Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một “sát thủ” thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện càng sớm bệnh càng làm giảm tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy bệnh trầm cảm có tự khỏi không, nên điều trị thế nào để hiệu quả, cùng tham khảo chi tiết ngay tại đây.

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không?

Ám ảnh tâm lý, những áp lực kéo dài, những nỗi buồn không thể giải toả đều có thể là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm. Căn bệnh này có thể xuất hiện trên bất cứ đối tượng nào, dù bạn là ai, dù bạn làm nghề gì, dù bạn bao nhiêu tuổi. Thống kê cho thấy tỷ lệ người tư tử mỗi năm vì trầm cảm ngày càng tăng có thể cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không
Theo thời gian bệnh trầm cảm có thể thuyên giảm nhưng không thể tự khỏi hoàn toàn

Trầm cảm tựa như một bệnh mãn tính cứ âm ỉ không biết khi nào thực sự bùng phát. Chính bản thân người bệnh không thể biết rằng họ đang mắc bệnh và cũng có những người không chấp nhận rằng họ bị bệnh. Ở một số người dù bên ngoài họ vẫn có thể sinh hoạt nói chuyện vui vẻ như bình thường, nhưng khi ở một mình những cảm xúc ấm ức khó chịu mới bùng khát khiến họ thường khóc lóc hay tự dày vò chính bản thân.

Vậy bệnh trầm cảm có tự khỏi không là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Tuy nhiên để giải đáp thắc mắc này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, nguyên nhân gây bệnh và lối sống như thế nào, tích cực hay tiêu cực. Các chuyên gia cho biết, theo thời gian nếu người bệnh tự nhận thức được bệnh thì các triệu chứng có thể thuyên giảm đi nhưng không thể tự khỏi hoàn toàn.

Chẳng hạn ở người phụ nữ mang thai thường có giai đoạn đầu chịu nhiều áp lực, gây mất sự, thay đổi hormone cùng rất nhiều lo lắng. Bởi vậy họ thường là đối tượng dễ bị trầm cảm với các dấu hiệu điển hình như hay khóc lóc, cáu gắt, có những suy nghĩ  tiêu cực, thậm chí là hối hận vì đã mang thai. Tuy nhiên nếu nhận được sự quan tâm từ chồng và gia đình, sức khoẻ ổn dần, thai nhi khoẻ mạnh thì tâm lý của bà bầu cũng dần tích cực hơn mà không cần điều trị.

Nhưng nếu sau thời gian sinh nở việc nuôi con không đúng như tưởng tượng, mẹ bị mất ngủ, chồng vô tâm, có quá nhiều công việc phải lo nghĩ thì các triệu chứng tiêu cực trên có thể trở lại và gây trầm cảm sau sinh. Thường bất cứ ai cũng từng có những lúc buồn bã tiêu cực, tuy nhiên quan trọng là giải quyết thế nào, nếu không vượt qua được rất dễ dẫn đến trầm cảm.

Vì vậy bệnh trầm cảm có tự khỏi không thì rất khó để có thể tự khỏi hoàn toàn nếu không có biện pháp điều trị. Việc điều trị tại đây thường nhằm mục đích định hướng cuộc sống giúp người bệnh nghĩ đến những điều tích cực vui vẻ hơn, giải thoát khỏi những đau buồn, bỏ lại quá khứ để hướng đến tương lai tốt đẹp. Đặc biệt với những trường hợp trầm cảm nặng nếu cứ để bệnh diễn tiến tự nhiên sẽ rất khó để có thể loại bỏ bệnh mà ngược lại còn khiến bệnh nặng hơn.

Việc điều trị ở đây không có nghĩa là phải dùng thuốc mà có thể thông qua các liệu pháp tâm lý để định hướng cho người bệnh. Đôi khi việc nói chuyện cùng nhau, quan tâm hay sẻ chia cùng người bệnh cũng là biện pháp giúp điều trị và cải thiện bệnh tuyệt vời.

May mắn là nếu điều trị bệnh sớm thì vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Dù vậy cũng không nên chủ quan bởi nếu sau điều trị thành công người bệnh không có hướng chăm sóc sức khoẻ tinh thần thì các triệu chứng bệnh vẫn có thể tái phát, thậm chí ở mức độ trầm trọng hơn nhiều.

Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không, nếu cần điều trị thì làm thế nào để bệnh nhanh khỏi? Việc điều trị bệnh cần thông qua các kết quả chẩn đoán kiểm tra từ các bác sĩ chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, đối tượng bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng.

Điều trị bằng thuốc

Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định dùng thuốc điều trị, tuy nhiên với các tình trạng trầm cảm ở mức độ trung bình thì nên dùng thuốc. Việc dùng thuốc sẽ giúp tâm trạng ở mức ổn định, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực như tự tử. Thuốc sẽ được chỉ định theo từng giai đoạn dựa trên khả năng cải thiện của bệnh.

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không
Dùng thuốc đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng

Tuỳ mức độ bệnh mà thời gian điều trị bằng thuốc có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí có thể kéo dài đến 1 năm để loại bỏ bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên cần hiểu rằng thuốc không giúp tâm trạng của bạn phấn khích hay vui vẻ hơn mà thường ở trạng thái lâng lâng không buồn không vui, vì vậy cần phải có các biện pháp khác hỗ trợ.

Thống kê cho thấy có đến 80% bệnh nhân đáp ứng với thuốc đều có tiên lượng điều trị khá tốt giúp nâng cao tinh thần và hỗ trợ quá tình điều trị dứt điểm hơn. Có những trường hợp có thể chỉ định dùng thuốc vô thời hạn để ngăn ngừa nguy cơ tái phát trở lại.

Một số thuốc điều trị trầm cảm phổ biến như citalopram, fluoxetin, sertralin, paroxetin, escitalopram, các nhóm thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị rối loạn khí sắc, thuốc giups bổ sung các chất dẫn truyền thần kinh..Đa phần các thuốc đều khá an toàn nhưng vẫn kèm theo nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc an thần kéo dài có thể trở nên phụ thuộc hay nghiện thuốc và điều này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Nói chung việc dùng thuốc có cần thiết hay không cần được phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra mức độ cải thiện bệnh trong từng giai đoạn.

Trị liệu tâm lý cùng bác sĩ

Trị liệu tâm lý là phương pháp hàng đầu được chỉ định trong điều trị trầm cảm hay các bệnh tâm lý khác. Mục đích chính của trị liệu tâm lý chính là định hướng cho người bệnh có nhưng suy nghĩ tích cực, rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề, cách kiểm soát tâm trạng, cách xử lý các xung đột.. Thông qua việc trò chuyện, những tâm lý, căng thẳng lo lắng trong bệnh nhân cũng được giải toả tốt hơn.

Điều trị tâm lý có thể giúp cải thiện đến 70% tình trạng bệnh, đặc biệt với những trường hợp bệnh nhẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này thay vì dùng thuốc. Hiện nay bác sĩ cũng có thể áp dụng các kỹ thuật thôi miên, liệu pháp giấc ngủ để đưa người bệnh dần trở về với tiềm thức. Một số phương pháp khác cũng được áp dụng như

  • Liệu pháp hành vi
  • Liệu pháp hành vi cụ thể
  • Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm
  • Liệu pháp tâm động học
  • Liệu pháp phân tâm học
  • Liệu pháp giải quyết vấn đề
  • Liệu pháp tiếp xúc cá nhân
  • Trị liệu theo nhóm

Tuy nhiên không phải cứ trị liệu tâm lý là có hiệu quả, quan trọng là người bệnh cần phải có sự kết nối được với bác sĩ. Nhiều người dù đi điều trị nhưng lại không có cảm giác hoà hợp với bác sĩ, cảm thấy bác sĩ không hiểu được mình dẫn đến không hoàn toàn mở lòng và chân thực với bác sĩ. Tất nhiên khi vẫn còn cất giấu những tâm tư trong lòng thì bệnh không thể nào khỏi.

Vì vậy việc tìm kiếm các bác sĩ phù hợp với bản thân cũng là yếu tố rất quan trọng để có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Nếu cảm thấy không thực sự kết nối được với bác sĩ cũng đừng nên gượng ép bản thân mà cần tìm đến những bác sĩ khác. Người bệnh cần thực sự quyết tâm điều trị, mở lòng nhiều hơn, có ý thức hợp tác với bác sĩ để có tiên lượng điều trị tốt nhất.

Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội

Vai trò của gia đình là rất quan trọng với những bệnh nhân trầm cảm. Dù bạn là ai, bạn mắc bệnh gì, bạn như thế nào thì gia đình vẫn luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón chào và yêu thương bạn. Hãy về với gia đình nếu cảm thấy quá áp lực, không còn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Tại đây chắc chắn bạn sẽ tìm được bình yên trong tâm hồn, từ đó bệnh cũng dần được thuyên giảm.

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không
Gia đình chính là thần dược có thể chữa lành bất cứ trái tim đang vụn vỡ nào

Gia đình cần dành thời gian quan tâm và yêu thương người bệnh nhiều hơn, động viên và khuyến khích người bệnh mỗi ngày để họ có thể vượt qua thời gian khó khăn này. Bên cạnh đó hãy cố gắng tăng cường bổ sung dinh dưỡng để người bệnh khoẻ mạnh hơn, có đủ sức khoẻ để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên có những trường hợp gia đình lại cũng chính là nguyên nhân gây trầm cảm. Trong trường hợp này hãy cố gắng giải quyết các mâu thuẫn hoặc ít nhất hãy nói ra những khúc mắc trong lòng để giải thoát khỏi những vấn đề mà bạn đang mang theo trong lòng. Nếu các vấn đề này không được giải quyết thì bạn hãy cố gắng bỏ qua, không suy nghĩ về điều này nữa.

Sự quyết tâm trong điều trị bệnh

Đừng quá suy nghĩ về những vấn đề không đáng, nhưng sự kiện những con người đã làm bản thân đau khổ. Bất cứ sự kiện nào trên cuộc sống này cũng có nguyên nhân của nó, nếu ông trời vô tình lấy đi của bạn thứ này  sẽ dành tặng cho bạn một món quà tuyệt vời khác. Chẳng hạn nếu trong quá khứ gia đình có thể không hạnh phúc nhưng chắc chắn sẽ tìm được những người yêu thương bạn thật lòng trong tương lai. Vì vậy hãy đừng bi quan.

Người bệnh cần phải thực sự quyết tâm trong điều trị, cần hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh để có định hướng điều trị thích hợp. Có rất nhiều bệnh nhân dù đi điều trị nhưng tâm lý lại không được thả lỏng, không được muốn điều trị, vấn giữ khoảng cách với bác sĩ, không tuân thủ đúng phương pháp điều trị nên dù đã trị liệu và dùng rất nhiều loại thuốc nhưng vẫn không có tác dụng hiệu quả.

Phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh trầm cảm

Như đã nói, bệnh trầm cảm có tự khỏi không thì không thể tự khỏi, đồng thời vẫn có nguy cơ tái phát sau điều trị nên cần có hướng phòng tránh càng tốt. Người bệnh cần chăm sóc sức khoẻ tinh thần mỗi ngày để cơ thể luôn tràn đầy những năng lượng tích cực, hạn chế những tác động từ bên ngoài có thể làm bùng phát trở lại những triệu chứng trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không
Hãy học cách mỉm cười và có những suy nghĩ tích cực hơn để thấy cuộc đời này vẫn thật sự tươi đẹp

Cụ thể để phòng tránh nguy cơ bệnh trầm cảm tái phát, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau

  • Luôn cố gắng hướng tinh thần đến những điều vui vẻ tích cực hằng ngày, giải quyết hay loại bỏ sớm những điều muộn phiền
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, giải toả tâm trạng thông qua việc nghe nhạc thiền, tập yoga, tập thể dục..
  • Học cách viết ra những điều muộn phiền mỗi ngày cũng là cách giúp dẹp bỏ nỗi muộn phiền
  • duy trì các mối quan hệ lành mạnh với gia đình, người thân, những người bạn bè thân thiết thông qua việc việc trò chuyện,lắng nghe và tâm sự hằng ngày
  • Tham gia những hoạt động lành mạnh để giải toả cảm xúc, hướng đến những điều tích cực như nhảy múa, vẽ vời, ca hát, trồng cây, uống trà
  • Tập thể dục thể thao hằng ngày vừa giúp tăng cường sức khoẻ vừa giúp cải thiện tâm trạng tích cực vui vẻ hơn mỗi ngày
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày, ưu tiên các món ăn lành mạnh, rau củ, trái cây hằng ngày
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Duy trì thói quen ngủ đúng giấc hằng ngày, đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng, tránh thức quá khuya
  • Yêu thương bản thân nhiều hơn, tránh than vãn hay khóc lóc quá nhiều
  • Hít thở tinh dầu giúp xoa dịu tâm hồn
  • Tắm với nước ấm giúp cơ thể thư giãn mỗi ngày
  • Thức dậy buổi sáng để đi bộ và hít thở không khí trong lành giúp tinh thần phấn chấn hơn

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh trầm cảm có tự khỏi không. Mỗi người cần quan tâm đến sức khoẻ tinh thần mỗi ngày để bảo vệ chính bản thân tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm này.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là...

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, có khoảng 14 - 23% mẹ bầu gặp phải tình trạng này

Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, theo một số nghiên cứu, khả năng mắc trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ hiện nay cao hơn...

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Ước tính, khoảng 3 triệu người Việt đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần...

trầm cảm ở nam giới

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, cả nam và nữ giới ở mọi độ tuổi. Trầm cảm ở nam giới mặc dù không...

Chữa trầm cảm bằng thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn