Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Hay phải cắt?

Có thể nói rằng, bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và là nỗi khổ của rất nhiều người. Chính vì điều này khiến cho rất nhiều người bệnh có tâm lý e ngại, vì sợ đau mà che giấu và không đi khám để điều trị tận gốc. Và vì thế, nhu cầu sử dụng thuốc để trị bệnh được xem là một trong những phương pháp được ưu tiên hàng đầu. Vậy thực hư vấn đề bệnh trĩ uống thuốc có hết không hay phải cắt? 

Nếu vẫn còn băn khoăn và thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh ngày càng xuất hiện phổ biến hiện nay. Nó được hình thành là do sự căng giãn quá mức của những đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô nằm vây quanh hậu môn. Theo nghiên cứu thì bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại chính gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ xuất hiện và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, trong đó một số triệu chứng phổ biến nhất đó là gây ngứa rát vùng hậu môn, bên trong hậu môn tiết ra các chất dịch nhầy có mùi hôi và nhờn rất khó chịu, khi đi đại tiện có lẫn máu, búi thịt sưng to, đau rát hoặc búi thịt có thể từ trong trực tràng sa ra ngoài hậu môn…

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Bệnh trĩ là căn bệnh khó chịu gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Hiện nay, để điều trị bệnh trĩ có rất nhiều cách, trong đó có thể kể một số phương pháp được ứng dụng phổ biến và được đánh giá là có hiệu quả như:

  • Phương pháp điều trị nội khoa: Ở phương pháp này, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc là chủ yếu để điều trị bệnh.
  • Phương pháp điều trị bằng thủ thuật y khoa: Thực hiện phương pháp này khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn so với giai đoạn đầu và người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các thủ thuật như thắt trĩ, chích xơ, quang đồng hồng hoại…
  • Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ HCPT – PPH: Đây là những phương pháp được chỉ định sử dụng khi bệnh đã chuyển biến rất nặng và không đáp ứng điều trị bằng những phương pháp vừa kể trên nữa, thường là trĩ độ 3 và độ 4.

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? – Theo đánh giá của các chuyên gia là có nhưng không hoàn toàn. Tức là tùy vào từng trường hợp bệnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và phải xem cơ thể có chịu thuốc hay không. Không phải lúc nào người bệnh cũng sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc mà còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.

Bởi trĩ là chứng bệnh xảy ra do hệ thống tĩnh mạch bị phình to nên không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ nhẹ thì thuốc hoàn toàn có thể trị khỏi bệnh trĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần kết hợp với một lối sống, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh mới có thể giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không bị tái phát lại.

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Theo các chuyên gia thì uống thuốc có thể điều trị hết bệnh trĩ tuy nhiên chỉ ở mức độ nhẹ vừa khởi phát

Ngược lại, với những trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ nặng thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định áp dụng một hoặc nhiều phương pháp khác để kết quả điều trị bệnh được hiệu quả và dứt điểm tận gốc. Chẳng hạn như phải tiến hành phẫu thuật cắt trĩ thì mới có thể trị khỏi bệnh.

Cụ thể như sau:

  • Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2: Lúc này bệnh trĩ chỉ vừa mới “mon men” hình thành, kích thước của búi trĩ rất nhỏ và vẫn chưa gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Đây chính là thời điểm mà uống thuốc chữa bệnh trị sẽ có hiệu quả. Các thành phần trong thuốc sẽ giúp làm co búi trĩ, tự tiêu biến, kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Đồng thời, chỉ cần người bệnh chịu khó vệ sinh hậu môn thường xuyên và kết hợp với một chế độ tập luyện dành riêng cho bệnh trĩ sẽ giúp đẩy lùi bệnh rất hiệu quả.
  • Đối với bệnh trĩ cấp độ 3 và 4: Ở giai đoạn này, búi trĩ có kích thước to và sưng kèm theo các dấu hiệu cũng như triệu chứng nguy hiểm như chảy máu, tiết dịch, đau buốt khi đi đại tiện…thì việc dùng thuốc lúc này sẽ không còn hiệu quả nữa. Và thay vào đó là người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện cắt bỏ búi trĩ. Lúc này, người bệnh vẫn cần có sự hỗ trợ của thuốc để giúp giảm đau cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Những nguyên nhân khiến việc dùng thuốc chữa bệnh trĩ không đạt hiệu quả

Ngoài nguyên nhân do bệnh đã chuyển biến sang mức độ nặng nên thuốc không còn tác dụng thì còn một số nguyên nhân sau đây cũng có thể khiến cho việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn:

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Việc sử dụng thuốc không đúng cách, tự ý thay đổi liều lượng hay ngừng sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến cho việc chữa bệnh trĩ bằng thuốc không có hiệu quả dù mức độ bệnh không quá nặng
  • Do sử dụng không đúng thuốc: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng những loại thuốc có chứa các thành phần kháng viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa tình trạng chảy máu cũng như bảo vệ làn da khỏi viêm nhiễm. Bên cạnh đó là một số loại thuốc có tác dụng gây tê, chống khuẩn và tự động làm co búi trĩ. Vì vậy, việc sử dụng những loại thuốc đi ngược với công dụng này sẽ không có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Thời gian sử dụng thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ, bắt buộc người bệnh phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, trong đó tuân thủ thời gian dùng thuốc chính là một trong nhữn yếu tố quan trọng giúp đạt được kết quả tốt trong quá trình điều trị. Phải uống thuốc đúng giờ giấc, đủ các buổi trong ngày, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc giữa chừng. Điều này sẽ khiến liệu trình trị bệnh trĩ bằng thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan.
  • Xuất phát từ thói quen hằng ngày: Trong quá trình điều trị bằng thuốc và để đạt được hiệu quả từ phương pháp này bắt buộc người bệnh cần phải thay đổi những thói quen xấu của mình chẳng hạn như uống nhiều rượu bia, hút thuốc, thức khuya, ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ…Vì đây không chỉ là những thói quen xấu không chỉ gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh trĩ mà nó còn khiến tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn ngày càng thêm tệ.
  • Khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể: Theo một nghiên cứu về căn bệnh trĩ cho thấy, khả năng đáp ứng thuốc đối với người mắc bệnh trĩ vào khoảng 21% tỷ lệ thành công. Vì vậy, không phải người bệnh nào cũng đạt được kết quả điều trị bệnh khả quan, nó còn phụ thuộc vào việc cơ thể của bạn có đáp ứng và phù hợp với phương pháp này hay không. Đây cũng chính là lý do lý giải cho việc có khá nhiều người bệnh điều trị bệnh bằng thuốc không d0at5 hiệu quả và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Vì vậy, có thể thấy rằng việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc có hết và dứt điểm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để việc trị bệnh đạt được những hiệu quả tốt nhất, tích cực thì người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể và phù hợp.

Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ nên sử dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất đa dạng các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được cấp phép lưu hành trên thị trường. Phổ biến nhất là 3 dòng thuốc dạng uống và thuốc dạng bôi hoặc dạng đặt hậu môn:

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có khả năng chữa trị và hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ
  • Nhóm thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm đau: Đối với những người mắc bệnh trĩ, dù là trĩ loại nào bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp đều có các triệu chứng chung đó là cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn ở hậu môn. Vì vậy, các bác sĩ thường kê một số loại thuốc có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa tình trạng này như paracetamol, aspirin, ibuprofen…Ngoài ra, còn một số loại thuốc bôi dạng kem bôi có chứa hydrocortison có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Tuy nhiên, lưu ý những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ địnhu từ bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng và không dùng trong thời gian dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Các loại thuốc đặt tại chỗ: Kèm theo đó là một số loại thuốc đặt tại chỗ cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng. Những loại thuốc này có tác dụng tác động trực tiếp vào hậu môn, làm giảm sự ngứa ngáy, đau rát cũng như các triệu chứng bệnh lý khác. Việc sử dụng các loại viên thuốc đặt hậu môn cũng hạn chế bớt các tác dụng phụ, biến chứng khác vì đặc tính khá an toàn, không gây khó chịu sau đó như những loại thuốc uống và tạo cảm giác thoải mái rõ rệt, nhanh chóng sau khi đặt
  • Một số loại thuốc khác: Một vài loại thuốc uống hay sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có chứa thành phần các chất dẫn xuất flavonoid hoặc những hoạt chất có khả năng làm tăng độ bền, gia tăng trương lực thành mạch, hạn chế tình trạng phù nề cũng như bảo vệ vi tuần hoàn. Tất cả những yếu tố này đều giúp cho búi trĩ bớt sưng, viêm, giảm đau, giảm ngứa hiệu quả.

Hướng dẫn một số biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để chữa bệnh trĩ thì đối với những trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì bạn có thể vừa kết hợp dùng thuốc vừa áp dụng một số biện pháp khắc phục ngay tại nhà để đạt được hiệu quả tốt nhất. Có thể kể đến một số phương pháp như:

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Nước ấm pha một chút muối tinh sẽ tạo thành một hỗn hợp sát khuẩn cực kỳ tốt, hiệu quả nhanh và lại không hề gây tốn kém. Khi ngâm hậu môn trong nước ấm, búi trĩ sẽ được sát khuẩn, khắc phục tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy tức thì. Sau khi ngâm xong bạn sẽ cảm thấy cực kỳ dễ chịu và thoải mái. Chỉ cần ngâm khoảng 15 phút/lần, ngày ngâm từ 2 – 3 lần khi đi tắm hoặc sau khi đi đại tiện. Phương pháp này còn có tác dụng thúc đẩy khí huyết lưu thông đến búi trĩ nhiều hơn, kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ hiệu quả.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm cũng có tác dụng tương tự như phương pháp ngâm hậu môn trong nước ấm. Bởi nước ấm có khả năng hỗ trợ làm giãn các cơ vòng hậu môn cũng như giảm sưng, kháng viêm hiệu quả. Hãy thay thế việc tắm nước lạnh bằng tắm nước ấm hoàn toàn, kết hợp tắm nước ấm sau khi đi đại tiện, mỗi lần tắm khoảng 15 phút sẽ đạt được những hiệu quả rõ rệt.
  • Phương pháp chườm lạnh lên hậu môn: Sử dụng một túi chườm bỏ đá vào trong và chườm trực tiếp lên vùng hậu môn. Khuyến khích nên thực hiện nhiều lần, tối thiểu là 3 – 4 lần trong ngày để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau nhanh chóng. Lưu ý khi chườm phải thật nhẹ nhàng, không nên chườm quá mạnh và lâu hơn thời gian cho phép để tránh gây phản ứng ngược.
  • Sử dụng các chất có tác dụng hỗ trợ làm mềm phân: Việc sử dụng các chất kích thích có tác dụng làm mềm phân hay các loại thực phẩm giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn mà không gây ra đau đớn. Lưu ý, người bệnh nên tránh tự ý sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm nhuận tràng để tránh gây kích ứng búi trĩ và gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt: Có rất nhiều thói quen sinh hoạt của chúng ta làm ảnh hưởng tiêu cực đến hậu môn và dễ gây ra trĩ. Vì vậy, việc thay đổi các thói quen tiêu cực như hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng sẽ tốt cho sức khỏe và hạn chế bệnh trĩ. Vì vậy, dù là người mắc bệnh trĩ hay những người khỏe mạnh đều nên tập thực hiện những thói quen sống khoa học, tập thói quen đi đại tiện trong một khung giờ nhất định, khi đi đại tiện tránh rặn quá mạnh hay đi quá lâu.
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và thực hiện các biện pháp đơn giản như vệ sinh, ngâm hậu môn thường xuyên cũng là cách hiệu quả để đẩy lùi bệnh trĩ
  • Ăn uống khoa học, tốt cho dạ dày và hậu môn: Việc bổ sung nhiều loại chất xơ như rau xanh, trái cây, củ quả, ngũ cốc nguyên cám…vào trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ có tác dụng rất tốt trong việc nhuận tràng và tăng khả năng đào thải. Người bệnh trĩ nên tránh các loại thực phẩm cay nóng hay các sản phẩm thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt có gas…
  • Uống nhiều nước: Hằng ngày uống ít nhất là từ 7- 8 cốc nước. Thói quen này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho những người mắc bệnh trĩ. Nước sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, người mắc bệnh trĩ dễ đi đại tiện, giảm đau rát, khó chịu hậu môn, còn những người bình thường thì uống nhiều nước có tác dụng ngăn ngừa táo bón, không gây phát sinh bệnh trĩ. Đối với những người bệnh ở những nơi có đặc điểm khí hậu nắng nóng, dễ mất nước thì càng nên uống nhiều nước hơn so với bình thường.

Bệnh trĩ khi nào cần đến bệnh viện?

Đối với những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, tức là chứa có quá nhiều các triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm thì có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tự khắc phục tại nhà hay sử dụng thuốc như chúng tôi vừa thống kê ở trên.

Tuy nhiên, đối với những người bệnh sau khi thực hiện các phương pháp trên không có hiệu quả và cảm nhận được bệnh có xu hướng ngày càng chuyển biến nặng thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Hãy quan sát thật kỹ các triệu chứng, dấu hiệu của cơ thể và đến bệnh viện ngay nếu có bất thường. Chẳng hạn như:

  • Cảm giác đau đớn tăng dần lên, đau liên tục và kèm theo rát buốt mọi lúc, kể cả những lúc không đi đại tiện.
  • Búi trĩ rỉ máu liên tục và càng ngày càng nhiều hơn.
  • Máu lẫn trong phân khi đi đại tiện.
  • Hậu môn xuất hiện khối u màu xanh. Đây rất có thể là dấu hiệu của tình trạng trĩ huyết khối cực kỳ nguy hiểm.

Việc thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường là điều cần thiết và phải thực hiện ngay. Bởi các dấu hiệu chảy máu hậu môn hay trực tràng rất có thể là dấu hiệu của ung thư hậu môn hay ung thư trực tràng cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất người bệnh hãy đến bệnh viện ngay lập tức trước khi quá muộn.

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Hãy gặp bác sĩ ngay khi thấy bệnh có xu hướng chuyển biến nặng hơn, xuất hiện các triệu chứng bất thường và nguy hiểm để được điều trị kịp thời

Nhìn chung, vấn đề bệnh trĩ uống thuốc có hết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là mức độ của bệnh nặng hay nhẹ, cơ thể của người bệnh có đáp ứng điều trị hay không. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được khám chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Hãy trao đổi với bác sĩ khi có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến bệnh trĩ, có như vậy bạn mới có thể chủ động chăm sóc cũng như bệnh hồi phục tốt hơn.

Cùng chuyên mục

Phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất, an toàn nhất?

Khi trĩ chuyển sang giai đoạn 3, 4 có nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cao thì việc cắt trĩ sẽ bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo...

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả không? Cách thực hiện đúng

Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ thường được dân gian truyền tai nhau vừa có hiệu quả, vừa an toàn mà lại không có quá nhiều tác dụng phụ. Thực...

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

"Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến...

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2 xuất hiện khi búi trĩ có xu hướng tăng kích thước, sa xuống ống trực tràng. Các biểu hiện điển hình của bệnh lý ở...

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh trĩ, lúc này các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng, rất khó nhận biết

Bệnh trĩ nội độ 1: Dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh thường gặp ở người ăn uống không khoa học, người già, phụ nữ mang thai,...

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là gì? Các phương pháp điều trị mới nhất

Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh bị cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại với những diễn biến phức tạp cùng rất nhiều các biến chứng khác. Người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn