Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, phân loại, cách điều trị

Trĩ là bệnh lý lành tính, thường gặp ở những người lười vận động, ăn ít chất xơ, bị thừa cân – béo phì hoặc thường xuyên nhịn đại tiện. Tuy không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như: thiếu máu, nhiễm khuẩn búi trĩ, vỡ – nghẹt búi trĩ, viêm tắc tĩnh mạch, rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn…

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (lòi dom) là thuật ngữ mô tả một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiêu hóa dưới. Đây là tình trạng phồng giãn đám rối tĩnh mạch tại khu vực trực tràng – hậu môn. Bệnh trĩ xuất hiện khi áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng – hậu môn tăng lên hoặc tĩnh mạch trực tràng – hậu môn bị chèn ép từ bên trong, dẫn đến hiện tượng chảy máu, xung huyết và sa trễ búi trĩ.

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng phồng giãn đám rối tĩnh mạch tại khu vực trực tràng – hậu môn.

Bình thường, đám rối tĩnh mạch (cơ trơn, mô liên kết, tiểu động mạch, tĩnh mạch…) được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi với độ đàn hồi cao. Máu từ tim đi đến nuôi dưỡng vùng mô hậu môn dọc động mạch, sau đó theo tĩnh mạch quay trở lại tim. 

Nếu máu tại vùng hậu môn theo đường tĩnh mạch không thể về hết với tim trong khi máu theo động mạch vẫn chưa kịp đưa đến thì máu sẽ bị tồn đọng, ứ trệ. Do đó, tĩnh mạch dần dần mỏng đi, căng phồng, phình giãn dần theo thời gian, hình thành các búi trĩ và sa trễ đáng kể ở mức độ nặng.

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai, người trung niên, người cao tuổi. Tuy có tính chất tương đối lành tính nhưng vấn đề này dễ gây suy nhược cơ thể và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Phân loại bệnh trĩ

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trĩ được phân chia thành 3 loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội

Trĩ nội (internal hemorrhoids) là tình trạng phình giãn tĩnh mạch nằm sâu bên trong trực tràng, ở trên đường lược, dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu và tạo thành cấu trúc bất thường dạng búi (búi trĩ). Vì niêm mạc trực tràng không có dây thần kinh cảm giác nên lúc đầu, trĩ nội không biểu hiện các dấu hiệu bất thường.

Thế nhưng, thời gian trôi qua, khi kích thước búi trĩ gia tăng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát khó chịu và bị chảy máu mỗi khi đại tiện. Vì vậy, bệnh trĩ nội khó phát hiện hơn. Đa số người bệnh chỉ thăm khám bác sĩ khi bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn 2 – 4. 

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại (external hemorrhoids) là tình trạng búi trĩ sẫm màu, phồng to và xơ cứng do đám rối tĩnh mạch gấp khúc, căng giãn quá mức. Búi trĩ thường xuất hiện từ khoang cạnh hậu môn dưới da, phần chân búi trĩ nằm dưới đường lược.

Bệnh trĩ ngoại có triệu chứng cụ thể, rõ ràng và có thể được nhận biết dễ dàng vào giai đoạn khởi phát. Thể bệnh này sẽ gây đau đớn khó chịu khi bệnh nhân đi lại và kèm theo dịch tiết ẩm ướt. Vì khu vực hậu môn thường xuyên ẩm ướt nên người bệnh dễ bị viêm nhiễm ở nếp gấp của cửa hậu môn, từ đó dẫn đến hiện tượng phù nề, ra máu cùng những cơn đau đớn mỗi khi đại tiện.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp (mixed hemorrhoids) kết hợp cả trĩ ngoại và trĩ nội. Điều này có nghĩa là sau khi hình thành, búi trĩ phát triển ở cả bên trong ống hậu môn lẫn bên ngoài cửa hậu môn. Khi diễn tiến đến cấp độ 2, 3 hoặc 4, búi trĩ nội sẽ sa ra khỏi cửa hậu môn, gắn với búi trĩ ngoại phía bên ngoài rồi hình thành một búi trĩ lớn.

Vì các búi trĩ quấn chặt vào nhau nên chúng ta khó phân biệt đâu là búi trĩ ngoại, đâu là búi trĩ nội. Do đó, bệnh trĩ hỗn hợp khá nguy hiểm. Quá trình điều trị vấn đề này cũng phức tạp hơn hẳn hai thể bệnh trên.

Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp (mixed hemorrhoids) kết hợp cả trĩ ngoại và trĩ nội.

Các cấp độ của bệnh trĩ

Hiện nay, tỷ lệ người bị bệnh trĩ ngày càng gia tăng. Căn cứ vào thể bệnh, bệnh lý này được phân chia cấp độ như sau:

Bệnh trĩ nội

Ban đầu, búi trĩ nội hình thành ở bên trong hậu môn. Tuy nhiên, đến khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, búi trĩ sẽ phát triển mạnh mẽ, sau đó sa ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Vì vậy, bệnh nhân dễ bị đau nhức và viêm nhiễm. Các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ nội có 4 cấp độ là:

  • Cấp độ 1: Bệnh lý vừa hình thành. Khi chẩn đoán nội soi, bác sĩ phát hiện niêm mạc trực tràng dưới có những nốt sần đỏ và mềm với nhiều kích thước khác nhau. Khi còn nhỏ, búi trĩ vẫn chưa lồi khỏi hậu môn. Thế nên, người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu lúc đại tiện và ngứa ngáy tại hậu môn. Trong một số trường hợp, bạn có thể đại tiện ra máu.
  • Cấp độ 2: Lượng máu chảy ra ở hậu môn nhiều hơn đáng kể. Búi trĩ lớn dần, có thể lòi ra ngoài hậu môn nhưng vẫn tự co lại vào trong. Khi chẩn đoán nội soi, bác sĩ chuyên khoa sẽ nhìn thấy búi trĩ màu đỏ tím đang tiết dịch và niêm mạc hậu môn trở nên dày hơn.
  • Cấp độ 3: Người bệnh cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu hơn rõ rệt. Kích thước búi trĩ ngày càng tăng nhanh, niêm mạc hậu môn cũng dày hơn rất nhiều. Ngay cả khi bạn vận động nhẹ nhàng, búi trĩ vẫn có thể lòi ra bên ngoài và không tự co lại như ban đầu.
  • Cấp độ 4: Đây là giai đoạn bệnh trĩ nội nặng nề với búi trĩ phồng to, lòi ra ngoài. Vì quá trình lưu thông máu bị cản trở nên người bệnh không còn chảy máu nữa. Thay vào đó, hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, khiến khu vực này luôn ẩm ướt, dễ viêm loét, thậm chí hoại tử búi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ của bệnh trĩ ngoại sẽ nhanh chóng hình thành tại vùng rìa của hậu môn với màu đỏ thẫm, rất dễ nhìn thấy. Bệnh trĩ ngoại có thể gây chảy máu, đau đớn, khó đại tiện kèm cảm giác đau rát khi ngồi nhiều. Bệnh trĩ ngoại được phân chia thành 4 thời kỳ riêng biệt gồm:

  • Thời kỳ thứ nhất: Bệnh lý khó nhận biết và chưa biểu hiện triệu chứng rõ rệt vì vừa mới hình thành. Bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi ngứa rát tại hậu môn.
  • Thời kỳ thứ hai: Búi trĩ tĩnh mạch ngoằn ngoèo lồi khỏi hậu môn. Lúc đại tiện, người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn. Nếu không vệ sinh hậu môn đúng cách, bạn rất dễ bị viêm nhiễm.
  • Thời kỳ thứ ba: Búi trĩ tắc nghẹt và xuất hiện máu tươi khi đại tiện. Vì vậy, bệnh nhân thường xuyên đau đớn, thậm chí thiếu máu và nứt kẽ hậu môn (trong trường hợp nặng).
  • Thời kỳ thứ tư: Đây chính là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Kích thước búi trĩ tăng nhanh, phồng to đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ vô cùng đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp thường dẫn đến nguy cơ biến chứng khá cao. Đây là thể bệnh kết hợp cả trị nội lẫn trĩ ngoại. Nếu mắc phải vấn đề này, bạn đang bước vào giai đoạn trầm trọng của bệnh trĩ. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh lý, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa và kịp thời điều trị nhằm hạn chế rủi ro tối đa.

Bệnh trĩ hỗn hợp có diễn biến phức tạp hơn hẳn bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Dựa vào số lượng cùng kích thước búi trĩ, người bệnh có thể dễ dàng phân loại trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ có xu hướng liên kết với nhau hình thành trĩ vòng, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Sự gia tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn chính là nguyên nhân trực tiếp của bệnh lý này. Nếu tình trạng này kéo dài, đám rối tĩnh mạch sẽ bị phồng giãn, ứ huyết, sau đó hình thành búi trĩ. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiêu chảy, táo bón mạn tính: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh trĩ cũng như nhiều vấn đề về đường tiêu hóa dưới. Bệnh trĩ khiến tĩnh mạch trực tràng – hậu môn liên tục bị cọ xát trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến hiện tượng ứ máu và phình giãn.
  • Thừa cân – béo phì: Hầu hết bệnh nhân bị bệnh trĩ đều sở hữu chỉ số khối cơ thể (BMI) cao. Theo sự lý giải từ các chuyên gia, trọng lượng vượt ngưỡng có thể tăng cường áp lực lên hệ thống cơ trơn của hậu môn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Lười vận động: Thói quen này dễ dẫn đến nhiều bệnh lý về tiêu hóa và xương khớp, gây ra tình trạng thừa cân – béo phì, đồng thời tăng cường áp lực lên tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn.
  • Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ: Đây là nguyên nhân trực tiếp của chứng táo bón và là nguyên nhân gián tiếp của bệnh trĩ. Ngoài vai trò hạn chế mỡ thừa tích tụ, chất xơ còn giúp làm mềm phân, từ đó giảm thiểu áp lực khi đại tiện. Nếu bổ sung ít chất xơ, phân của bạn sẽ khô cứng, làm tăng sự cọ xát lên niêm mạc trực tràng – hậu môn, đồng thời khiến các tĩnh mạch xung quanh chùng giãn nhanh chóng.
  • Nhịn đại tiện: Bình thường, phân tồn tại trong đại tràng (ruột già), sau đó được trực tràng – hậu môn đào thải ra ngoài. Thế nhưng, nếu độc giả thường xuyên nhịn đại tiện, đại tràng sẽ tái hấp thu nước từ trong phân, khiến phân khô cứng, sinh ra chứng táo bón, cuối cùng gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch.

Ngoài ra, bệnh trĩ còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: mang thai, lao động nặng nhọc, nhiễm khuẩn trực tràng – hậu môn nhiều lần hay giao hợp qua đường hậu môn.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bệnh trĩ rất cao.

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp kể trên, một số yếu tố nguy cơ có thể gia tăng khả năng mắc phải bệnh lý này, bao gồm:

  • Di truyền.
  • Yếu tố địa lý, chủng tộc đã được phát hiện qua nhiều nghiên cứu. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ của người Bắc Phi, Do Thái và cư dân khu vực Địa Trung Hải cao hơn những người khác.
  • Mắc các vấn đề về chuyển hóa (huyết áp cao, tiểu đường, bệnh gout).
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng (thói quen ăn uống quá mức, lạm dụng cà phê, thuốc lá, rượu bia, dung nạp thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, gia vị).
  • Ảnh hưởng từ một số hiện tượng sinh lý lúc hành kinh, mang thai, sinh con, rối loạn nội tiết.

Các đối tượng dễ bị bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, những người ít vận động, thường xuyên sử dụng chất kích thích hay mắc sẵn các vấn đề về đường tiêu hóa chính là những đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất.

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nguy cơ bệnh trĩ rất cao. Bởi trong khoảng thời gian này, thai nhi ngày càng phát triển về mọi mặt, trong đó có trọng lượng và kích thước. Điều này hình thành áp lực rất lớn lên các tĩnh mạch tại khoang chậu, khiến máu ứ đọng ở trực tràng, dẫn đến hiện tượng co giãn, phình to mạch máu cục bộ. Hơn nữa, các thai phụ thường ít vận động. Vì vậy, chị em dễ bị bệnh trĩ trong thai kỳ.
  • Những người ít vận động như: tài xế, nhân viên văn phòng, bảo vệ… có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Vì ít vận động nên cơ thể họ dần yếu đi, sức đề kháng giảm sút. Trong khi đó, thói quen ngồi lâu khiến vùng hậu môn trực tiếp gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, gây cản trở quá trình lưu thông máu, gây ra tình trạng sa hậu môn.
  • Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích rất dễ bị bệnh trĩ. Bởi những chất này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng…
  • Những người có sẵn bệnh nền về đường tiêu hóa càng dễ mắc bệnh trĩ vì khi đại tiện, bệnh nhân cần rặn nhiều, từ đó tăng cường áp lực lên ống hậu môn, khiến búi trĩ xuất hiện, phình to và sa trễ ra ngoài.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Hai triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ, cụ thể:

Chảy máu

Sau khi xuất hiện, búi trĩ sưng phồng, xung huyết và chảy máu nếu bị phân cọ vào. Ban đầu, triệu chứng chảy máu tương đối kín đáo và khó nhận biết. Bệnh nhân thường tình cờ phát hiện thông qua vết máu ở giấy vệ sinh. 

Tiếp theo, máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ chảy máu khi đi lại, ngồi xổm hay vận động mạnh. Một số người bệnh bị đọng máu ngay trong trực tràng. Sau mỗi lần đại tiện, máu sẽ ra từng cục.

Triệu chứng của bệnh trĩ
Ban đầu, triệu chứng chảy máu tương đối kín đáo và khó nhận biết.

Sa búi trĩ

Triệu chứng sa búi trĩ thường xuất hiện sau một khoảng thời gian đại tiện ra máu. Kể từ lúc bạn phát hiện bản thân đại tiện ra máu, búi trĩ vẫn âm thầm phát triển cho đến khi sa ra bên ngoài. Lúc đầu, mỗi khi sa ra ngoài, búi trĩ vẫn có thể tự động co lên. 

Tuy nhiên, theo thời gian, búi trĩ không thể tự co lên được nữa mà người bệnh phải dùng tay đẩy lên nhẹ nhàng. Khi búi trĩ sa trễ ra ngoài mà không thể đẩy lên bằng tay thì hiện tượng sa nghẹt trĩ bắt đầu xuất hiện.

Nếu hậu môn không được vệ sinh đúng cách, búi trĩ sẽ bị nhiễm trùng, hoại tử, gây ra cảm giác đau đớn dữ dội. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường này, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.

Bên cạnh hai triệu chứng điển hình là chảy máu và sa búi trĩ, bệnh nhân có thể khó đại tiện, đau ngứa hậu môn.

  • Đau rát hậu môn: Hệ thần kinh xung quanh hậu môn tương đối nhạy cảm. Khi vùng này bị kích thích, bạn sẽ thấy đau. Thêm vào đó, nếu phân cứng cọ xát búi trĩ đang xung huyết thì người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát hậu môn.
  • Chảy dịch: Thông thường, khi chúng ta đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết dịch để giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu bệnh nhân bị sa búi trĩ, cơ vòng hậu môn sẽ hở ra cho chất dịch từ hậu môn chảy kèm theo phân. Tình trạng này khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt khó chịu và dễ bị viêm nhiễm.
  • Ngứa ngáy hậu môn: Hiện tượng chảy dịch thường đi kèm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn. Ngoài ra, sự hình thành của các búi trĩ bên ngoài hậu môn cũng khiến bệnh nhân cảm thấy cộm ngứa.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh trĩ là bệnh lý lành tính, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng phức tạp, khó lường như: thiếu máu, nhiễm khuẩn búi trĩ, viêm tắc tĩnh mạch, sa tắc búi trĩ, vỡ – nứt – nghẹt búi trĩ, rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn, thậm chí ung thư hậu môn – trực tràng. 

  • Thiếu máu: Triệu chứng đại tiện ra máu bao gồm nhiều mức độ khác nhau: máu nhỏ giọt, dính vào phân hoặc giấy vệ sinh, máu chảy thành tia… Nếu vấn đề này vẫn tiếp diễn theo thời gian thì bệnh nhân dễ bị thiếu máu. Sự thiếu máu mạn tính có thể khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao và suy nhược.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Đây là tình trạng viêm nhiễm tại các hốc của hậu môn với biểu hiện ngứa ngáy, nóng rát và rỉ dịch. Lúc này, trực tràng của người bệnh đau đớn, các hốc hậu môn phù nề đỏ rực và cơ thắt hậu môn khít chặt. Nếu không được xử lý nhanh chóng, triệt để, hiện tượng nhiễm khuẩn búi trĩ có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trĩ: Tình trạng chảy máu kéo dài tại búi trĩ sẽ khiến máu huyết ứ đọng, lâu dần dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch trĩ. Điều này cản trở quá trình tuần hoàn máu đến các búi trĩ và hình thành những cơn đau nhức dữ dội.
  • Sa trĩ tắc mạch: Sa trĩ tắc mạch xuất hiện do sự hình thành đột ngột của những cục máu đông bên trong mạch trĩ. Hiện nay, cơ chế và nguyên nhân của vấn đề này vẫn chưa được làm rõ. Sa trĩ tắc mạch dẫn đến nhiều cơn đau dữ dội tại vùng hậu môn nói chung và ống hậu môn nói riêng. Nếu bị sa xuống, búi trĩ tắc mạch khó được đẩy lên gọn gàng trong lòng ống hậu môn. Biến chứng này thường đi kèm viêm phù nề niêm mạc vùng trực tràng – hậu môn.
  • Nghẹt búi trĩ: Thông thường, bệnh nhân bị nghẹt búi trĩ khi búi trĩ nội hoàn toàn sa ra ngoài. Lúc này, cơ thắt hậu môn sẽ liên tục co thắt, khiến búi trĩ nghẹt sâu, làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến tình trạng phù nề, viêm nhiễm, chảy máu, thậm chí hoại tử.
  • Vỡ búi trĩ: Thời gian trôi qua, lượng máu tồn đọng bên trong các tĩnh mạch phình giãn có thể gia tăng đáng kể. Khi đạt đến giới hạn, búi trĩ sẽ bị vỡ ra, gây đau đớn dữ dội và chảy máu cấp tính.
  • Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn: Cơ thắt hậu môn có nhiệm vụ co giãn đúng lúc nhằm điều chỉnh hoạt động đại tiện. Thế nhưng, vì búi trĩ sa ngoài lâu ngày nên các cơ này dần bị suy yếu. Do đó, người bệnh sẽ mất tự chủ lúc xì hơi hay đại tiện.
  • Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về trực tràng – hậu môn: Bệnh trĩ có thể tăng cường nguy cơ mắc phải chứng áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn, viêm nhiễm trực tràng – hậu môn tại hốc tuyến, thậm chí gây ung thư trực tràng – hậu môn.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ

Ngày nay, bệnh trĩ chủ yếu được chẩn đoán thông qua công tác thăm khám lâm sàng. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định vị trí của búi trĩ, kiểm tra trương lực cơ thắt hậu môn, đồng thời loại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn. Sau đó, dựa trên đánh giá ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán khác nhau nhằm tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý.

  • Đề nghị bệnh nhân ngồi xổm và rặn đại tiện để quan sát tình trạng chảy máu cùng mức độ sa trễ búi trĩ.
  • Nội soi trực tràng – hậu môn nhằm xác định chính xác loại trĩ (trĩ nội hay trĩ ngoài). Thủ thuật này cũng giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh lý về đường tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ bệnh trĩ liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát.

Biện pháp điều trị bệnh trĩ

Căn cứ vào thể bệnh (trĩ nội hay trĩ ngoại) cùng mức độ nặng – nhẹ của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân biện pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả. Phương pháp Tây y và phương pháp Đông y có nhiều cách khác nhau giúp đẩy lùi bệnh trĩ, cụ thể:

Phương pháp Tây y

Một số thống kê cho biết, hiện nay, khoảng 90% bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa và can thiệp bằng thủ thuật. 10% trường hợp còn lại sẽ được tiến hành phẫu thuật nếu những biện pháp điều trị bảo tồn trên không mang lại hiệu quả đúng như mong đợi.

Điều trị nội khoa

Thuốc Tây là gợi ý điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 – 2 an toàn và phổ biến. Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng là thuốc nhuận tràng, thuốc đạn/thuốc mỡ, thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc chống viêm, thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch…

  • Thuốc chống viêm: Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc chống viêm (diclofenac,  ibuprofen…) để giảm viêm tại vùng niêm mạc xung quanh búi trĩ. Nếu niêm mạc hậu môn sưng viêm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định corticoid liều thấp nhất đủ để cơ thể đáp ứng. 
  • Thuốc nhuận tràng: Loại thuốc này có công dụng tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón, hạn chế áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, đồng thời hỗ trợ người bệnh đại tiện dễ dàng hơn. 
  • Thuốc mỡ/thuốc đạn: Với thành phần hydrocortisone, nhóm thuốc này giúp kháng viêm, làm trơn ống hậu môn và che phủ – bảo vệ búi trĩ.
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Thuốc điều hòa nhu động ruột có công dụng giảm thiểu tần suất đại tiện và hạn chế sự ma sát – áp lực lên niêm mạc hậu môn, rất phù hợp với những người bệnh trĩ do tiêu chảy kéo dài. 
  • Thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch: Diosmin, daflon, hesperidin… có khả năng giảm thiểu tính thấm của mao mạch, ức chế hiện tượng ứ máu tại búi trĩ, cản trở diễn tiến bệnh lý, củng cố hoạt động tuần hoàn và phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng thủ thuật

Các thủ thuật điều trị bệnh trĩ dưới đây có ưu điểm ít gây đau đớn, thời gian tiến hành nhanh chóng cùng hiệu quả lên đến 70 – 90%. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 – 2 và hầu như không thể cải thiện tình hình ở các trường hợp quá nặng.

  • Nong giãn hậu môn: Nong giãn hậu môn thường được chỉ định cho những người bị trĩ nội độ 1. Mục đích của kỹ thuật can thiệp này là mở rộng ống hậu môn và hạn chế áp lực khi bệnh nhân đại tiện. Ban đầu, bác sĩ chuyên khoa gây tê vùng trực tràng – hậu môn, sau đó nới rộng ống hậu môn bằng thiết bị chuyên dụng. Theo thống kê, các triệu chứng bệnh của khoảng 35 – 40% bệnh nhân được kiểm soát tốt sau 30 ngày nong giãn hậu môn.
  • Chích xơ hóa búi trĩ: Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm vào búi trĩ một loại dung dịch đặc biệt. Chích xơ hóa búi trĩ có thể kích hoạt phản ứng xơ hóa, tăng cường độ kết dính của niêm mạc và hạ niêm mạc, ép chặt mạch máu, giảm thiểu nguy cơ sa búi trĩ và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết.
  • Áp lạnh búi trĩ: Đây là kỹ thuật hóa đông búi trĩ bằng nito hóa lỏng. Búi trĩ sẽ hoại tử, teo đi dần dần và hoàn toàn biến mất chỉ sau 6 – 8 tuần.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thủ thuật này đưa vòng cao su vào cổ búi trĩ rồi thắt chặt. Khi thiếu hụt nguồn máu giàu khí oxy và dưỡng chất, búi trĩ sẽ tự hoại tử và rụng dần chỉ sau 5 – 7 ngày. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể kết hợp cùng lúc ba thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su, áp lạnh búi trĩ và chích xơ hóa búi trĩ.
Biện pháp điều trị bệnh trĩ
Biện pháp điều trị bệnh trĩ theo phương pháp Tây y

Phẫu thuật cắt trĩ 

Phẫu thuật là biện pháp điều trị bệnh trĩ triệt để, toàn diện và hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân phải đối mặt với một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, són phân, hẹp hậu môn, rối loạn tiểu tiện, đau rát hậu môn, nghẽn mạch phổi, chảy máu trong vài ngày… 

Phẫu thuật cắt trĩ chỉ được chỉ định cho 10 – 20% trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với thuốc Tây và các thủ thuật can thiệp khác. Hai phương pháp phẫu thuật cắt trĩ quen thuộc nhất hiện nay là phẫu thuật loại bỏ từng búi trĩ và phẫu thuật loại bỏ toàn bộ vòng trĩ. Bên cạnh đó, thắt vùng niêm mạc trĩ (PPH) và nhiệt nội sinh (HCPT) cũng đang dần trở nên phổ biến:

  • Thắt vùng niêm mạc trĩ (PPH): Công nghệ tiên tiến này được phát minh bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt khoanh phần niêm mạc bên trên đường lược khoảng 2 – 4cm nhằm loại bỏ mọi túi trĩ ở hậu môn. 
  • Nhiệt nội sinh (HCPT): Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng điện cao tần, ứng dụng công nghệ tiên tiến với mức xâm lấn tối thiểu. Thủ thuật này cho phép bác sĩ tác động đến một vùng giới hạn đã được xác định chính xác mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đến các mô xung quanh. 

Bệnh nhân được cân nhắc phẫu thuật bao gồm:

  • Chảy máu kéo dài, dẫn đến tình trạng chảy máu mạn tính
  • Biến chứng huyết khối, viêm, nghẹt, hoại tử
  • Cơ thắt hậu môn suy yếu
  • Bệnh trĩ đi kèm một số vấn đề ở trực tràng – hậu môn như: rò hậu môn, nứt hậu môn, viêm quanh hậu môn…
  • Sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng)

Phương pháp Đông y

Y học cổ truyền không chỉ áp dụng từng bài thuốc riêng lẻ mà còn kết hợp ngâm rửa và bôi ngoài hậu môn nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Với ưu điểm an toàn, lành tính, phương pháp Đông y phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân và có thể phát huy công dụng tối đa đối với bệnh trĩ thể nhẹ. 

Trị bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Hiện nay, có nhiều mẹo dân gian chữa trĩ bằng cách tận dụng triệt để thành phần dược tính quý giá từ những loài thảo mộc quen thuộc xung quanh vườn nhà như: lá trầu không, rau diếp cá, mật ong nguyên chất…

  • Trầu không: Bệnh nhân nấu sôi nước lá trầu không, sau đó sử dụng dung dịch xông mình và ngâm rửa hậu môn hàng ngày.
  • Rau diếp cá: Độc giả xay uống nước rau diếp cá mỗi ngày. Thức uống này giúp thanh nhiệt – giải độc và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
  • Mật ong nguyên chất: Bạn bôi trực tiếp mật ong nguyên chất vào hậu môn hoặc nấu chín hỗn hợp mật ong, cà rốt, đậu đen, kim ngân hoa rồi thưởng thức.

Ngoài ra, người bệnh có thể tìm hiểu thêm một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi, lá lốt, đu đủ, trái sung, rau muống, dầu dừa.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Bắc

Các loại dược liệu như: kinh giới, hoa hòe, tam thất, kim ngân hoa, trắc bách diệp, chi tử… có khả năng thấm sâu, tác động mạnh mẽ từ trong ra ngoài, đồng thời nâng cao sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Những bài thuốc Bắc dưới đây có thể áp dụng cho cả hai trường hợp trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Bài thuốc uống trị bệnh trĩ

Không chỉ dừng lại ở công dụng điều trị bệnh trĩ, các bài thuốc này còn đẩy lùi chứng thiếu máu, khô miệng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt mỏi, xanh xao…

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị hoa hòe, kinh giới, kim ngân hoa, trắc bách diệp, xích thược, địa du, chỉ xác, chi tử, cam thảo mỗi vị 4g
  • Sao đen hoa hòe, kinh giới, kim ngân hoa, chi tử và trắc bách diệp
  • Sắc uống toàn bộ vị thuốc hàng ngày

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị nụ hòe, chỉ thực, thiên thảo, tam lăng, tam thất
  • Sắc uống tất cả nguyên liệu hàng ngày

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị hoa hòe, sinh địa, hoàng cầm, địa du, kinh giới, xích thược, đương quy
  • Sắc uống toàn bộ vị thuốc hàng ngày

Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị hoàng liên, hoàng bá, sinh địa, đào nhân, xích thược, đương quy, trạch tả, đại hoàng
  • Sắc uống tất cả nguyên liệu hàng ngày

Bài thuốc số 5

  • Chuẩn bị sinh địa, bạch thược, trắc bá diệp, hắc chi ma, đào nhân, đương quy, xuyên khung, hoa hòe, địa hoàng, chỉ xác
  • Sắc uống tất cả nguyên liệu hàng ngày

Lưu ý: Liều lượng mỗi vị thuốc sẽ được lương y gia giảm tùy theo cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi bệnh nhân.

Bài thuốc bôi chữa bệnh trĩ

Những người bệnh có búi trĩ sa ra ngoài nên kết hợp uống thuốc và bôi thuốc mỗi ngày. Cách làm này có thể ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị 10g binh lang, 20g hoàng bá, 20g ngũ bột tử, 20g xà sàng tử và 30g tô mộc
  • Xay nhuyễn các vị thuốc rồi bôi trực tiếp lên búi trĩ hàng ngày

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị 10g binh lang, 20g cây lá móng, 20g hoàng bá, 20g xà sàng tử và 30g tô mộc
  • Xay nhuyễn các vị thuốc rồi bôi trực tiếp lên búi trĩ hàng ngày

Bài thuốc số 3 

  • Chuẩn bị 10g hoàng liên, 20g hoàng đằng, 20 ngũ bội và 30g tô mộc
  • Xay nhuyễn các vị thuốc rồi bôi trực tiếp lên búi trĩ hàng ngày
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Bắc
Bạn có thể áp dụng những bài thuốc Bắc này để điều trị cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Bài thuốc ngâm rửa trị bệnh trĩ

Với nhiều thành phần kháng viêm, sát khuẩn, các bài thuốc ngâm rửa hậu môn sau sẽ giúp bạn giảm nhanh những cơn đau ngứa.

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị kinh giới, ngải cứu, hoa hòe, chỉ xác, phèn chua
  • Rửa sạch dược liệu
  • Trộn đều và sắc kỹ cùng 2 lít nước
  • Dùng thuốc ngâm rửa hậu môn 20 – 30 phút khi còn ấm và ngâm rửa hậu môn khi thuốc nguội
  • Thực hiện 1 lần/ngày

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị hoa hòe, rau sam tươi, bạch chỉ, ngũ bội tử, xuyên tiêu, cam thảo, mộc qua, sinh bạch phàn
  • Rửa sạch dược liệu
  • Trộn đều và sắc kỹ cùng 2 lít nước
  • Dùng thuốc ngâm rửa hậu môn 20 – 30 phút khi còn ấm và ngâm rửa hậu môn khi thuốc nguội
  • Thực hiện 1 lần/ngày

Để hỗ trợ điều trị cũng như chủ động phòng ngừa bệnh trĩ, độc giả cần xây dựng lối sống khoa học và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt. Hãy uống nhiều nước, bổ sung chất xơ, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, đi vệ sinh đúng lúc (không cố nín nhịn), kiêng ngồi xổm, không rặn khi đại tiện, hạn chế lao động nặng nhọc, tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê cùng các chất kích thích.

Cùng chuyên mục

hạt gấc chữa bệnh trĩ

Mẹo dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ tại nhà đúng cách hiệu quả

Dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ tại nhà là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng và thực sự đem đến hiệu quả nhưng không phải ai...

Cắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền?

Cắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền?

Cắt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp điều bị bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Phương pháp này các chuyên gia về trĩ đánh giá cao vì...

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật, nên phẫu thuật bằng phương pháp nào an toàn hiệu quả nhất là băn khoăn của rất nhiều người bệnh hiện nay....

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với các vị thuốc dễ tìm

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam là các phương pháp đơn giản được rất nhiều người tìm kiếm để vừa có thể cải thiện bệnh mà lại hạn chế...

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh lý, nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian. Vậy cách làm này có thực...

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa có mang lại hiệu quả không?

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Cách chữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn