Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để chữa bệnh?

Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa táo bón, giảm sưng đau búi trĩ và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh trĩ

Hoạt động ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nói chung và hậu môn – trực tràng nói riêng. Do đó, những trường hợp mắc bệnh trĩ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học nhằm làm giảm áp lực lên búi trĩ, hạn chế tình trạng đau rát, khó chịu, xuất huyết đại tiện, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống khoa học còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa những tác nhân gây hại.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh trĩ
Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống còn có vai trò quan trọng đối với quá trình tiến triển bệnh cùng như cơ chế khởi phát. Do đó, để đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần phối hợp điều trị y khoa cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ cải thiện tình trạng đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy khó chịu, hạn chế xuất huyết đại tiện và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, với những trường hợp có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên dung nạp các thực phẩm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng táo bón, kích thích các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh trĩ được các chuyên gia khuyến cáo, bao gồm:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ dồi dào: Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động hệ tiêu hóa. Việc thường xuyên bổ sung thành phần này vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp điều hòa nhu động ruột hiệu quả, hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, giảm táo bón.
  • Tránh dung nạp những thực phẩm, thức uống gây khó tiêu: Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có kết cấu cứng, thức uống khó tiêu sẽ làm tăng áp lực lên đường ruột. Từ đó dẫn đến tình trạng táo bón, tăng ma sát ở búi trĩ khi đi tiêu. Ngoài ra, những thực phẩm và đồ uống này có thể tạo điều kiện thuận lợi phát sinh các bệnh lý như loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
  • Chú ý thói quen ăn uống: Các thói quen xấu như ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống quá mức,… sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đường ruột, có thể gây táo bón – tiêu chảy. Từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cân bằng các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày: Việc kiêng khem quá mức có thể khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, gây mệt mỏi, suy nhược. Do đó, người bệnh cần đa dạng các thực phẩm trong bữa ăn, đồng thời ăn đủ 3 bữa chính/ ngày giúp tăng cường miễn dịch và duy trì thể trạng khỏe mạnh.

Bệnh trĩ nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Ngoài chức năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu và nguồn năng lượng dồi dào của cơ thể, một số nhóm thực phẩm còn có tác dụng trong việc tăng độ bền của thành mạch, điều hòa nhu động ruột và chống oxy hóa. Việc bổ sung những thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

1. Các loại rau xanh 

Các loại rau xanh 
Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau xanh giúp hạn chế tình trạng táo bón, làm giảm ma sát lên búi trĩ khi đi tiêu

Các loại rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích với hoạt động tiêu hóa. Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong nhóm thực phẩm này còn giúp hạn chế tình trạng táo bón, làm giảm ma sát lên búi trĩ khi đi tiêu, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại rau xanh vào thực đơn hàng ngày còn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, làm sạch ống tiêu hóa, đồng thời trung hòa acid dịch vị dạ dày. Một số loại rau xanh như cải thìa, rau diếp cá, rau má còn có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, tăng tốc độ phục hồi mô niêm mạc và làm bền mạch máu. Người bệnh trĩ cần bổ sung một số loại rau xanh vào chế độ ăn uống như rau dền, rau cải, rau mồng tơi, rau ngót, rau lang, rau diếp cá,…

2. Bệnh trĩ nên ăn gì? Các loại củ

Một số loại củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ cải trắng, củ dền,… Không chỉ giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa mà còn mang lại nhiều lợi ích với trường hợp mắc bệnh trĩ. Bên cạnh hàm lượng chất xơ dồi dào, nhóm thực phẩm này còn bổ sung lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể, đồng thời làm giảm áp lực khi đại tiện.

Ngoài ra, các loại của còn chứa làm lượng lớn magie dồi dào, hỗ trợ nhu đường ruột, giúp cải thiện chứng táo bón và tránh trình trạng xuất huyết đại tiện. Các chất oxy hóa có trong nhóm thực phẩm này như beta-carotene, selen, polyphenol, flavonoid, vulgaxanthin, betanin,… Có hiệu quả trong việc cải thiện thị lực, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường độ bền của thành mạch.

Một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, những hợp chất chống oxy có nguồn gốc từ thực vật còn hỗ trợ duy trì cân nặng ở mức ổn định, điều hòa lượng đường huyết, huyết áp và ngăn ngừa tích tụ mỡ ở gan.

3. Các loại trái cây 

Tương tự với các loại rau xanh, trái cây thuộc nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, các loại trái cây còn bổ sung hàm lượng acid amin, khoáng chất và vitamin thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi.

Trong một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, các hợp chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây như vitamin C, anthocyanin, flavonoid, beta-caroten, proanthocyanidin,… giúp năng ngừa viêm nhiễm, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu hiệu quả.

Việc bổ sung các loại trái cây vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Đồng thời góp phần củng cố thành mạch, ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm như vỡ búi trĩ, trĩ huyết khối,…

4. Nhóm thực phẩm chứa acid béo lành mạnh

Một số acid béo lành mạnh như Omega 3, Omega 6, vitamin E,… mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh trĩ và một vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Những thành phần hoạt chất này sẽ giúp làm mềm phân, bôi trơn ống tiêu hóa hỗ trợ quá trình đào thải phân ra ngoài.

Nhóm thực phẩm chứa acid béo lành mạnh
Một số acid béo lành mạnh như Omega 3, Omega 6, vitamin E,… mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh trĩ và một vấn đề liên quan đến tiêu hóa

Người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo lành mạnh như quả bơ, dầu ô liu, cá hồi, hạt hướng dương,… Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, xuất huyết đại tiện,…

Ngoài ra, những acid béo lành mạnh còn giúp cải thiện chức năng hoạt động của tim mạch, làm giảm lượng cholesterol trong máu, chống viêm, tăng chức năng của não bộ và hỗ trợ làm bền thành mạch. Ngoài những lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, nhóm thực phẩm giàu acid béo lành mạnh còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa thoái hóa khớp, viêm loét dạ dày tá tràng,…

5. Các thực phẩm chứa làm lượng chất sắt cao

Bệnh trĩ đặc trưng bởi các triệu chứng xuất huyết đại thiện. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây đau rát vùng hậu môn, sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu mà còn dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tình trạng thiếu máu có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, suy giảm sức đề kháng, sụt cân không kiểm soát,…

Chính vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ kích thích sản sinh hồng cầu, cải thiện tình trạng mệt mỏi và ngăn ngừa suy nhược hiệu quả. Người bệnh cần tăng cường bổ sung một số thực phẩm chứa hàm lượng chất sắt cao như cá ngừ, gan, lòng đỏ trứng, hạt bí ngô, củ dền, hạt hạnh nhân, hạt điều, mè đen, nấm mèo,…

6. Một số loại gia vị hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Thông thường, những trường hợp mắc bệnh trĩ được khuyến cáo hạn chế sử dụng các loại gia vị. Tuy nhiên, các loại gia vị như nghệ, gừng, tỏi,… hỗ trợ quá trình cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp hiệu quả nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.

Dưới đây là một số loại gia vị được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng với những trường hợp mắc bệnh trĩ:

  • Nghệ: Với hàm lượng hoạt chất curcumin có trong nghệ, đã được chứng minh có khả năng chống oxy hóa, giảm sưng viêm, đồng thời hỗ trợ tái tạo và phục hồi những tế bào niêm mạc bị tổn thương. Thường xuyên bổ sung gia vị này vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức ở vùng hậu môn, đồng thời giúp búi trĩ co lại.
  • Bạc hà: Hàm lượng tinh dầu có trong lá bạc hà không chỉ giúp làm giảm căng thẳng, buồn nôn, nôn mửa mà còn thúc đẩy nhu động ruột, đồng thời cải thiện cơn đau nhức hiệu quả. Người bị bệnh trĩ có thể bổ sung bạc hà vào thực đơn giúp làm giảm nguy cơ bị tiêu chảy – táo bón, cũng như làm giảm áp lực tại tĩnh mạch trực tràng.
Một số loại gia vị hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Các loại gia vị như nghệ, gừng, tỏi,… lại hỗ trợ quá trình cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm
  • Gừng tươi: Thêm gia vị này vào các món ăn không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cải thiện một số biểu hiện khó chịu như khó tiêu, đầy hơi,… Bên cạnh đó, gừng tươi còn có khả năng kiểm soát cơn đau nhức hiệu quả và hỗ trợ chống viêm.
  • Tỏi: Tỏi là một trong những gia vị chứa hàm lượng hoạt chất allicin dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đồng thời ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn mang lại hiệu quả trong việc cân bằng lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu, giảm sưng viêm ở búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng một lượng tỏi vừa đủ nhằm tránh tình trạng khó chịu, nóng rát dạ dày và gây khó khăn trong khi đại tiện.

Ngoài những loại gia vị trên, bạn cũng có thể bổ sung một số gia vị khác hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ vào chế độ ăn uống như bạch đậu khấu, hoa hồi, kinh giới, ngò rí, xô thơm, lá hương thảo, hương nhu tía,…

7. Cung cấp lượng nước cần thiết mỗi ngày

Bổ sung lượng lượng nước cần thiết cho cơ thể là một trong những cách hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh trĩ tái phát hiệu quả. Bên cạnh giúp điều hòa thân nhiệt, thanh lọc cơ thể, cân bằng điện giải. Việc bổ sung nước lọc mỗi ngày còn hỗ trợ làm mềm phân, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, đồng thời trung hòa dịch vị tốt hơn.

Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước rau củ giúp bổ sung các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhuận tràng cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Hoặc bạn cũng có thể dùng một số loại trà không cafein như trà atiso, trà hoa cúc, trà bạc hà,… giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng gan và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.

Bị bệnh trĩ cần kiêng ăn gì?

Những biểu hiện của bệnh trĩ có thể trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh thường xuyên dung nạp những loại thực phẩm và thức uống không lành mạnh. Thói quen ăn uống không khoa học là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tăng ma sát, táo bón trong quá trình đại tiện, đồng thời kích thích búi trĩ tăng kích thước.

Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần tăng cường bổ sung giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh cần kiêng một số thực phẩm, thức uống sau:

1. Các loại thức ăn có tiền sử dị ứng

Các loại thức ăn có tiền sử dị ứng
Chứng tiêu chảy khi bị dị ứng thức ăn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần kèm theo tình trạng đau rát vùng hậu môn, xuất huyết khi đại tiện

Tiêu thụ những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay, chảy nước mũi, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,… Chứng tiêu chảy khi bị dị ứng thức ăn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần kèm theo tình trạng đau rát vùng hậu môn, xuất huyết khi đại tiện, đồng thời kích thích tăng kích thước búi trĩ.

Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng có xu hướng giải phóng histamin dưới da vào niêm mạc. Khi các histamin được phóng thích vào ống hậu môn có thể gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy, người bệnh tránh sử dụng các loại thực phẩm nếu có tiền sử dị ứng hoặc có khả năng gây kích ứng, dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, mè đen,…

2. Những gia vị cay nóng, đường, muối

Thói quen sử dụng các loại gia vị cay nóng, đường, muối vào chế độ ăn hàng ngày có thể gây ra tình trạng táo bón, nóng rát, khó chịu ở vùng hậu môn khi đại tiện. Bên cạnh đó, các gia vị này còn có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, gây khởi phát chứng ợ nóng, đau vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra, những người thường sử dụng nhiều muối còn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Do đó, trong thời gian điều trị các bệnh tiêu hóa nói chung, bệnh trĩ nói riêng, bạn cần hạn chế sử dụng muối, đường và những loại gia vị cay nóng (mù tạt, ớt, tiêu,…)

3. Bia rượu, cà phê và một số loại nước uống có gas

Thường xuyên sử dụng cà phê, bia rượu và các loại thức uống có gas sẽ khiến cơ thể mất nước, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón, đau rát khó chịu khi đại tiện. Bên cạnh đó, những loại thức uống này còn có thể kích thích tăng tiết dịch vị dẫn đến rối loạn nhu động ruột, trào ngược thực quản,…

Bên cạnh đó, các loại thức uống chứa gas còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đồng thời làm tăng áp lực ở khung ruột.

4. Nhóm thực phẩm gây táo bón

Tình trạng táo bón là một trong những yếu tố khiến các triệu chứng bệnh trĩ và làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có kết cấu cứng, gây khó tiêu, làm tăng nguy cơ táo bón như thực phẩm giàu đạm, thức ăn đóng hộp, chất béo no, bánh mì, socola, bánh kẹo,…

Nhóm thực phẩm này không chỉ làm tăng áp lực lên ống hậu trực tràng, gây ma sát lên búi trĩ khi đại tiện mà còn kích thích phản ứng viêm ở vùng niêm mạc hậu môn.

Nhóm thực phẩm gây táo bón
Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có kết cấu cứng, gây khó tiêu, làm tăng nguy cơ táo bón như thực phẩm giàu đạm, thức ăn đóng hộp,…

5. Một số loại rau cần kiêng đối với người mắc bệnh trĩ

Rau xanh được xem là nhóm thực phẩm lành mạnh, cung cấp hàm lượng khoáng chất, chất xơ dồi dào và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên thực tế cho thấy, một số loại rau sau khi dung nạp có thể tác động xấu đến các triệu chứng cũng như tiến triển của bệnh lý.

Dưới đây là một số loại rau cần hạn chế dùng đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ:

  • Rau muống: Trong loại rau này có chứa hàm lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin dồi dào. Tuy nhiên, hoạt chất madecassol có trong rau muống có thể kích thích khởi phát triệu chứng ngứa ngáy vùng hậu môn, mức độ sa búi trĩ trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa, dung nạp quá nhiều rau muống có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi ở vùng hậu môn – trực tràng.
  • Măng tây: Trong măng tây có chứa hàm lượng độc tố glucozit ở mức cao và có thể dẫn đến ngộ độc tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng, táo bón. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần kiêng sử dụng măng tây.
  • Rau dưa muối: Kim chi, dưa muối,… đều không được khuyến khích sử dụng trong thời gian điều trị bệnh trĩ. Những loại rau này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đồng thời làm tăng áp lực lên ống trực tràng khi đại tiện.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng, bệnh lý có tính chất mãn tính và có nguy cơ tái phát cao. Do đó, trong quá trình điều trị và sau điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát lâu dài:

  • Tuân thủ các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa tham vấn chuyên y khoa. Điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt hợp lý và thay đổi những thói quen xấu là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đạt kết quả tốt nhất và phòng ngừa tái phát.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh trĩ
Người bệnh nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh
  • Người bệnh cần tập thói quen ăn chín, uống chín và không sử dụng những thực phẩm chứa chất độc (các nóc, măng, cóc,..) và nhiễm bẩn.
  • Loại bỏ một số thói quen xấu ảnh gây ảnh hưởng đến bệnh lý như thức khuya, nhịn đi vệ sinh, căng thẳng thần kinh, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, rặn khi đại tiện, tập luyện với cường độ cao.
  • Người bệnh nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Một số bộ môn vận động có cường độ nhẹ nhàng phù hợp với người mắc bệnh trĩ như bơi lội, yoga, đi bộ,…
  • Trong thời gian điều trị bệnh, tránh quan hệ bằng đường hậu môn
  • Không sử dụng các chất kích thích và thuốc lá

Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để chữa bệnh?” và một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Trường hợp mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gút,… Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn thiết lập chế độ ăn uống hợp lý.

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh lý, nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian. Vậy cách làm này có thực...

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với các vị thuốc dễ tìm

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam là các phương pháp đơn giản được rất nhiều người tìm kiếm để vừa có thể cải thiện bệnh mà lại hạn chế...

Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chớ xem thường

Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chớ xem thường

Bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu điển hình bởi các dấu hiệu đau rát hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây chảy máu khi đi đại...

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường...

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá là một trong những biện pháp cải thiện tại nhà có độ an toàn cao, lành tính và hạn...

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ ở trẻ em là vấn đề sức khỏe xuất hiện khi chứng táo bón kéo dài. Theo thời gian, các tĩnh mạch trực tràng - hậu môn bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn