Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Bệnh trĩ nội độ 1: Dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh thường gặp ở người ăn uống không khoa học, người già, phụ nữ mang thai, người phải thường xuyên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ nội, nếu các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh được sớm nhận biết thì có thể điều trị bệnh trĩ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Bệnh trĩ nội độ 1 là gì?

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh trĩ, lúc này các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng, rất khó nhận biết
Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh trĩ, lúc này các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng, rất khó nhận biết

Trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn chịu áp lực lớn hoặc bị kéo giãn làm mất khả năng đàn hồi dẫn đến sự hình thành của các búi trĩ. Bệnh có 2 dạng phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó:

  • Búi trĩ nội thường xuất hiện ở trên đường hậu môn trực tràng, các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, trường hợp bệnh nhẹ thì người bệnh có thể dùng tay đẩy vào trong nhưng nếu nặng thì không thể. 
  • Búi trĩ ngoại thường xuất hiện ở ngoài hậu môn, phía dưới đường lược, dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ thì người bệnh cũng không thể dùng tay đẩy chúng vào bên trong. Ban đầu, kích thước búi trĩ nhỏ bằng hạt đậu, về sau thì càng ngày càng to dần. 

Bệnh trĩ ngoại phân biệt theo thời kỳ còn trĩ nội phân biệt theo cấp độ sa của búi trĩ. Để nhận biết, người bệnh cần sớm thăm khám, theo dõi đặc điểm của búi trĩ vì rất khó để phân biệt được bạn đang mắc trĩ nội hay trĩ ngoại, mở giai đoạn nào.

Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ theo mức độ sa của búi trĩ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh, lúc này búi trĩ chỉ mới bắt đầu hình thành, các dấu hiệu vẫn chưa rõ ràng nhưng vẫn có triệu chứng để nhận biết. Bệnh trĩ nội độ 1 xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Do vấn đề về hiệu tiêu hóa như đi ngoài chậm, hoạt động của nhu động ruột suy giảm, ít vấn động
  • Do thói quen sinh hoạt không hợp lý như nhịn đi vệ sinh, ăn uống quá no, ngồi xổm quá lâu…
  • Do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, thu hẹp ống hậu môn, hậu môn bị phình gập khiến việc đẩy phân ra ngoài gặp khó khăn gây áp lực lên các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn
  • Do sự gia tăng áp lực vùng bụng như người có khối u trong ổ bụng, phụ nữ mang thai, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại…
  • Do hậu môn, trực tràng bị kích thích xuất phát từ tình trạng táo bón, lạnh quá mức do tiêu chảy, vùng hậu môn bị nóng…
  • Do công việc căng thẳng, tập trung quá mức, do lười, hay nhịn dẫn đến lười đi vệ sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội

Táo bón kéo dài là triệu chứng sớm của bệnh trĩ nhưng người bệnh thường dễ bỏ qua tình trạng này
Táo bón kéo dài là triệu chứng sớm của bệnh trĩ nhưng người bệnh thường dễ bỏ qua tình trạng này

Như đã đề cập, ban đầu, các dấu hiệu của bệnh trĩ nội chưa rõ ràng, rất khó nhận biết. Khi mắc bệnh trĩ nội, người bệnh sẽ không thấy cảm giác đặc biệt, không thấy đau rát mà chỉ có thể nhận biết bằng một số triệu chứng sau:

  • Bị táo bón kéo dài kèm theo tình trạng ngứa ở hậu môn, dấu hiệu này rất bình thường, người bệnh dễ nhầm lẫn với tình trạng táo bón thông thường sẽ tự hết. Nhưng thực tế thì triệu chứng táo bón ở người bệnh trĩ nội độ sẽ kéo dài nếu không được điều trị.
  • Hậu môn có dịch nhầy chảy ra, thường có cảm giác ẩm ướt khiến người bệnh có cảm giác khó chịu 
  • Mặc dù không có cảm giác đau rát nhưng người bệnh có thể bị đi cầu ra máu, máu dính ở giấy vệ sinh và phân, nếu không tinh ý sẽ rất khó phát hiện. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì máu sẽ bắn thành tia hoặc chảy nhỏ giọt kèm theo sa búi Trĩ. 

Khi mắc bệnh trĩ độ 1, người bệnh thường không có cảm giác khó chịu, do đó, rất nhiều bệnh nhân đã chủ quan với tình trạng của mình. 

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia, cấp độ 1 là giai đoạn đầu còn bệnh, thường không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày khiến người bệnh thiếu tự tin, có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng triệu chứng đi ngoài ra máu nếu thường xuyên xảy ra sẽ khiến người bệnh dễ bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu… Nếu không sớm phát hiện và điều trị bệnh sẽ chuyển biến nặng dẫn đến sa búi trĩ, hoại tử búi trĩ, sa nghẹt trĩ, nứt kẽ hậu môn, nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư trực tràng… Lúc này bệnh sẽ rất khó điều trị, hơn nữa việc điều trị cũng vô cùng tốn kém.

Đặc biệt, bệnh trĩ nội một khi biến chứng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn đời sống của người bệnh. Có thể gây rối loạn chức năng hậu môn của bệnh nhân, khi hậu môn co lại, cơ hậu môn bị xâm lấn dẫn đến tình trạng đại tiện không tự chủ. Khi bị trĩ ở mức độ nặng, búi trĩ sẽ luôn ở trình trạng lở loét, các chất dịch nhầy xung quanh hậu môn cũng nhiều hơn làm khởi phát các căn bệnh da liễu. 

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, có thể kể đến như:

1. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Đối với người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị như: Dùng diếp cá, dùng quả sung, dùng đương quy…  

  • Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng giúp chống viêm, điều trị táo bón, thanh lọc cơ thể… Bạn có thể lấy lá diếp cá tươi hoặc khô sắc lấy nước pha với một ít mật ong cho dễ uống. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn sống trực tiếp lá diếp cá hoặc dùng lá diếp cá làm các món gỏi để ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông rồi ngâm rửa lúc nóng, phần bã còn lại thì đắp vào chỗ đau.
  • Chữa bệnh trị nội độ 1 bằng quả sung: Trong đông y, sung vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế lợi hầu, tiêu thũng giải độc, nhuận tràng thông tiện… có thể hỗ trợ trị táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng… Bạn có thể ăn sống quả sung với một ít muối hoặc dùng lá sung kết hợp lá lốt, lá ngải cứu, lá cúc tần, củ nghệ tươi để ngâm hậu môn. 

2. Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Một bài thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là dùng kết hợp các dược liệu quý như hoa hòe (rutin), đương quy, diếp cá, tinh chất nghệ (curcumin) có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thông khí huyết, thanh nhiệt, co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch… 

Công dụng của từng vị thuốc cụ thể như sau:

  • Dùng Rutin (chiết xuất từ hoa Hòe): có hoạt tính vitamin P, có thể làm giảm tính giòn cùng tính thấm của mao mạch, có tác dụng làm bền thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giúp chống co thắt, làm giảm trương lực cơ trơn. Bên cạnh đó, rutin giúp nhuận tràng, kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột, phòng ngừa các biến chứng như bệnh trĩ, suy tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, phòng các trường hợp xuất huyết
  • Dùng curcumine: Có hoạt tính chống viêm, ức chế khối u, lợi tiêu hóa, thông mạch, giúp chống viêm, làm lành các vết tổn thương do bệnh trĩ gây ra.
  • Magie: Có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa hạn chế chứng táo bón, là khoáng chất cho cơ thể
  • Đương quy: Có tác dụng bổ máu, phòng ngừa thiếu máu, suy nhược cơ thể, giúp chữa viêm loét, giảm đau, chống táo bón, nhuận tràng thông tiện
  • Dùng Meriva (tinh chất nghệ phospholipid hóa) có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương do bệnh trĩ gây ra
  • Diếp cá: Có vị cay chua, tính mát, mùi tanh, là dược liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, trị táo bón, trị bệnh trĩ rất tốt.

3. Điều trị bằng thuốc

Bệnh trĩ nội độ 1 có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc đặt
Bệnh trĩ nội độ 1 có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc đặt

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Các thuốc này là thuốc chữa trĩ dạng bôi, dạng uống hoặc dạng đặt, có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm do bệnh trĩ gây ra. Các thuốc này là:

  • Nhóm thuốc tác dụng lên hệ tĩnh mạch toàn thân có tác dụng giúp co mạch, làm tăng sức bền tĩnh mạch, giảm máu ứ, hạn chế mất máu khi đại tiện. Các thuốc này gồm: Venrutine, Savi Dimin, Daflon, Agiosmin… 
  • Nhóm thuốc nhuận tràng: Có tác dụng giảm táo bón, kích thích hoạt động của nhu động ruột, giúp phân mềm và di chuyển dễ dàng hơn. Các loại thuốc trong nhóm này là Bisacodyl, Biofermin, Forlax, Sorbitol.. 
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm sưng đau, giảm ngứa giúp người bệnh bớt khó chịu. Các loại thuốc thuộc nhóm này là có chứa hydrocortisone, có tác dụng phụ là làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Nhóm thuốc co mạch: Có tác dụng làm teo, thu nhỏ búi trĩ nhờ các hoạt chất như Epinephrine, Phenylephrine, Norepinephrine… Nhóm thuốc này làm rối loạn thần kinh, mất ngủ, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu môn, thường là carbapenem, cephalosporin, penicillin… 

Các nhóm thuốc này đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 1. Thế nhưng, các loại thuốc này luôn kèm theo các tác dụng phụ như nhờn thuốc, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chữa bệnh trĩ bằng các thủ thuật

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể áp dụng các thủ thuật chữa bệnh trĩ như sử dụng tia hồng ngoại, thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ. Các thủ thuật này tác động đến búi trĩ, làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến búi trĩ, khiến các búi trĩ hoại tử nhanh chóng. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này thì bệnh vẫn có thể tái phát trở lại, không thể giải quyết dứt điểm của các búi trĩ. Một số trường hợp còn gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, xuất huyết…

5. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Thông thường, những người mắc bệnh trĩ độ 1 không cần điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi tình trạng bệnh ở mức độ nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp khác, là biện pháp chữa trị loại bỏ tận gốc những búi trĩ gây bệnh. Các phương pháp này có thể kể đến như phương pháp PPH, phương pháp HCPT…

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1

Một chế độ ăn giàu chất xơ hỗ trợ rất tích cực cho việc điều trị bệnh trĩ
Một chế độ ăn giàu chất xơ hỗ trợ rất tích cực cho việc điều trị bệnh trĩ

Khi mắc bệnh trĩ nội độ 1, người bệnh có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, bên cạnh đó, cũng cần lưu ý nhiều vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là cung cấp đủ chất xơ, chất xơ thường có nhiều trong hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
  • Cần uống đủ nước, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để chuyển hóa chất xơ đồng thời hỗ trợ đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, cần tránh thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia, rượu, cafe…
  • Tăng cường vận động, xây dựng chế độ vận động phù hợp, nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ… hạn chế những môn thể thao có cường độ mạnh như điền kinh, yoga, gym…
  • Người bệnh cũng cần tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, sau khi đi ngoài thì cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ nội độ 1 có thể bạn chưa biết. Khi mắc trĩ nội ở cấp độ 1, người bệnh không nhất thiết phải phẫu thuật mà cần điều trị bằng thuốc đặt, thuốc uống kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh. Tuyệt đối không nên lơ là bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể, một khi bệnh nghiêm trọng hơn thì sẽ rất khó điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2 xuất hiện khi búi trĩ có xu hướng tăng kích thước, sa xuống ống trực tràng. Các biểu hiện điển hình của bệnh lý ở...

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Hay phải cắt?

Có thể nói rằng, bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và là nỗi khổ của rất nhiều người. Chính vì điều này khiến cho rất nhiều...

Bệnh trĩ vòng hình thành khi các búi trĩ hỗn hợp liên kết với nhanh thành vòng

Bệnh trĩ vòng là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Trĩ là căn bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đây là căn bệnh nhạy cảm khó nói không chỉ khiến người bệnh tự ti e...

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là gì? Các phương pháp điều trị mới nhất

Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh bị cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại với những diễn biến phức tạp cùng rất nhiều các biến chứng khác. Người...

Trĩ ngoại huyết khối

Trĩ ngoại huyết khối? Biểu hiện và phương pháp điều trị

Trĩ ngoại huyết khối là tình trạng phổ biến xảy ra ở khá nhiều người bệnh gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng khiến chất lượng sức khỏe và...

trĩ ngoại tắc mạch là sự hình thành những cục máu đông khi mắc trĩ ngoại do sự phá vỡ mạch máu tại mạng mạch trĩ

Trĩ ngoại tắc mạch là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng thường gặp, là sự hình thành những cục máu đông tại mạng mạch trĩ do sự phá vỡ mạch máu. Trĩ ngoại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn