Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Làm sao phòng ngừa
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không hay làm sao để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải vấn đề này. Thực tế việc phòng chống nguy cơ trầm cảm quay trở lại thì bên cạnh việc chấp hành điều trị của bác sĩ còn cần có sự quyết tâm cố gắng rất lớn của chính bản thân người bệnh, đây cũng là yếu tố hàng đầu để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không?
Luôn trong trạng thái buồn bã, u uất, cơ thể như không còn sức sống, luôn cảm thấy muốn khóc là những triệu chứng trầm cảm điển hình. Những nỗi buồn ngày càng gặm nhấm niềm vui của người bệnh khiến họ rơi vào hố sâu vô vọng, không thể thoát ra được, ngày càng trở nên thu mình lại, không muốn trò chuyện giao tiếp với ai và rất nhiều người đã chọn cái chết đã giải thoát cho chính mình.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Mỗi người có một khả năng chịu đựng tâm lý riêng có những người đối với những chuyện đau buồn lớn nhưng nếu suy nghĩ lạc quan vẫn có thể vượt qua nhưng có những người tâm lý yếu chỉ một chuyện nhỏ nhặt cũng khiến họ suy nghĩ buồn rầu cả ngày. Để bệnh trầm cảm có hết hẳn không cần hiểu rõ được căn nguyên gây bệnh và giải quyết được, qua đó mới giúp bệnh nhân suy nghĩ thông suốt và bắt đầu một cuộc đời mới.
Trầm cảm thường được tích tụ bởi rất nhiều nguyên nhân mà họ phải chịu đựng trong suốt thời gian dài. Giống như một cuộn len bị rối do có rất nhiều nút thắt, bạn không thể cứ cố gắng kéo là cuộn len có thể thẳng ngay được mà chỉ chỉ rối hơn, thậm chí là đứt len.Thay vào đó bạn cần biết nút thắt lớn nhất ở đâu, sau đó mới gỡ những nút nhỏ hơn và cuộn lại mới được.
Tương tự với những bệnh nhân trầm cảm cũng vậy, không phải một sớm một chiều là có thể chữa khỏi nhanh. Cần biết được chính xác điều gì đã khiến họ trở nên đau khổ yếu đuối như vậy và giúp họ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên điều này vẫn không đảm bảo được rằng bệnh sẽ hết hẳn, mà chỉ tạm thời giúp họ trở lại với cuộc sống bình thường.
Để biết bệnh trầm cảm có hết hẳn không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp trầm cảm nhẹ thường có tiên lượng khá tốt, có thể loại bỏ tối đa phần nào. Tuy nhiên với trầm cảm nặng, khi mà bệnh nhân đã có ý định hoặc đã từng thực hiện hành vi tự sát nhưng không thành thì việc điều trị không chỉ khó khăn mà còn khó để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Đặc biệt quan trọng nhất chính là quyết tâm điều trị của bệnh nhân. Bản thân chính họ phải hiểu được vấn đề bản thân mình đang gặp phải, thực sự muốn thoát khỏi nó và chấp nhận điều trị thì mới thực sự có kết quả tốt. Nếu bản thân bệnh nhân không muốn điều trị, không có niềm tin vào bác sĩ và chỉ chấp nhận điều trị cho có, do người nhà ép buộc nhưng không chịu mở lòng ra thì điều trị bằng phương pháp nào cũng không thể cải thiện.
Không chỉ bệnh nhân mà gia đình cũng đóng yếu tố quan trọng trong việc loại bỏ bệnh hết tối đa. Người thân phải tạo cho bệnh nhân một môi trường sinh hoạt thoải mái, lành mạnh, không khiến họ áp lực hay cảm thấy bị thương hại, luôn dành sự khuyến khích để người bệnh có thể cảm nhận được tình yêu thương chân thành nhất.
Chỉ khi tinh thần người bệnh được thoải mái, đả thông tư tưởng, sẵn sàng tiếp nhận mới điều mới, mở lòng với mọi người xung quanh thì mới thực sự được công nhận là trong trạng thái ổn, bệnh có thể khỏi được hoàn toàn. Để điều trị bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể phải kéo dài rất lâu, thậm chí là phải dùng thuốc duy trì trong nhiều năm liền.
Nói chung liệu bệnh trầm cảm có hết hẳn không thì câu trả lời là có nhưng còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không phải tiên lượng bệnh nhân nào cũng tốt như nhau. Càng điều trị sớm và thực sự quyết tâm thì khả năng loại bỏ bệnh hoàn toàn càng cao hơn.
Phòng tránh nguy cơ trầm cảm quay trở lại
Bên cạnh băn khoăn bệnh trầm cảm có hết hẳn không thì liệu bệnh có quay trở lại cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế trong giai đoạn trước bệnh có thể đã hết và được bác sĩ chỉ định ngưng điều trị nhưng nếu sau đó bệnh nhân tiếp tục có những áp lực tâm lý, những cú sốc tinh thần hay lối sống thiếu lành mạnh thì vẫn có nguy cơ tái phát trở lại rất cao.
Để phòng tránh nguy cơ trầm cảm tái phát nói riêng và cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nói chung, bạn cần chú ý những vấn đề sao đây
Học cách giải tỏa cảm xúc
Vui, buồn, tức giận hay thất vọng đều là những cảm xúc vô cùng bình thường của mỗi người và bất cứ ai cũng có quyền được bộc lộ nó ra ngoài. Bạn không nên dấu diếm cảm xúc của chính mình, tự mình gặm nhấm nỗi buồn hay chôn vùi đi niềm vui mà hãy cứ là chính mình. Nếu buồn thì cứ khóc thật to, nếu vui thì hãy chia sẻ với mọi người hay thậm chí là cãi nhau với ai đó khi tức giận.
Bạn cần phải yêu thương cảm xúc của bản thân vì ngoài bạn sẽ chẳng có ai khác hiểu được bạn cần gì hay muốn gì. Nếu không muốn chia sẻ với ai thì bạn có thể học cách viết. Viết cũng là một cách để giải tỏa tâm trí cực kỳ tốt mà lại giữ được bí mật. Hoặc bạn có thể tâm sự với một người xa lạ chẳng hạn. Lập một tài khoản ẩn danh và nói chuyện với một ai đó ẩn danh. Khi mà cả hai đều không biết nhau thường sẽ sẵn sàng cho nhau những lời khuyên chân thành và thật lòng hơn.
Một cách để giải tỏa cảm xúc khác chính là tập vận động. Nếu có thời gian bạn có thể học võ, học đấm bốc leo núi hay chạy bộ quanh nhà chẳng hạn. Đảm bảo sau khi tập luyện xong bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái phấn chấn hơn rất nhiều.
Loại bỏ những điều tiêu cực
Thay vì cứ giữ mãi những nỗi buồn trong lòng thì sao bạn không tìm cách loại bỏ nó sớm để không phải nghĩ ngợi buồn phiền nhiều. Thực tế có rất nhiều cách để xóa đi nỗi buồn vô cùng đơn giản mà lại được ít người quan tâm. Chẳng hạn như viết và đốt, khóc hay chỉ đơn giản là nghe một bản nhạc sôi động và nhảy múa cùng âm nhạc cũng giúp xua tan đi những nỗi buồn hiệu quả.
Hãy đừng trong quá khứ đau buồn mà cần phải đứng lên mạnh mẽ hơn. Hãy khiến bản thân quên đi nỗi buồn bằng sự bận rộn vào việc tìm kiếm những niềm vui mới. Học đan lát, học làm gốm hay chỉ đơn giản là chơi game cùng bạn bè sẽ giúp bạn quên đi nỗi buồn một cách nhanh chóng.
Một số người còn biến nỗi buồn trở thành động lực hay dùng nó làm cảm hứng để sáng tác. Chẳng phải có rất nhiều bài hát, lời thơ hay bức tranh hay những cuốn tiểu thuyết trứ danh đều bắt buồn từ những điều tiêu cực, những nỗi buồn phiền sao. Vốn dĩ không ai là không có nỗi buồn, quan trong là các chúng ta đón nhận và giải quyết nó như thế nào mà thôi.
Học cách chấp nhận và buông bỏ
Không phải thứ gì bạn cũng có thể cố chấp để níu kéo bởi điều này sẽ chỉ làm bạn tổn thương thêm mà thôi. Hãy hiểu rằng có những thứ cần phải buông bỏ để bắt đầu những điều mới. Một mối quan hệ không tốt đẹp thì nên chấm dứt sớm, một công việc có quá nhiều áp lực thì hãy tạm nghỉ, việc học tập quá căng thẳng thì cần sắp xếp lại để có thời gian nghỉ ngơi tốt hơn.
Tất nhiên không phải vấn đề gì nói buông là buông ngay được mà cần phải có một thời gian rất dài. Bạn hãy dành thời gian ngồi suy ngẫm lại và viết hết ra những điều gì đã và đang kéo tinh thần của bản thân xuống. Xem xét và sắp xếp lại nên giữ lại điều gì, loại bỏ những điều gì và lấy đó làm cột mốc cho một cuộc đời mới.
Tích cực và lạc quan hơn
Hầu hết những người bị trầm cảm thường luôn có suy nghĩ lạc quan bởi vậy đứng trước một khó khăn họ thường rất dễ suy sụp. Chúng ta có thể định nghĩa được rằng lạc quan là tích cực, là sự vui vẻ nhưng thật khó để nói làm thế nào để có sự lạc quan ấy bởi nó vốn nằm trong tiềm thức, trong xu hướng tính cách và nhìn nhận của mỗi người.
Tuy nhiên bạn có thể sống chậm lại. Thay vì nhìn nhận các vấn đề về một mặt và giải quyết nó một cách bốc đồng thì bây giờ bạn cần thực hiện nó chậm hơn. Hãy luôn nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng và giải quyết nó theo một chiều hướng có lợi nhất cho chính bạn.
Chẳng hạn với những người bị trầm cảm nơi công sở do áp lực công việc quá lớn, thay vì nghĩ rằng công ty thật tồi tệ, bạn ghét công ty này thì có thể suy nghĩ đơn giản rằng thời gian làm việc ở đây là một trải nghiệm lớn, một kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn công ty tốt hơn sau này. Nhìn nhận các vấn đề một cách đơn giản hơn bạn sẽ thấy cuộc đời này thật dễ chịu.
Dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân
Khi đã cảm thấy có quá nhiều áp lực và mệt mỏi bạn hãy dành cho bản thân mình ít nhất một ngày để nghỉ ngơi hay ít nhất là dành thời gian để ngủ nhiều hơn. Khi cơ thể khỏe mạnh và nạp đầy năng lượng thì tinh thần cũng sẽ phấn chấn vui vẻ hơn hẳn. Càng mệt mỏi thì tinh thần càng sẽ xuống dốc và suy sụp hơn.
Dành một ngày cuối tuần để ở nhà nấu ăn cùng gia đình, la cà quán xá với bạn bè, đi cà phê ngắm nhìn một ngày bình yên cũng cách để bạn cảm nhận được sự hạnh phúc. Rất khó để nói về khái niệm hạnh phúc thực sự là gì nhưng thực tế hạnh phúc là những điều rất giản đơn, không quá khó khăn như bạn nghĩ.
Nếu có thời gian và điều kiện, bạn đừng quên tự thưởng cho bản thân cho món quà nho nhỏ như một bộ quần áo, một thỏi son hay một đôi giày cũng đủ để bạn cảm thấy vui vẻ. Bạn cần phải yêu thương chính bản thân bạn, hãy sống vì chính mình chứ không vì ai khác.
Chữa lành đứa trẻ bên trong
Khi cảm thấy bản thân đang trong trạng thái không ổn định bạn hãy sớm đến gặp các bác sĩ tâm lý để được giúp chữa lành đứa trẻ bên trong. Nói về lý thuyết thì nghe có vẻ rất dễ dàng nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Vì thế ngay khi cảm thấy bản thân không ổn, không thể chống đỡ được nữa thì bạn nên sớm tìm đến các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Các bác sĩ tâm lý sẽ đóng vai trò như những người bạn, người lắng nghe nỗi lòng của bạn và cho bạn những lời khuyên hữu ích. Không cần dùng bất cứ loại thuốc hay các tác động thực thể nào nhưng trị liệu tâm lý là biện pháp tuyệt vời để làm lành những vết thương lòng, những nút thắt tâm lý tưởng chừng như không thể chữa khỏi.
Đồng thời với chuyên môn của mình, các chuyên gia trị liệu cũng sẽ hướng dẫn người bệnh làm thế nào để giải tỏa cảm xúc, đưa người bệnh đến những điều lạc quan tích cực hơn để thay đổi cuộc sống. Trong trầm cảm hay các vấn đề tâm lý khác, trị liệu tâm lý có thể được thực hiện độc lập hoặc luôn được tiến hành song song cùng các phương pháp điều trị khác để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Trên đây là một số chia sẻ để giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh trầm cảm có hết hẳn không, nên phòng tránh thế nào để đem đến hiệu quả tốt nhất. Mỗi người nên bắt đầu thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn, luôn hướng đến những điều lạc quan tích cực nhất để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm nào.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!