Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản dễ thực hiện

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

“Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, suy giảm hiệu suất học tập – làm việc và tác động đến tâm sinh lý. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm nhưng sẽ tăng nguy cơ khởi phát nếu người cận huyết mắc phải căn bệnh này.

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?
“Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng. Các triệu chứng của bệnh khởi phát khi niêm mạc ở trực tràng – hậu môn bị tổn thương, có xu hướng phình giãn. Lâu dần, máu sẽ ứ đọng tại tĩnh mạch và hình thành những cấu trúc ở dạng búi (hay còn gọi là búi trĩ). Các nguyên nhân gây bệnh trĩ thường do thói theo sinh hoạt kém khoa học như ít vận động, ngồi nhiều, nhịn đại tiện thường xuyên, những đối tượng bị thừa cân – béo phì, chứng táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính,…

Khi mới khởi phát, bệnh trĩ thường gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu vùng hậu môn và xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi tiêu. Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, bệnh trĩ tương đối lành tính, không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể chuyển biến nặng nề và tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm như nghẹt búi trĩ, tắc mạch búi trĩ, rối loạn cơ thắt hậu môn,…

Các biểu hiện bệnh trĩ kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, suy giảm hiệu suất học tập, làm việc và tâm sinh lý của người bệnh. Do đó, rất nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?”.

Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Bệnh trĩ không do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra nên không có khả năng lây nhiễm. Nguyên nhân khởi phát chủ yếu là những thói quen sinh hoạt không khoa học, rối loạn nội tiết tố, phụ nữ mang thai, hành kinh,… Tuy nhiên, trong các nghiên cứu di truyền học cho thấy, những đối tượng có người thân cận huyết mắc bệnh trĩ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường.

Các bác sĩ cũng cho biết, yếu tố di truyền không đóng vai trò chính trong việc quyết định cơ chế phát sinh bệnh trĩ. Bệnh khởi phát chủ yếu do những yếu tố tác động từ bên ngoài. Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Trĩ là căn bệnh có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Bệnh lý tuy khá lành tính, không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nhưng các triệu chứng bệnh lý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng sinh hoạt hàng ngày, công việc – học tập và tâm sinh lý.

Do đó, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh trĩ với những biện pháp đơn giản, được nhiều người áp dụng mà mang lại kết quả tích cực:

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Thực đơn hàng ngày chứa hàm lượng đạm cao, ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, gia vị là một trong những nguyên nhân gây táo bón, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa nói chung và vùng trực tràng – hậu môn nói riêng. Thực đơn hàng ngày chứa hàm lượng đạm cao, ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, gia vị là một trong những nguyên nhân gây táo bón, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Số liệu thống kê cho thấy, có hơn 80% trường hợp mắc bệnh trĩ là do rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy mãn tính, táo bón, mót rặn,… Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng như các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, theo những nguyên tắc sau:

  • Giảm lượng đạm và chất béo trong các bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ dồi dài, các khoáng chất, vitamin như trái cây, rau củ,…
  • Cung cấp từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Thói quen này không chỉ giúp cân bằng điện giải mà còn duy trì lượng chất lỏng thiết yếu trong đường ruột, hỗ trợ quá trình đào thải phân dễ dàng hơn.
  • Với những trường hợp thường xuyên bị táo bón, cần tập trung bổ sung những loại thực phẩm giúp làm mềm phân như rau dền, rau mồng tơi, dầu ooliu, đậu bắp, cá hồi, khoai lang, bơ,…
  • Tránh xa những thức uống dễ gây táo bón và có tính háo nước như trà đặc, cà phê, nước có gas, bia rượu và những đồ uống chứa cồn khác.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sạch và tươi. Những thực phẩm đóng gói thường chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và các chất bảo quản. Thói quen sử dụng nhóm thực phẩm này có thể gây ra tình trạng táo bón, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no hoặc để bụng ở trạng thái quá đói. Việc ăn uống quá mức sẽ gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, mất kiểm soát cân nặng và dẫn đến béo phì.

2. Thay đổi các thói quen xấu

Ngoài yếu tố chế độ dinh dưỡng, các triệu chứng bệnh trĩ cũng có thể khởi phát bởi chế độ sinh hoạt không khoa học. Do đó, để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ cũng như một số vấn đề liên quan đường tiêu hóa, bạn cần điều chỉnh các thói quen sau:

Thay đổi các thói quen xấu
Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp ổn định chỉ số cân nặng, ngăn ngừa tích tụ máu tại tĩnh mạch, đồng thời giúp điều hòa nhu động ruột
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thíc. Bởi những thói quen này làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, đồng thời khiến tĩnh mạch phình giãn khi bị tác động.
  • Hạn chế lao động nặng và thực hiện những tư tế không đúng gây áp lực lên tĩnh mạch vùng trực tràng như mang vác vật nặng, ngồi xổm, ngồi quá lâu, rặn khi đi tiêu,…
  • Tránh thói quen ngồi yên một chỗ quá lâu, nhất là những đối tượng làm công việc văn phòng. Bạn nên đi lại nhẹ nhàng sau 2 giờ làm việc giúp làm giảm chèn ép lên khu vực hậu môn
  • Bạn nên tập thói quen đi vệ sinh theo khung giờ cố định và đại tiện khi có nhu cầu. Thói quen nhịn đi tiêu có thể khiến kết cấu phân khô cứng, gây ra tình trạng táo bón, tổn thương tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp ổn định chỉ số cân nặng, ngăn ngừa tích tụ máu tại tĩnh mạch, đồng thời giúp điều hòa nhu động ruột. Để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, bạn nên duy trì tập luyện thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?” cùng như một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh lý hiệu quả. Bên cạnh đó, chủ động điều trị và chăm sóc đúng cách sớm sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng phát sinh.

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị sa búi trĩ

Bà bầu bị sa búi trĩ và các biện pháp khắc phục an toàn

Bà bầu bị sa búi trĩ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng như khó đẻ thường, tâm lý, sức khỏe cũng suy giảm nhiều. Cần nhanh chóng phát...

Có nhiều cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng

10 cách làm co búi trĩ ngoại đơn giản hiệu quả tại nhà

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành phía dưới đường lược, được phủ bởi một lớp biểu mô vảy và thường nằm dưới lớp da bao quanh hậu...

5 cách làm teo búi trĩ giảm sưng đau cực đơn giản

5 cách làm teo búi trĩ giảm sưng đau cực đơn giản

Trĩ là căn bệnh phiền toái, không chỉ gây đau đớn ở hậu môn mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đây chính là...

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả không? Cách thực hiện đúng

Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ thường được dân gian truyền tai nhau vừa có hiệu quả, vừa an toàn mà lại không có quá nhiều tác dụng phụ. Thực...

Bệnh trĩ vòng hình thành khi các búi trĩ hỗn hợp liên kết với nhanh thành vòng

Bệnh trĩ vòng là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Trĩ là căn bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đây là căn bệnh nhạy cảm khó nói không chỉ khiến người bệnh tự ti e...

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Hay phải cắt?

Có thể nói rằng, bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và là nỗi khổ của rất nhiều người. Chính vì điều này khiến cho rất nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn