, thậm chí là không cười, trẻ chậm nói, chậm bò, trườn, đi đứng, không hứng thú với các trò chơi vận động.
  • Trẻ thường thực hiện lặp đi lặp lại một hành động hoặc lời nói nhiều lần.
  • Nhạy cảm với hầu hết các tiếng ồn như tiếng nói chuyện giữa người với người, tiếng còi xe, máy hút bụi…
  • Thích một đồ vật hoặc đồ chơi nào đó duy nhất và luôn giữ chúng bên mình chẳng hạn như búp bê, gấu bông.
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện những hành động quá khích như đập đầu vào tường, tự cào cấu bản thân, bứt tóc, cắn tay chân.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn uống, có thể buồn nôn, ói mửa, chán ăn, khó chịu trong người lâu ngày dẫn đến xanh xao, gầy gò.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh tự kỷ – ASD (Autistic spectrum disorder) là một căn bệnh liên quan đến não bộ thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo số liệu thống kê của các trường hợp từng mắc bệnh cho thấy trẻ nam có xu hướng mắc bệnh cao hơn trẻ nữ. Bệnh tuy không có mức độ nguy hiểm cấp bách như các chứng bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư, chấn thương sọ não, viêm màng não…nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ như:

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ

Khi mắc chứng tự kỷ, bộ não của trẻ thường bị tổn thương gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và nhận thức như suy nghĩ, học hỏi, giải quyết các vấn đề, chẳng hạn đối với trẻ khi bước vào giai đoạn 1 tuổi trẻ sẽ biết nói các từ có một âm tiết đơn giản, thậm chí những trẻ nói sớm có thể gọi ba ơi, mẹ ơi. Khi được hỏi về tên gọi của các vật dụng hoặc con vật quen thuộc trẻ đã biết trả lời. Đồng thời, lúc này con đã biết vịn đồ xung quanh để đứng dậy tập đi.

Nhưng đối với một đứa trẻ tự kỷ có cùng độ tuổi bé sẽ không có những biểu hiện, hoạt động như trên. Thay vào đó trẻ luôn chậm chạp, ít bi bô tập nói, thường ngồi yên một chỗ và không có hứng thú với mọi chuyện đang xảy ra xung quanh.

2. Khả năng tương tác và tập trung không tốt

Hầu hết trẻ mắc chứng tự kỷ thường có khả năng tập trung và tương tác kém. Cụ thể như không để ý đến những lời nói hay lời kêu gọi liên quan đến bản thân, trước những hành động vui buồn trẻ cũng không biểu hiện cảm xúc rõ ràng như cười nói hay khóc.

Trẻ ít nói chuyện với cha mẹ, anh chị em trong gia đình, khi ra ngoài xã hội thường lầm lỳ, không biết cách xếp hàng, chờ đợi, có thái độ và biểu hiện mệt mỏi, uể oải, chán nản.

3. Khả năng thấu hiểu bị ảnh hưởng

Trẻ tự kỷ thường ít có khả năng thấu hiểu người khác, chỉ biết quan tâm đến những điều mà bản thân muốn, hứng thú. Không thể đoán được những hành động hoặc suy nghĩ của người đối diện hoặc cũng không thể nhận thức được những gì mình nói, hành động có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến những người xung quanh. Cũng chính vì vậy mà khả năng hòa nhập với cộng đồng, giao tiếp ngôn ngữ với mọi người bị hạn chế.

4. Khả năng điều chỉnh, tự kiểm soát bị chi phối

Khi mắc chứng tự kỷ khả năng tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi, vận động thường bị chi phối, chẳng hạn chậm chạp, kém phát triển trí tuệ nên trong đời sống hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cản trở như kém ghi nhớ, không biết cách quản lý cũng như sắp xếp mọi công việc nên kết quả làm việc, học tập, vui chơi của trẻ đều bị ảnh hưởng không nhỏ.

5. Ảnh hưởng đến khả năng quan sát tổng thể

Trẻ tự kỷ thường gặp rắc rối trong vấn đề quan sát tổng thể, đây được xem là một kỹ năng mềm quan trọng. Ví dụ khi đọc một câu chuyện nhưng trẻ chỉ nhớ được một số chi tiết nhỏ, đơn giản còn ý nghĩa và cốt truyện trẻ sẽ không nắm được. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập hàng ngày của trẻ, khiến con không đuổi kịp các bạn đồng trang lứa, dễ làm cho trẻ chán nản, buồn bực, cáu bẳn, tức giận.

Như vậy có thể khẳng định, bệnh tự kỷ không gây nguy hiểm chết người nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, khi thấy dấu hiệu bệnh, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các chuyên khoa tâm lý để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không
Tự kỷ nếu không được can thiệp sớm có thể khiến não bộ trẻ bị tổn thương nghiêm trọng

Hướng khắc phục chứng tự kỷ cho trẻ hiệu quả

Tự kỷ là một chứng bệnh có triệu chứng kéo dài mãi về sau, không thể điều trị dứt điểm 100%. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp sớm bởi các phương pháp trị liệu phù hợp thì các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm đáng kể, giúp trẻ có khả năng hòa nhập với cuộc sống hàng ngày một cách bình thường. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà áp dụng các phương pháp sau đây cho hợp lý, cụ thể:

1. Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ

Trị liệu được xem là một trong nhưng phương pháp đi đầu và ưu tiên sử dụng cho trẻ tự kỷ, bởi vì cách chữa trị này vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ dần hoàn thiện bản thân thông qua các hoạt động và ngôn ngữ hàng ngày. Trị liệu cho trẻ tự kỷ gồm 4 liệu pháp cơ bản sau:

  • Ngôn ngữ trị liệu: Phương pháp âm ngữ trị liệu được áp dụng cho trẻ tự kỷ, bởi vì khi mắc chứng bệnh này trẻ thường gặp các rắc rối về vấn đề ngôn ngữ như chậm nói, khó phát âm, lặp từ, khả năng giao tiếp với mọi người rất kém. Các chuyên gia sẽ sử dụng ngôn ngữ hình thể hoặc các dụng cụ trợ giúp như sách vở, bảng viết, thẻ học để dạy cho trẻ học chữ, học nói, đánh vần, phát âm.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp chữa trị này rất phổ biến hiện nay, tức là dùng lực cơ học, nhiệt độ, ánh sáng, sóng âm để trị bệnh. Mục đích của việc áp dụng phương pháp vật lý trị liệu cho trẻ tự kỷ nhằm giúp con nâng cao kỹ năng vận động thô, từ đó cải thiện khả năng đi đứng, di chuyển linh hoạt, phối hợp vận động cả tay chân, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao rõ rệt.
  • Hoạt động trị liệu: Tức là các bác sĩ, chuyên gia sẽ tập trung hỗ trợ trẻ tự kỷ thực hiện các hoạt động liên quan đến cá nhân như tự ăn uống, tắm rửa, chải tóc, mang giày dép, quần áo. Nếu trẻ trên 3 tuổi sẽ giáo dục con biết tự dọn đồ sau khi chơi, ăn xong tự cất chén bát. Những hoạt động này sẽ giúp con kiểm soát tốt hành vi, ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Cải thiện những vấn đề tiêu cực mà bản thân còn vướng phải.
  • Chơi trị liệu: Phương pháp này được hiểu đơn giản trẻ vừa học vừa chơi, chuyên gia sẽ tổ chức các trò chơi giải trí lành mạnh, đặc biệt là phải phù hợp với lứa tuổi thông qua các công cụ hỗ trợ như thẻ học, tranh ảnh nhiều màu sắc, hình ảnh sống động hoặc âm nhạc để giúp trẻ cải thiện cái nhìn tổng quan, ghi nhớ thông tin, thúc đẩy sự gắn kết giữa các trẻ và từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và hòa nhập cho trẻ.
Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không
Hoạt động trị liệu giúp trẻ nhận thức được trách nhiệm của bản thân cần hoàn thành

2. Giáo dục đặc biệt cho trẻ mắc chứng tự kỷ

Giáo dục đặc biệt tức là những chương trình giáo dục được các chuyên gia nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt chẳng hạn như chậm phát triển ngôn ngữ, bại não, tự kỷ, trầm cảm. Sau một thời gian áp dụng phương pháp này trẻ sẽ có sự cải thiện đáng kể về phát âm, lời nói cũng như giao tiếp, hòa nhập cộng đồng.

Đối với trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ nên lựa chọn phương pháp giáo dục đặc biệt tại các trường học hoặc trung tâm giáo dục chuyên biệt, không nên cho trẻ học các trường mầm non hoặc tiểu học vì trẻ sẽ có xu hướng không theo kịp bạn bè, khiến con tự ti, chán nản. Cha mẹ cũng nên phối hợp chặt chẽ với nơi điều trị bệnh cho trẻ để mang lại hiệu quả cao, vì những phương pháp này cần nhiều thời gian và sự kiên trì, nhẫn nại.

3. Áp dụng phương pháp can thiệp tại nhà

Ngoài việc điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ ở các trung tâm, trường học thì cha cần thực hiện ngay tại nhà thì mới có thể giúp con sớm cải thiện tình trạng bệnh. Một số vấn đề cơ bản mà các bậc phụ huynh nên làm để hỗ trợ chữa trị cho con như:

  • Dạy cho trẻ những kỹ năng, cách tự mình thực hiện các vấn đề cá nhân như tự tắm rửa, ăn uống, mặc đồ, gấp đồ, thu dọn đồ chơi, tuy nhiên cần căn cứ vào độ tuổi để hướng dẫn phù hợp cho con.
  • Hỗ trợ con tập phát âm, tập nói thông qua việc trò chuyện thường xuyên cùng trẻ hoặc sách báo, tranh ảnh.
  • Nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động giải trí lành mạnh bên ngoài môi trường hoặc học các lớp nhảy hiện đại phù hợp với lứa tuổi.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là các nhóm vitamin, khoáng chất, omega-3, omega-6 tốt cho trẻ chậm nói, chậm phát triển trí não.

Với những thông tin cơ bản về chứng bệnh tử kỷ trên đây, chắc chắn các bậc cha mẹ có thể hiểu được bệnh tự kỷ có nguy hiểm không để từ đó nhận thức được mức độ nguy hiểm và có hướng xử lý đúng đắn. Tốt nhất nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tự kỷ hay các vấn đề liên quan đến trí não thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn ngay.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Cùng chuyên mục

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Nhận định từ các chuyên gia

Theo số liệu thống kê tỷ lệ trẻ chậm nói có xu hướng ngày càng tăng cao, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể...

Trẻ đi nhón chân và chậm nói

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải biểu hiện của tự kỷ không?

Trẻ có biểu hiện đi nhón chân và chậm nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng con mình có thể mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, đi nhón chân...

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói không?

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói không là thắc mắc của khá nhiều bậc phụ huynh. Bởi vì hiện nay trên thị trường xuất hiện...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh...

Trẻ tự kỷ tăng động: Biểu hiện và hướng chăm sóc, can thiệp

Theo số liệu thống kê trẻ tự kỷ tăng động chiếm khoảng 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Các chuyên gia cho biết, việc các...

trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao

Trẻ tự kỷ chức năng cao: Hành vi nhận biết và hướng can thiệp

Thông thường, trẻ mắc chứng tự kỷ chứng năng cao thường có khả năng ghi nhớ tốt, học tốt toán, thiên văn, lý, hội họa… Tuy nhiên, giao tiếp kém...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn