Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? 12 trái cây tốt cho người bị trĩ

Với thành phần giàu vitamin và chất xơ, trái cây có khả năng hỗ trợ điều trị chứng táo bón, đẩy lùi những cơn đau rát khó chịu tại vùng hậu môn, đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, dễ dàng. Vậy những người bị bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để nhanh chóng hồi phục? Vimed mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Những người bị bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề về đường tiêu hóa dưới thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Tình trạng này xuất hiện khi đám rối tĩnh mạch tại vùng trực tràng – hậu môn bị chùng giãn quá mức, từ đó dẫn đến hiện tượng sưng viêm và ứ huyết.

Trong quá trình chữa trị bệnh trĩ, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần duy trì lối sống khoa học, hợp lý cùng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Hoa quả là một trong những nhóm thực phẩm quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là danh sách 12 loại trái cây mà người bệnh trĩ nên cần chủ động bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. 

Trái việt quất

Việt quất chứa nhiều vitamin A, C, K, chất xơ và khoáng chất. Nhờ đó, loại trái cây này có thể tăng cường nhu động ruột cũng như khắc phục tình trạng táo bón và khó tiêu. Bên cạnh đó, việt quất cũng rất giàu anthocyanin. 

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Trái việt quất có thể tăng cường nhu động ruột cũng như khắc phục tình trạng táo bón và khó tiêu.

Đây là một dạng flavonoid giúp tăng cường độ bền của thành mạch, ức chế triệu chứng táo bón và đau rát mỗi khi đại tiện và phòng chống quá trình oxy hóa. Điều này góp phần giảm thiểu áp lực lên tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn, từ đó hạn chế hiện tượng chảy máu, xung huyết, nhiễm trùng búi trĩ, đồng thời ngăn ngừa tiến triển của bệnh trĩ một cách hiệu quả.

Trái đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tươi ngon giàu papain. Loại enzym này có khả năng phá vỡ cấu trúc chuỗi protein của thịt cũng như những loại thực phẩm khó tiêu hóa khác. Không chỉ dừng lại ở đó, thành phần caroten dồi dào của đu đủ còn có công dụng giảm viêm mạnh mẽ, cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau rát hậu môn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Bệnh nhân nên ăn đu đủ chín 2 – 3 bữa/tuần để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh trĩ.

Bệnh nhân nên ăn đu đủ chín 2 – 3 bữa/tuần để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn lưu ý không dung nạp đu đủ sống. Bởi thực phẩm này có thể gây co thắt đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.

Trái chuối

Y học cổ truyền quan niệm, trái chuối tính hàn, vị ngọt, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giải khát và nhuận tràng tuyệt vời. Loại trái cây quen thuộc này được dân gian sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị bệnh trĩ. 

Trái chuối chứa hàm lượng kali, chất xơ và axit folic rất cao. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại ở đường ruột, đồng thời thúc đẩy quá trình sinh trưởng – phát triển của nhiều vi khuẩn có lợi. 

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Y học cổ truyền quan niệm, trái chuối tính hàn, vị ngọt, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giải khát và nhuận tràng tuyệt vời.

Thêm vào đó, các hoạt chất chống oxy hóa từ trái chuối còn rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, nâng cao sức bền thành mạch cũng như cản trở sự hình thành của gốc tự do bên trong cơ thể. 

Ngoài ra, các loại vitamin cùng nhiều nguyên tố vi lượng của trái chuối còn có khả năng hạn chế tình trạng khó tiêu, trướng bụng, tăng cường hoạt động đường ruột cũng như làm mềm phân và hỗ trợ đào thải dễ dàng. Vì vậy, những người bị bệnh trĩ nên bổ sung chuối chín hàng ngày bằng cách ăn sống hoặc chế biến thành dạng sinh tố.

Trái bơ

Với hàm lượng carbohydrat, kali, vitamin (B5, B6, C, E, K) và folate cao, trái bơ có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất của cơ thể một cách vô cùng hiệu quả, từ đó củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Trái bơ rất tốt cho những bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như: bệnh crohn, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng kích thích ruột…

Không chỉ dừng lại ở công dụng đẩy lùi bệnh trĩ, loại hoa quả này còn rất tốt cho những bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như: bệnh crohn, viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng kích thích ruột…

Trái lựu

Đây là một trong những loại trái cây giàu thành phần chống oxy hóa nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các hoạt chất này có thể giảm viêm, bảo vệ tế bào và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. 

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Lựu là một trong những loại trái cây giàu thành phần chống oxy hóa nhất.

Bệnh nhân nên bổ sung nước lựu tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giảm thiểu mức độ tổn thương trực tràng – hậu môn cũng như hạn chế hiện tượng xung huyết. Ngoài ra, nguồn vitamin C và vitamin E phong phú từ trái lựu cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng.

Trái dừa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nước dừa có công dụng kích thích nhu động ruột, trung hòa axit, từ đó giải độc, thanh lọc và phòng tránh triệu chứng đầy hơi, táo bón. Theo các chuyên gia, thói quen uống nước dừa tươi thường xuyên có thể cải thiện triệu chứng đại tiện ra máu và hạn chế đáng kể các cơn đau rát ở khu vực hậu môn.

Trái dừa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nước dừa có công dụng kích thích nhu động ruột, trung hòa axit, từ đó giải độc, thanh lọc và phòng tránh triệu chứng đầy hơi, táo bón.

Tuy nhiên, nước dừa có thể làm hạ huyết áp. Do đó, bạn hãy chỉ bổ sung khoảng 200ml nước dừa/ngày sau khi đã ăn no nhé!

Trái dưa hấu

Dưa hấu chứa nguồn vitamin, khoáng chất vô cùng phong phú và dồi dào, rất tốt cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, bao gồm:

  • Vitamin C giúp hồi phục vết thương và ngăn ngừa quá trình oxy hóa của tế bào.
  • Cucurbitacin E là hợp chất giảm viêm có nguồn gốc từ thực vật với khả năng đẩy lùi hiện tượng sưng viêm và xung huyết xung quanh các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng.
  • Lycopene góp phần ức chế quá trình tăng sinh búi trĩ, đồng thời giảm thiểu rủi ro sinh bệnh ung thư ở các cơ quan tiêu hóa. 
Trái dưa hấu
Trái dưa hấu giúp tăng cường nhu động ruột và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, dưa hấu còn có thể tăng cường nhu động ruột và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bạn hãy chủ động ngăn ngừa chứng đầy hơi, táo bón, khó tiêu và đau rát hậu môn mỗi khi đại tiện bằng cách bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày. 

Trái táo

Nguồn vitamin B (vitamin B6, thiamin và riboflavin) dồi dào từ trái táo có vai trò ổn định hệ tuần hoàn và duy trì số lượng hồng cầu trong máu. Do đó, khi ăn táo thường xuyên, người bệnh có thể hạn chế tối đa tình trạng ứ huyết ở khu vực trực tràng – hậu môn.

Trái táo
Nguồn vitamin B (vitamin B6, thiamin và riboflavin) dồi dào từ trái táo có vai trò ổn định hệ tuần hoàn và duy trì số lượng hồng cầu trong máu.

Thêm vào đó, thành phần phytonutrient của loại hoa quả này còn có tác dụng bảo vệ các mô đang chịu tổn thương, ức chế tác động bất lợi của gốc tự do, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trái anh đào

Hoạt chất polyphenol của trái anh đào mang đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Nước ép từ loại trái cây này có thể điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout mạn tính vô cùng công hiệu. Không chỉ dừng lại ở đó, lượng vitamin A và vitamin C dồi dào của trái anh đào cũng giúp ổn định chức năng của hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và góp phần tăng cường hệ miễn dịch.

Trái anh đào
Hoạt chất polyphenol của trái anh đào mang đặc tính kháng viêm mạnh mẽ.

Trái hồng

Y học cổ truyền quan niệm, trái hồng tính hàn, vị ngọt – chát và không độc, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chủ trị táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Chất keo pectin tự nhiên bên trong loại trái cây này có thể cải thiện nhiều vấn đề về dạ dày – đường ruột và rối loạn tiêu hóa.

Trái hồng
Y học cổ truyền quan niệm, trái hồng tính hàn, vị ngọt – chát và không độc, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chủ trị táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Theo các chuyên gia, một trái hồng cỡ trung bình có thể cung cấp 30 calo cùng một ít chất béo. Vì vậy, ăn trái hồng là một trong những mẹo dân gian đơn giản nhất giúp điều trị bệnh trĩ. Việc dung nạp 150g hồng chín mỗi ngày chính là giải pháp đẩy lùi các cơn đau rát khó chịu ở khu vực hậu môn – trực tràng.

Trái lê

Trái lê giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Thói quen dung nạp nhiều trái lê rất tốt cho bệnh nhân mắc chứng táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại hoa quả này còn có công dụng điều hòa hoạt động tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch và phòng chống bệnh ung thư.

Trái lê
Thói quen dung nạp nhiều trái lê rất tốt cho bệnh nhân mắc chứng táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

Trái xoài

Với hương vị thơm ngon hấp dẫn, trái xoài chứa nhiều amylase. Đây là loại enzym có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất thiết yếu của cơ thể. Thêm vào đó, nguồn nước và chất xơ dồi dào từ loại trái cây này cũng giúp đẩy lùi – ngăn ngừa triệu chứng táo bón.

Trái xoài
Nguồn nước và chất xơ dồi dào từ trái xoài giúp đẩy lùi – ngăn ngừa triệu chứng táo bón.

Một số lưu ý khi ăn hoa quả dành cho những người bị bệnh trĩ

Trái cây là nhóm thực phẩm an toàn, lành tính và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi loại hoa quả đều phù hợp với bệnh nhân bị trĩ. Bên cạnh việc tăng cường bổ sung một số loại trái cây kể trên, trong quá trình điều trị bệnh lý, bạn cần kiêng ăn ổi, cóc và cam quýt vì:

  • Tuy chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng trái ổi khá cứng và khó tiêu, dễ gây ra tình trạng táo bón, khiến người bệnh đại tiện khó khăn.
  • Cóc và cam quýt chứa rất nhiều khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nguồn axit dồi dào từ hai loại trái cây này có thể kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị, từ đó làm triệu chứng đau rát khu vực hậu môn – trực tràng càng thêm nghiêm trọng.

Để đẩy nhanh quá trình điều trị, bệnh nhân cần duy trì lối sống khoa học, lành mạnh (ngủ đủ giấc – đúng giờ, làm việc – nghỉ ngơi điều độ, hạn chế căng thẳng – mệt mỏi, thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao) đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú với nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt cá, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói, chia nhỏ bữa ăn và tuyệt đối không dùng thuốc lá, nước ngọt, rượu bia, trà đặc hay cà phê.

Ngoài ra, bạn cần tuân thủ triệt để phác đồ điều trị, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian chưa rõ nguồn gốc hoặc chọn mua thuốc Tây chữa bệnh tại nhà khi chưa tham vấn y khoa. 

Bài viết đã giải đáp cặn kẽ thắc mắc phổ biến: “Những người bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?” Hy vọng độc giả đã tìm thấy nhiều thông tin y tế hữu ích, từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân thật chu đáo, cẩn thận trong quá trình điều trị bệnh trĩ. 

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh lý, nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian. Vậy cách làm này có thực...

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với các vị thuốc dễ tìm

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam là các phương pháp đơn giản được rất nhiều người tìm kiếm để vừa có thể cải thiện bệnh mà lại hạn chế...

Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chớ xem thường

Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chớ xem thường

Bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu điển hình bởi các dấu hiệu đau rát hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây chảy máu khi đi đại...

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường...

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ nội điển hình bởi tình trạng tĩnh mạch sâu trong niêm mạc trực tràng bị phình giãn. Các dấu hiệu của bệnh lý thường gây đau rát, ngứa...

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ ở trẻ em là vấn đề sức khỏe xuất hiện khi chứng táo bón kéo dài. Theo thời gian, các tĩnh mạch trực tràng - hậu môn bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn