Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? 12 trái cây tốt cho người bị trĩ

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật, nên phẫu thuật bằng phương pháp nào an toàn hiệu quả nhất là băn khoăn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Tốt nhất người bệnh trĩ nên đến các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành thăm khám kiểm tra, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị hay phẫu thuật phù hợp nhất. Tìm lời giải đáp chính xác và chi tiết tại đây.

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?

Trong các dạng trĩ thì trị ngoại là bệnh lý thường gặp hơn cả, đặc biệt ở những người trẻ hiện nay. Trĩ ngoại khiến người bệnh cảm thấy đau rát ở hậu môn, ngứa ngáy và có thể lòi hẳn búi trĩ ra ngoài gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày. Đồng thời người bị trĩ ngoại có nguy cơ viêm nhiễm khá cao do búi trĩ lòi ra ngoài, tiếp xúc với phân nên dễ tiếp xúc với các vi khuẩn.

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?
Bệnh trĩ ngoại cần phẫu thuật nhanh chóng khi kích thước trĩ quá lớn, có nguy cơ chảy máu hay biến chứng

Để giải đáp băn khoăn ” Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật” thì cần tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này. Thường trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ với mức nguy hiểm tăng dần. Theo các bác sĩ, trĩ ngoại nếu phát triển với một kích cỡ quá lớn, gây chảy máu, đau đớn nhiều và sa hẳn ra ngoài thì bắt buộc phải phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng có thể xuất hiện.

Hầu hết khi trĩ bắt đầu chuyển qua giai đoạn 3 thì việc phẫu thuật cũng được chỉ định. Bởi lúc này các búi trĩ đã lòi hẳn ra ngoài hậu môn với kích thước tăng dần. Nếu người bệnh ngồi xổm hay đi vệ sinh thì các búi trĩ sẽ sa ra ngoài và bạn buộc phải dùng tay để nó lên. Khả năng viêm nhiễm cao và có nguy cơ biến chứng sang trĩ ngoại huyết khối hay gây tắc nghẽn cấp tính tại đây.

Riêng đối với các tình trạng trĩ ngoại độ 2 trở xuống, trĩ chưa bị sa ra ngoài và chưa quá nguy hiểm, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên điều trị bằng các loại thuốc Đông – tây y kết hợp với thay đổi chế độ sinh hoạt dinh dưỡng để tiết kiệm chi phí, an toàn và ít tác dụng phụ hơn.

Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, nếu trong thời gian điều trị trĩ ngoại độ 1, 2 thực hiện sai cách, xuất hiện các triệu chứng bất thường khác hay có dấu hiệu viêm nhiễm chảy máu nặng thì việc phẫu thuật vẫn có thể bắt buộc thực hiện để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Nói chung người bệnh nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành kiểm tra bằng các phương pháp chuyên dụng, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các quyết định chính xác có nên phẫu thuật cắt trĩ ngoại hay không hay dùng phương pháp nào. Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Các phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại

Trong trường hợp người bệnh được yêu cầu phẫu thuật, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật phổ biến dưới đây

Phẫu thuật cắt trĩ ngoại đơn độc

Phẫu thuật cắt trĩ ngoại đơn độc được chỉ định phổ biến cho những người gặp tình trạng búi trĩ tắc mạch để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Chú ý phương pháp này không phù hợp cho tình trạng sa vòng búi trĩ hay có dấu hiệu viêm nhiễm nguy hiểm xảy ra tại đây.

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?
Phẫu thuật cắt trĩ ngoại đơn độc phù hợp cho những người gặp tình trạng búi trĩ tắc mạch để ngăn ngừa biến chứng

Thực hiện như sau

  • Bước đầu, bác sĩ sử dụng panh chuyên dụng để cặp lấy búi trĩ rồi nhẹ nhàng kéo nhẹ ra ngoài hậu môn
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm dung dịch Xylocain có chứa adrenalin pha loãng nhằm giúp việc bóc tách và loại bỏ các búi trĩ tiến hành dễ dàng hơn.
  • Tiến hành phẫu tích để cắt búi trĩ từ khu vực da vào niêm mạc hậu môn trực tràng ra khỏi lớp cơ tròn trong cho đến gốc búi trĩ.
  • Sau khi hoàn thành phẫu tích, bác sĩ sẽ tiến hành khâu thắt búi trĩ bằng các loại chỉ chậm tiêu Vicryl 2.0 và cắt búi trĩ. Cùng lúc đó, bác sĩ cũng sử dụng các loại chỉ nhanh tiêu loại Vicryl Rapide 4.0 hoặc Safil Quick để khâu khép phần niêm mạc da hoặc có thể để mở.

Đây là phương pháp cắt trĩ truyền thống tuy có thể loại bỏ trĩ như khá đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Thời gian phục hồi cũng khá lâu nên cần xem xét kỹ nếu dự định sử dụng phương pháp này để cắt trĩ ngoại.

Phương pháp rạch lấy huyết khối ở trĩ ngoại tắc mạch

Chủ yếu phương pháp này được chỉ định cho những người có kích thước búi trĩ phát triển to, có xuất hiện máu đông gây tắc mạch. Tuy nhiên không dùng cho các trường hợp bị sa trĩ tắc mạch lan rộng hay những bệnh nhân có dấu hiệu hoại tử hoặc viêm nhiễm ở hậu môn.

Cách thực hiện như sau

  • Đầu tiên bác sĩ cũng sẽ tiến hành tiêm dung dịch Xylocain pha Adrenalin vào búi trĩ nhằm bóc tách và loại bỏ búi trĩ dễ dàng hơn.
  • Tiếp theo, bác sẽ sẽ dùng dao mổ đã được sát trùng rạch một đường niêm mạc ngay tại cục máu đông.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu tích niêm mạc nhằm loại bỏ cục máu đông ra ngoài.
  • Sau khi đã loại bỏ cục máu đông ra ngoài, bác sĩ có thể khâu niêm mạc hậu môn bằng chỉ nhanh tiêu loại Vicryl Rapid 4.0 hoặc Safil Quick hoặc cũng có thể để hở.

Tương tự như phương pháp trên, phẫu thuật này cũng có thể gây ra cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh và có thể để lại sẹo nếu các phương pháp chăm sóc sau hậu phẫu không được đảm bảo.

Cắt trĩ ngoại bằng Milligan Morgan

Milligan Morgan cũng là một phương pháp truyền thống được dùng trong phẫu thuật cắt trĩ không đòi hỏi chuyên môn cao, hầu hết các bệnh viện đều có ứng dụng phương pháp này sau điều trị. Theo đó bác sĩ sẽ tiến hàng cắt rời từng búi trĩ riêng lẻ, sau đó giữ lại mảng da tại niêm mạc, sau đó tiến hành khâu nối các mảnh da lại với nhau.

Khả năng tái phát sau phẫu thuật khá thấp, chỉ khoảng 5- 10 % và có thể duy trì ít nhất trong khoảng 5 năm. Chi phí phẫu thuật bằng phương pháp này cũng không quá cao nên cũng rất nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Tuy nhiên cũng tương tự như các phương pháp truyền thống, Milligan Morgan thường kèm theo khá nhiều tác dụng phụ và biến chứng. Đặc biệt do cần phải gây mê cục bộ nên khá nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh nên tham khảo kỹ các phương pháp này trước khi tiến hành lựa chọn phẫu thuật.

Cắt trĩ ngoại bằng công nghệ Longo

Công nghệ Longo trong cắt trĩ là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay với rất nhiều ưu việt, có thể giảm tối đa tình trạng đau nhức, hạn chế nhiễm trùng, thời gian phục hồi nhanh chóng và các biến chứng khác có thể xảy ra. Tuy nhiên phương pháp này thường có chi phí khá cao, chưa thực sự quá phổ biến ở nhiều bệnh viện nên nhiều người bệnh còn e ngại khi thực hiện.

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?
Cắt trĩ Longo có rất nhiều ưu điểm, có thể hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và đau nhức

Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho những người bị trĩ cấp độ 3, 4 nặng, có thể dùng cho cả trĩ vòng phức tạp hay khi có dấu hiệu viêm nhiễm. Thời gian thực hiện chỉ khoảng 30 phút và thời gian nằm viện cũng không quá 3 ngày nên người bệnh có thể tham khảo.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được thực hiện với các thiết bị chuyên dụng hiện đại nên đạt độ chính xác khá cao, tính thẩm mỹ tốt nên hầu như không để lại sẹo. Người bệnh có thể nhanh chóng sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật mà không gặp khó khăn nào. Tuy nhiên một số biến chứng có thể kèm theo như chảy máu thứ phát hay thủng trực tràng, tuy nhiên rất hạn chế xảy ra.

Một số chú ý sau khi phẫu thuật cắt trĩ ngoại

Bệnh cạnh việc chú ý bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật, bạn cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc sau hậu phẫu để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng và viêm nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra. Cần chú rằng, sau phẫu thuật trĩ vẫn có thể tái phát và gặp các biến chứng như bí tiểu và nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng vết mổ. Trong trường hợp có da thừa có thể phải tiến hành phẫu thuật tiếp tục.

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?
Sau phẫu thuật, người bệnh nên nghỉ ngơi và chăm sóc đảm bảo để ngăn ngừa viêm nhiễm hay biến chứng có thể xảy ra

Để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, cần chú ý các vấn đề sau đây

  • Vệ sinh sạch sẽ vị trí vết mổ sau phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, chú ý bổ sung thêm các loại nước trái cây và rau củ để tăng cường các vitamin và khoáng chất
  • Ưu tiên ăn các thức ăn mềm, lỏng  như cháo, súp để dễ tiêu hóa
  • Kiêng cữ đảm bảo, đặc biệt là các thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hay các món ăn cay nóng nhiều gia vị
  • Tránh xa sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, bia rượu các chất kích thích trong thời gian chưa hồi phục hoàn toàn
  • Người bệnh sau phẫu thuật nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Tránh mang vác nặng làm tạo áp lực lên hậu môn
  • Tránh ngồi xổm hay đứng quá lâu
  • Tạo lập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đi vệ sinh, không dùng gắng sức rặn đi di đại tiện
  • Điều trị triệt để các bệnh có liên quan để ngăn ngừa nguy cơ tái phát như bệnh gout, tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch…

Trên đây là những chia sẻ chi tiết giúp bạn giải đáp băn khoăn “Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật”. Người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và kiểm tra chính xác, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

sau khi cắt trĩ nên ăn gì

Sau khi cắt trĩ nên ăn gì cho mau lành? 13 thực phẩm tốt nhất

Chế độ chăm sóc hậu phẫu, đặc biệt là dinh dưỡng cho người bệnh trĩ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục và phòng tránh...

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với 2 cách phổ biến nhất

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với 2 cách phổ biến nhất

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Ưu điểm...

trĩ ngoại tắc mạch là sự hình thành những cục máu đông khi mắc trĩ ngoại do sự phá vỡ mạch máu tại mạng mạch trĩ

Trĩ ngoại tắc mạch là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng thường gặp, là sự hình thành những cục máu đông tại mạng mạch trĩ do sự phá vỡ mạch máu. Trĩ ngoại...

Cắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền?

Cắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền?

Cắt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp điều bị bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Phương pháp này các chuyên gia về trĩ đánh giá cao vì...

Cắt trĩ có đau không bao lâu khỏi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Cắt trĩ có đau không? Cắt trĩ bao lâu thì khỏi

Trĩ là căn bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh được chia làm 4 mức độ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có biện pháp điều...

Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chớ xem thường

Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chớ xem thường

Bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu điển hình bởi các dấu hiệu đau rát hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây chảy máu khi đi đại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn