Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, cả nam và nữ giới ở mọi độ tuổi. Trầm cảm ở nam giới mặc dù không quá phổ biến như ở phái nữ nhưng cũng cần hết sức lưu ý. Sớm phát hiện và can thiệp điều trị là cách tốt nhất để ngăn chặn các hệ lụy nghiêm trọng.

trầm cảm ở nam giới
Hiện trạng trầm cảm ở nam giới đang diễn ra ngày càng phổ biến nên cần được quan tâm nhiều hơn

Nguyên nhân gây trầm cảm ở nam giới

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần xảy ra phổ biến. Nó gây ra những thay đổi trong tâm trạng, thiếu hứng thú hoặc niềm vui, luôn có cảm giác buồn dai dẳng. Đồng thời có thể ảnh hưởng tới cách bạn suy nghĩ và hành động.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, có khoảng 264 triệu người ở mọi lứa tuổi đang sống chung với căn bệnh trầm cảm trên toàn cầu. Trầm cảm có thể cản trở cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe thể chất, công việc và các mối quan hệ với người khác.

Trên thực tế, nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm hơn nam giới. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bỏ qua chứng trầm cảm ở nam giới. Đây là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng tới khoảng 9% nam giới ở Hoa Kỳ hiện nay.

Không có nguyên nhân duy nhất gây ra chứng trầm cảm. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn không thể tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố kích hoạt khiến một nam giới phát triển bệnh trầm cảm.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến liên quan đến chứng trầm cảm ở nam giới:

  • Các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường: Một số vấn đề xảy ra trong cuộc sống có thể khiến cho tinh thần nam giới bất ổn và bị căng thẳng kéo dài. Điển hình như bị mất việc hay mất người thân. Các yếu tố này có thể gây ra cảm giác buồn bã, ảm đạm và dẫn tới trầm cảm.
  • Yếu tố di truyền: Những nam giới có tiền sử gia đình bị trầm cảm thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tình trạng này hơn những nam giới khác.
  • Các tình trạng y tế khác: Tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khó sống chung hay khó điều trị có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở nam giới. Ngoài ra, có tiền sử về tình trạng sức khỏe tâm thần khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
  • Sử dụng thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc benzodiazepines, corticosteroid hay thuốc kháng cholinergic cũng có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể khác nhau ở nam giới và nữ giới. Nam giới cũng có xu hướng dùng các kỹ năng đối phó lẫn nhau. Bao gồm cả lành mạnh và không lành mạnh hơn so với phụ nữ.

dấu hiệu trầm cảm ở phái mạnh
Trầm cảm khiến nam giới luôn sống trong cảm giác buồn bã và tuyệt vọng

Tương tự như ở phụ nữ bị trầm cảm, nam giới có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Cảm giác buồn, trống rỗng hoặc tuyệt vọng
  • Thường xuyên chìm đắm trong trạng thái mệt mỏi
  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Không nhận được niềm vui từ những hoạt động bình thường yêu thích

Các hành vi khác ở nam giới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Bao gồm:

  • Hành vi trốn tránh. Ví dụ như dành nhiều thời gian tại nơi làm việc hay chơi thể thao.
  • Các triệu chứng về thể chất. Ví dụ như đau đầu, đau nhức người và các vấn đề về tiêu hóa.
  • Các vấn đề với việc sử dụng rượu hay ma túy.
  • Khó chịu hay tức giận không phù hợp.
  • Kiểm soát, hành vi bạo lực hay lạm dụng.
  • Hành vi rủi ro. Điển hình như lái xe liều lĩnh.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể không được công nhận. Bởi những hành vi này có thể trùng hợp hoặc là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Hoặc có khả năng liên quan tới tình trạng y tế. Lúc này, trợ giúp chuyên môn chính là chìa khóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Vì sao trầm cảm ở nam giới thường không được chẩn đoán?

Trên thực tế, chứng trầm cảm ở nam giới thường không được chẩn đoán đúng. Nguyên nhân có liên quan đến một số vấn đề sau:

1. Không nhận ra trầm cảm

Nhiều người biết rằng, cảm giác buồn bã hay xúc động luôn là các triệu chứng chính của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên với hầu hết nam giới thì họ cho rằng đó không phải là triệu chứng chính.

Thay vào đó, họ cho rằng đau đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh, đau kéo dài hay các vấn đề về tiêu hóa đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Do đó, có thể cảm thấy bị cô lập và tìm kiếm sự phân tâm nhằm tránh đối phó với cảm xúc hay mối quan hệ.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng bị hạ thấp

Bạn có thể không nhận ra các mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng. Hoặc bạn cũng có thể không muốn thừa nhận với bản thân hay với bất kỳ ai là bạn đang bị trầm cảm.

Tuy nhiên, việc phớt lờ, kìm nén hay che giấu chứng trầm cảm bằng các hành vi không lành mạnh sẽ làm trầm trọng thêm những cảm xúc tiêu cực. Từ đó khiến cho bệnh trầm cảm càng thêm nghiêm trọng.

3. Miễn cưỡng thảo luận về các triệu chứng trầm cảm

Không phải lúc nào các đấng nam nhi cũng có thể cởi mở để nói với gia đình, người thân và bạn bè về cảm xúc của mình. Đồng thời cũng không nghĩ đến chuyện tìm tới bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe tâm thần khi gặp phải vấn đề.

Trầm cảm ở nam giới rất khó chẩn đoán
Nam giới thường né tránh khi thảo luận về các triệu chứng của bệnh trầm cảm

Đa số nam giới đều đã học cách nhấn mạnh sự tử chủ của mình. Bạn có thể cho rằng, việc bộc lộ cảm xúc liên quan tới trầm cảm là không nam tính. Do đó, bạn sẽ cố gắng kìm nén chúng.

4. Chống lại việc điều trị sức khỏe tâm lý

Rất nhiều nam giới ngay cả khi nghi ngờ bản thân bị trầm cảm nhưng vẫn tránh chẩn đoán hay từ chối điều trị. Bạn thường tránh nhận sự giúp đỡ. Bởi lo lắng rằng sự kỳ thị của bệnh trầm cảm có thể khiến cho sự nghiệp của bạn bị ảnh hưởng. Hoặc khiến cho người thân và bạn bè bớt đi sự tôn trọng đối với bạn.

Trầm cảm ở nam giới có thật sự đáng sợ?

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm lý gây ra rất nhiều ảnh hưởng trên mọi phương diện của đời sống người bệnh. Đối phó với sự căng thẳng lâu ngày có thể khiến sức khỏe bị suy kiệt. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch, huyết áp và nhiều cơ quan khác. Đồng thời khiến cho tuổi thọ bị giảm sút.

Thực tế cho thấy, nhiều nam giới có những hành động rất nguy hiểm khi bị trầm cảm. Ví dụ như uống rượu, lái xe bạt mạng hay thậm chí là tự tử. Và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm suy giảm tuổi thọ.

Phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần nam giới. Tuy nhiên nam giới lại dễ chịu những ảnh hưởng nguy hại nhất của bệnh lý này. Đó chính là tự tử. Số liệu thống kê cho thấy, có hơn 90% người tự tử từng bị trầm cảm hay mắc các bệnh tâm thần khác hay bị những chứng nghiện.

Trên thực tế, từ tuổi dậy thì trở đi thì số lượng nam giới tự tử nhiều gấp đôi so với nữ giới. Nữ giới hay tự tử nhưng ít khi dẫn đến cái chất. Trong khi đó, nam giới thường có xu hướng dùng những thứ nguy hiểm để tự tử nên dễ chết hơn. Điển hình như một số nam giới có thể sử dụng súng để tự tử.

Cần biết rằng, thời gian từ lúc có ý nghĩ tự tử cho tới khi hành động ở nam giới ngắn hơn nữ giới. Trong khi nữ giới là 42 tháng thì nam giới chỉ là 12 tháng mà thôi. Trong thời gian này, đàn ông ít tỏ lộ ra các dấu hiệu như đe dọa tự tử. Hơn nữa, khoảng thời gian 12 tháng này là quá ngắn để bác sĩ có thể nhận ra bệnh trầm cảm và điều trị cho các nam giới trước khi họ tự tử.

Điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho chứng trầm cảm ở nam giới. Tuy nhiên bước đầu tiền là bạn cần sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ. Tham khảo ý kiến của một bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần, bạn sẽ được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Đề xuất sử dụng thuốc, liệu pháp điều trị tâm lý hay kết hợp cả 2 phương pháp có thể là một kế hoạch điều trị chứng trầm cảm hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm y tế khác. Điều này giúp xác nhận rằng triệu chứng mà bạn đang gặp phải không liên quan tới tình trạng sức khỏe khác.

Những người có triệu chứng trầm cảm nhẹ thường bắt đầu với liệu pháp tâm lý như một kế hoạch điều trị. Tuy nhiên với các trường hợp nghiêm trọng thì cả thuốc và liệu pháp sẽ được các chuyên gia y tế khuyên dùng.

Dưới đây là các phương pháp chính dùng trong điều trị trầm cảm ở nam giới:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị chứng trầm cảm ở phái mạnh. Chúng có nhiều dạng với sức mạnh khác nhau. Tuy nhiên đều sẽ phục vụ cùng một mục đích. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng nhiều loại khác nhau cho tới khi tìm thấy loại thật sự phù hợp với bạn.

thuốc chữa trầm cảm ở nam giới
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm phù hợp

Thuốc chống trầm cảm có khả năng làm tăng mức serotonin và noradrenaline trong não. Đây là những chất có liên quan tới việc điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Có nhiều thuốc chống trầm cảm khác nhau được dùng để điều trị trầm cảm ở nam giới. Phải kể đến như:

  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Ví dụ bao gồm Celexa (citalopram) Prozac (fluoxetine).
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) : Ví dụ như Cymbalta (duloxetine) và Effexor (venlafaxine).
  • Noradrenaline và thuốc chống trầm cảm serotonergic cụ thể (NASSA): Điển hình như Remeron (mirtazapine).
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) : Phải kể đến như Pamelor (nortriptyline), Elavil (amitriptyline) và Tofranil (imipramine).
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) : Ví dụ bao gồm Marplan (isocarboxazid) và Nardil (phenelzine).

Người bệnh phải mất một thời gian nhất định để cảm thấy tốt hơn khi sử dụng thuốc. Một số người có thể nhận thấy sự cải thiện ngay trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 2. Nhiều người khác có thể mất từ 4 – 8 tuần để nhận thấy sự cải thiện đáng kể của triệu chứng.

Trường hợp bạn cảm thấy tốt hơn và nghĩ rằng không cần sử dụng thuốc nữa thì hãy trao đổi với bác sĩ trước khi ngừng lại. Bởi ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn tới các triệu chứng tái phát.

2. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến trong kế hoạch điều trị trầm cảm ở nam giới. Phương pháp này có mục đích là giúp bạn nói chuyện và chia sẻ các cảm xúc mà bạn đang phải trải qua do trầm cảm. Nhiều loại liệu pháp tâm lý khác nhau đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới. Chúng bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Ở liệu pháp này, một người bị trầm cảm sẽ được học cách để hiểu và thách thức các mẫu suy nghĩ, niềm tin cũng như hành vi vô ích và phá hoại.
  • Liều pháp giải quyết vấn đề: Trọng tâm của hình thức trị liệu tâm lý này chính là học cách quản lý hiệu quả các tác động tiêu cực của các sự kiện tiêu cực và căng thẳng.
  • Liệu pháp giữa các cá nhân: Đây là hình thức trị liệu tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm bằng cách cải thiện các mối quan hệ giữa các cá nhân khác của bạn.

3. Đương đầu với bệnh tật

Đối mặt với thực tế rằng bạn bị trầm cảm có thể rất khó khăn. Tuy nhiên tin tốt là tình trạng này có thể khắc phục được. Ngoài việc sử dụng thuốc, liệu pháp trị liệu hay kết hợp cả 2 để làm giảm triệu chứng trầm cảm thì một số giải pháp khác cũng có thể giúp ích.

chủ động đối phó với bệnh trầm cảm ở nam giới
Hoạt động thể chất phù hợp mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng trầm cảm

Các giải pháp dưới đây ngoài hỗ trợ điều trị thì còn giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm xảy ra. Bao gồm:

  • Giữ các thói quen hằng ngày đều đặn. Ví dụ như đi ngủ vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Điều này có thể giúp giảm bớt trầm cảm bằng cách giúp làm giảm căng thẳng. Đồng thời hỗ trợ đưa cuộc sống thường ngày về trạng thái cân bằng.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Đồng thời dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Các yếu tố này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tinh thần. Đặc biệt là mang lại giá trị lâu dài và bền vững.
  • Ở bên những người thân yêu quanh mình và dành thời gian nhiều hơn cho họ. Trầm cảm có thể là tình trạng rất cô lập. Nhất là khi bạn cảm thấy mình đang phải trải qua cảm giác đó 1 mình. Việc ở bên những người thân yêu sẽ nhắc nhở bạn rằng, bạn không hề đơn độc.
  • Sẽ rất khó để hoàn thành công việc khi bạn cảm thấy chán nản. Nếu bạn đang cảm thấy quá tải với 1 nhiệm vụ nào đó thì hãy nghỉ ngơi 1 chút. Khi bạn quay lại với nó, có thể chia nhiệm vụ thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn. Sau đó giải quyết từng việc một thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Thực hiện kế hoạch điều trị mà bác sĩ đề ra một cách nghiêm túc. Cho dù đó là dùng thuốc, tâm lý trị liệu hay kết hợp cả 2 thì bạn cũng cần tuân thủ kế hoạch điều trị của mình.
  • Ngủ đủ giấc. Trong nhiều trường hợp, trầm cảm có thể khiến bạn thức giấc nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên hãy cố gắng ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm và tuyệt đối không được ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tốt nhất hãy tạo 1 lịch trình ngủ không quá 8 – 9 tiếng/ ngày.

Trầm cảm ở nam giới có thể khiến sức khỏe và cuộc sống thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị được. Do đó khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ do trầm cảm thì nên chủ động tìm đến bác sĩ hay chuyên gia tâm thần để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Cùng chuyên mục

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Ước tính, khoảng 3 triệu người Việt đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Chữa trầm cảm bằng thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho...

Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Trầm cảm ẩn là một trong các dạng trầm cảm không điển hình được che giấu với các biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu, nhức mỏi chân tay,...

trầm cảm tuổi 17

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Chúng ta của tuổi 17, đều thoả sức mơ ước và hồn nhiên đón nhận sự trưởng thành sẽ đến. Nhưng không phải ai cũng may mắn thoát khỏi rào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn