Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh này. Bệnh thường làm xuất hiện các mụn nước li ti trên da gây ngứa ngáy và rất dễ tái phát. Tổ đỉa nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng da nấm da làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của những người mắc bệnh này.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Biểu hiện của bệnh tổ đỉa được đặc trưng bởi những mụn nước li ti xuất hiện từ sâu bên trong da và được một lớp da dày cứng bao bọc. Chính vì thế những tổn thương trên da là xuất phát từ sâu bên trong, vì thế rất khó để điều trị tận gốc. Khi mụn nước biến mất lớp da bị tổn thương được thay thế bằng lớp sừng dày màu vàng, khiến da khô ráp và ngứa ngáy dữ dội khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu.
Da bị ngứa cùng mụn nước khiến người bệnh có xu hướng gãi hay cọ xát vào các vùng tổn thương để giảm bớt tình trạng ngứa rát này. Nếu không biết cách chăm sóc vùng da bị tổn thương sẽ trở nên viêm nhiễm nặng nề hơn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại khác có nguy cơ xâm nhập và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Các biến chứng mà bệnh tổ đỉa có thể gây ra nếu không điều trị đúng cách bao gồm
- Bị nhiễm trùng: Những mụn nước do tổ đỉa gây ra dù nhỏ và khá cứng nhưng nếu bị gãi hay chà xát vô có thể gây vỡ làm da bị trầy xước và gây nhiễm trùng. Kèm theo đó, da bị viêm đỏ, xuất hiện mụn mủ, cực kỳ ngứa rát,…và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như zona thần kinh, mụn cóc hay các bệnh về tay chân miệng.
- Để lại sẹo: Các vùng da bị tổn thương và trầy xước nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo thâm trên da rất xấu xí
- Móng bị biến dạng: Biến chứng ở tổ đỉa xuất hiện trên tay chân còn có thể gây biến dạng ở móng, nứt nẻ và khô ráp.
- Tác động đến tâm lý: Khi trên tay chân xuất hiện toàn những mụn nước gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Người bệnh thường cảm thấy ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp, và bất tiện khi các cơn ngứa xuất hiện liên hồi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị stress căng thẳng kéo dài và gây ra nhiều biến chứng liên quan khác.
Bệnh liên quan đến cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh, vì vậy rất khó có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Như vậy có thể thấy, với câu hỏi “bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không” thì câu trả lời là có, đặc biệt là với tình trạng bệnh để lâu ngày không điều trị kịp thời. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát ngăn ngừa bệnh tái phát bằng một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản.
Điều trị bệnh tổ đỉa
Để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng các phương pháp Tây Y kết hợp với một số phương pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát tình trạng bệnh tổ đỉa. Áp dụng các phương pháp này một cách kiên trì, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 3- 4 tuần.
Điều trị bằng Tây Y
Tuỳ vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc riêng phù hợp. Dùng thuốc Tây Y vừa có thể giải quyết các vấn đề ngoài da vừa có thể giải quyết các nguyên nhân gây bệnh từ bên trọng. Phương pháp này rất phù hợp với những người bị tổ đĩa mãn tính để kiểm soát tốt các triệu chứng này.
Các loại thuốc dùng ngoài da thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa bao gồm:
- Dung dịch bạc nitrat 0,5%: Với những vùng da bị tổ đỉa nổi mụn nước nhưng chưa vỡ có thể dùng dung dịch này để sát khuẩn, chống viêm và giảm nhẹ cơn ngứa ngáy khó chịu.
- Dung dịch tím methylen 1%, Milian: Với những tình trạng viêm nhiễm nặng hơn đã xuất hiện mụn mủ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng dung dịch tím methyl 1%, Milian để ngăn ngừa các viêm nhiễm từ mủ bị vỡ ra và lan rộng cũng như ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh nặng nề hơn.
- Thuốc mỡ corticoid: Đây là loại thuốc có tác dụng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả trong việc kiểm soát cơn ngứa và chống viêm nhiễm, thường được dùng sau khi mụn nước đã lặn để ngăn ngừa thâm sẹo. Tuy nhiên thuốc mỡ có chứa corticoid thường chỉ được chỉ định dùng với những trường hợp bị tổ địa dạng nặng hoặc dùng trong một thời gian ngắn vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm mỏng da, dày sừng, hay suy giảm sức đề kháng nên ít được dùng với một số đối tượng.
- Thuốc corticoid + kháng sinh: Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng do ngứa gãi làm trầy xước vùng da bị tổn thương có thể sẽ được chỉ định dùng kết hợp thuốc bôi corticoid kết hợp với kháng sinh để sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn và giảm ngứa.
- Thuốc bôi chống nấm: Tổ đỉa có thể xuất hiện do người bệnh bị nấm da, vì thế bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm để ức chế sự sinh sản và lây lan của nấm, từ đó giảm ngứa hiệu quả.
- Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus: Với những người bị dị ứng với nhóm thuốc corticoid có thể sẽ được chỉ định dùng Tacrolimus để ngăn ngừa tình trạng dị ứng nổi mề đay làm tình trạng tổ đỉa nặng nề hơn. Loại thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch tại khu vực da bị tổn thương nhờ đó có thể giảm viêm, ngứa và khôi phục da nhanh chóng.
- Liệu pháp ánh sáng: Đây là liệu pháp thường được chỉ định với một số trường hợp bị tổ đỉa mãn tính lâu năm mà dùng thuốc không có tác dụng. Phương pháp này ứng dụng tia cực tím UVA để tăng cường quá trình hồi phục da, giảm nhanh các triệu chứng viêm ngứa khó chịu.
Các loại thuốc uống thường được chỉ định để giải quyết các vấn đề gây bệnh từ sâu bên trong, nhờ đó vừa có thể làm giảm nhanh
- Thuốc kháng histamine: Một số tình trạng dị ứng cũng có thể gây phóng thích histamin làm hình thành bệnh tổ đỉa. Vì vậy người bệnh cần phải dùng thuốc kháng histamin để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, dị ứng, nổi tổ đỉa khó chịu. Thuốc có thể dùng được ở cả dạng bôi và dạng uống.
- Kháng sinh: Thường được dùng trong một số trường hợp tổ đỉa mãn tính nhiễm trùng gây ra bội nhiễm để kiểm soát và tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh trầm trọng hơn.
- Thuốc uống chứa corticoid: Nhóm corticoid có thể dùng cho cả dạng uống thường được chỉ định cho những người bị tổ đỉa dạng nặng hay bị viêm nhiễm trầm trọng. Tuy nhiên do thuốc có nhiều tác dụng phụ và không thực sự tốt cho sức khỏe nên chỉ được dùng ngắn ngày và ít dùng cho những trường hợp bệnh nhẹ.
- Thuốc chống nấm – Griseofulvin: Dùng cho những trường hợp bị tổ đỉa do nấm để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, từ đó bệnh được thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc kháng nấm Griseofulvin là loại thuốc phổ biến thường được dùng để điều trị tổ đỉa do nấm da và nấm kẽ gây nên. Thuốc được chỉ định dùng trong 1 tháng với liều 250mg/ 4 lần/ ngày.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Với tình trạng mụn nước bị tác động trầy xước bị vỡ hay bong ra, người bệnh cần uống thêm một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn để ngăn ngừa các viêm nhiễm hay vi khuẩn có hại xâm nhập.
Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng nổi mụn ngứa rát, đồng thời hỗ trợ bệnh thuyên giảm nhanh hơn,.
Dùng muối hột
Muối hột có khả năng sát trùng cực kỳ tốt, vì thế người bệnh nên dùng loại muối này để sát khuẩn ngoài da sẽ giúp giảm ngứa do tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Ngâm vùng da bị tổ đỉa ở tay chân với nước muối ấm sẽ giúp làm giảm cơn ngứa ngáy và chống viêm nhanh chóng.
Cách thực hiện rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần đun sôi khoảng 1 lít nước, tắt bếp cho thêm khoảng 2 thìa muối hột quấy đều cho tan. Pha thêm một chút nước lạnh để nước còn đủ ấm rồi dùng để ngâm tay chân trong 10- 15 phút hoặc chờ đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện phương pháp này ngày 2 lần sẽ làm cải thiện tình trạng tổ đỉa rất tốt và an toàn cho da.
Dùng lá lốt
Cây lá lốt là loài cây quen thuộc xuất hiện trong rất nhiều món ăn hấp dẫn Việt Nam. Bên cạnh đó nó còn là một loại thảo dược chữa bệnh cực kỳ hiệu nghiệm. Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt, nhờ đó khi dùng trên da sẽ làm dịu lại cơn ngứa ngáy do mụn nước gây ra đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương. Sử dụng lá lốt vừa có tác dụng tốt lại vừa lành tính nên người bệnh hãy ưu tiên phương pháp này.
Cách thực hiện đơn giản như sau
- Dùng một nắm lá lốt tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Giã nát lá lốt rồi cho vô một miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt này để uống ngày 3 lần.
- Phần bã lá còn lại đem đun sôi với nước trong vai phút, bỏ bã, lấy nước pha cùng nước nguội để ngâm tay chân.
- Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để thấy kết quả tốt nhất.
Dùng lá trầu không giảm ngứa do tổ đỉa
Các hoạt chất có trong lá trầu không được coi như một loại kháng sinh tự nhiên có thể ức chế sự sinh sản của các vi khuẩn và nấm gây bệnh tổ đỉa. Loại lá này rất lành tính, không gây dị ứng cho da đồng thời tinh dầu chiết xuất từ lá còn được biết đến với khả năng chống viêm, giảm ngứa và hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi da nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là do phong thấp nhiệt tà, khí huyết bị ứ trệ. Vì thể giải quyết tình trạng này sẽ đẩy lùi được bệnh tổ đỉa. Trong khi đó, lá trầu không lại có tác dụng trực tiếp vào các kinh phế, tỳ ,vị giúp hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Chính vì thế, lá trầu không có thể giải quyết được căn nguyên gây bệnh, điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài hỗ trợ bệnh biến mất nhanh chóng.
Cách làm bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không như sau
Cách 1
- Dùng một nắm lá trầu không tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất vớt ra để ráo.
- Vò nhẹ lá trầu rồi đem đun sôi với 1.5 lít nước trong khoảng 5 phút để các tinh chất trong lá ra hết. Có thể cho thêm phèn chua hay muối hột để tăng tác dụng sát trùng.
- Pha thêm nước nguội rồi đem đi ngâm tay, chân.
Cách 2
- Lá trầu không và rau răm đen rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Đun sôi 1,5 lít nước rồi cho các nguyên liệu vào nấu cùng trong khoảng 15 phút.
- Bỏ bã lấy nước pha thêm với nước nguội rồi đem đi ngâm chân trong 10-1 5 phút.
Thực hiện các phương pháp này đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần sẽ giảm các cơn ngứa rát khó chịu trên vùng da bị tổn thương, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Chữa bệnh tổ đỉa với tỏi
Hoạt chất allicin có trong tỏi được coi như một chất kháng sinh mạnh, đem đến khả năng sát trùng, kháng khuẩn cực kỳ tốt.Loại thảo dược này hầu hết luôn có sẵn trong mọi căn bếp lại có giá rất rẻ, an toàn cho da nên người bệnh có thể tận dụng để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm cũng như ức chế sự hoạt động của nấm và vi khuẩn.
Cách làm bài thuốc từ tỏi trị dị ứng
- Dùng khoảng 1 củ tỏi tươi ( có thể gia giảm tùy diện tích vùng da bị tổn thương) đem bóc vỏ rồi nghiền nát để lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt từ lấy được hòa cùng một ít nước lọc.
- Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm dung dịch và thoa lên vùng da bị tổn thương. Nếu dùng bông gòn có thể để nguyên đắp trên vùng da nổi tổ đỉa trong khoảng 10 phút.
- Rửa sạch da lại với nước ấm
- Thực hiện ngày 2 lần để có kết quả tốt nhất.
Phòng tránh bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa sẽ không còn quá nguy hiểm nếu người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của nó. Bệnh tuy dễ tái phát nhưng chỉ cần chú ý một chút trong việc thay đổi lối sống hằng ngày là người bệnh có thể hạn chế được tối đa khả năng bệnh tái phát gây ngứa ngáy khó chịu.
Các biện pháp giúp phòng tránh tối đa bệnh tổ đỉa tái phát bao gồm
- Giữ vệ sinh cá nhân: Người bệnh cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt ở các khu vực lòng bàn tay bàn chân, kẽ tay chân vì đây là những vùng rất dễ tích tụ mồ hôi và gây bệnh tổ đỉa. Dùng xà phòng hay các loại nước rửa tay có tính sát khuẩn để ngăn ngừa viêm nhiễm,loại bỏ vi khuẩn hiệu quả nhất.
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên: Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo để tránh các kích ứng làm bệnh bùng phát và trầm trọng hơn.
- Thay đổi môi trường làm việc: nếu bệnh tổ đỉa xuất hiện là do người bệnh tiếp xúc với nhiều hóa chất liên quan đến môi trường làm việc thì người bệnh cần đổi công việc thì mới có thể điều trị bệnh nhanh chóng.
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất: Người bệnh nên hạn chế các tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa có trong nước lau sàn, xà bông, nước rửa bát. Nếu muốn dùng các sản phẩm này hãy dùng bao tay cao su để hạn chế tối đa các tác động không tốt cho làn da nhạy cảm này.
- Giữ tay chân được thông thoáng: Nếu người bệnh bị ra mồ hôi tay có thể bị nhiễm nấm gây tổ đỉa, vì vậy hãy luôn giữ tay được khô ráo, sạch sẽ. Có thể dùng bột talc để hút ẩm. Người bệnh cũng nên ưu tiên chọn các loại giày rộng rãi, thông thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần giúp điều trị và phòng tránh bệnh tổ đỉa hiệu quả hơn. Người bệnh nên tăng cường việc uống nước, ăn các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ có trong các loại ngũ cốc và trái cây. Đồng thời hạn chế ăn các thực giàu đạm vì có thể gây kích thích khiến bệnh tái phát và trầm trọng hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái: Ngủ sớm hơn, tinh thần luôn vui vẻ thoải mái cũng là cách để kiểm soát bệnh tốt nhất.
- Điều trị bệnh sớm: Nếu gia đình có tiền sử có người bị tổ đỉa hoặc phát hiện bệnh tổ đỉa người bệnh nên đi điều trị ngay từ sớm để có thể điều trị dứt điểm. Bệnh càng để lâu càng có dứt điểm.
Điều trị và phòng tránh bệnh tổ đỉa cần một thời gian dài vì vậy người bệnh cần phải kiên trì thực hiện các phương pháp trên. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn về bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không. Đừng quên thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe cũng như các cơ bệnh tiềm ẩn của bản thân sẽ giúp bạn có phương pháp phòng tránh tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!