Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

10 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Top 5 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả

5 Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi giúp teo mụn nước, giảm ngứa hiệu quả

Ngứa Kẽ Ngón Tay, Ngón Chân: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Khỏi

9 thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất giúp lành bệnh nhanh chóng

Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một trong các bệnh da liễu khiến nhiều người ám ảnh vì các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh tổ đỉa là gì nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh như thế nào, có các chữa trị dứt điểm hay không? Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm
Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm- Eczema. Bệnh thuộc thể viêm da mãn tính, bởi các dấu hiệu nhận biết đặc trưng là nổi mụn nước sâu ở lòng bàn tay, bàn chân gây ngứa ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng thường kéo dài dai dẳng, hay tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Từ các nghiên cứu cho thấy hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh tổ đỉa. Theo các chuyên gia, bệnh có thể khởi phát do yếu tố di truyền, liên quan đến sự rối loạn chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể và hệ thần kinh.

Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn bùng phát bởi một số nguyên nhân như:

Người bị dị ứng cơ địa: Có hơn 50% ca bệnh tổ đỉa có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như viêm da tiếp xúc, dị ứng cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Dị ứng thuốc và hóa chất: Đây là trong các trường hợp rủi ro khiến bệnh tổ đỉa khởi phát. Khi bị kích ứng bởi thuốc hay hóa chất, lúc này hệ miễn dịch sẽ có xu hướng giải phóng Histamin và lgE dưới da.

Từ đó, gây ra các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Thông thường các trường hợp bị dị ứng với  hóa chất độc hại sẽ có biểu hiện nổi mụn nước lớn hơn bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Vi khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn: Bệnh tổ đỉa khởi phát khi cơ thể bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn và vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh da liễu khác.

Ảnh hưởng tâm lý, thể chất suy giảm: Sức đề kháng bị suy giảm, tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài là một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh tổ đỉa bùng phát. Đối với những người có thể trạng tốt, tỷ lệ bệnh khởi phát sẽ thấp hơn, và tình trạng da bị tổn thương cũng sẽ nhẹ hơn.

Ngoài ra, những người hay bị tiết mồ hôi tay, chân, hay bị nấm kẽ chân sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này  cao hơn so với người bình thường.

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thường sẽ có các triệu chứng nhận biết như sau:

  • Nổi các mụn nước sâu bên trong da và được bao bọc bởi lớp da dày, cứng rất khó vỡ.
  • Những mụn nước này thường nổi rải rác hoặc mọc thành từng cụm tập trung ở kẻ tay, kẻ chân, thông thường mụn nước có đường kính từ 1-2mm.
  • Mụn nước do bệnh tổ đỉa sẽ không tự vỡ mà tiêu biến sau vài tuần điều trị.
  • Sau khi mụn nước biến mất, khu vực da bị tổn thương sẽ xuất hiện lớp sừng dày màu vàng. Khi lớp da này bong ra thường để lại lớp da màu hồng, viền vằn và bóng nhẵn.
  • Các tổn thương do bệnh chàm tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, khi gãi mạnh sẽ gây sưng tấy, nổi mụn mủ, sốt, sưng hạch, quầng viêm đỏ,…
  • Thông thường bệnh sẽ khởi phát tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân. Nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt, đầu ngón chân, ngón tay, dưới ngón tay, và tỷ lệ triệu chứng xuất hiện ở cổ chân, cổ tay là rất thấp.

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường bùng phát thành từng đợt, bệnh sẽ nặng hơn vào mùa hè và sẽ thuyên giảm vào mùa đông.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng bệnh gây tổn thương da và có xu hướng tái lại nhiều lần, kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Trường hợp bệnh không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc da không đúng cách, thường xuyên gãi mạnh, cào mạnh sẽ gây ra một số biến chứng:

Bị nhiễm trùng: Những mụn nước tuy nằm sâu bên trong da, khó vỡ nhưng nếu bệnh nhân cào gãi mạnh sẽ gây vỡ và chảy dịch có thể gây nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng sẽ khiến da sưng tấy, viêm đỏ, nổi các mụn mủ, nóng rát,…Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ phát sinh biến chứng nặng hơn.

Móng bị biến dạng: Người bị tổ đỉa ở ngón tay, ngón chân có nguy cơ gây biến dạng móng, nứt nẻ và khô ráp.

Tác động đến tâm lý: Các triệu chứng của bệnh có thể tác động ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh mất tự tin, e ngại giao tiếp vì da nổi mụn nước. Ngoài tổn thương da, bệnh tổ đỉa còn gây ngứa ngáy, đau rát. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, bứt rứt.

Bệnh tổ đỉa tốn nhiều thời gian điều trị và thường xuyên tái lại nhưng không có khả năng lây từ người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, những trường hợp bệnh tổ đỉa nhiễm khuẩn, lúc này vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng có thể lây qua đường tiếp xúc vật lý.

Điều trị bệnh chàm tổ đỉa 

Để tránh tình trạng bệnh tổ đỉa nghiêm trọng hơn gây bội nhiễm, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Kết hợp với chăm sóc da và sinh hoạt hợp lý, bệnh sẽ thuyên giảm sau 3 đến 4 tuần điều trị.

Điều trị bằng thuốc Tây

Khi bệnh tổ đỉa trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt nhất, ngăn ngừa tổn thương sang các vùng da khác cũng như tránh bị bội nhiễm.

Điều trị tại chỗ

  • Thuốc tím metyl 1%, thuốc Milian: Ở những vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện mụn mủ, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tím metyl 1% hoặc thuốc Milian, đây là thuốc dạng dung dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn viêm nhiễm sang các vùng da khác.
  • Dung dịch bạc nitrat: Dung dịch bạc nitrat 0.5% cải thiện tình trạng ngứa ngáy và có khả năng sát khuẩn tốt. Thường sẽ được chỉ định cho vùng da bị tổn thương có mụn nước chưa vỡ.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Khi mụn nước tiêu biến, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc mỡ chứa corticoid như Tempovate, Dermovate, Flucinar để làm giảm viêm ngứa. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, khi dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, suy giảm kháng thể, bị dày sừng nang lông,…
  • Thuốc bôi kháng nấm: Trường hợp bệnh tổ đỉa do nấm gây ra, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi kháng nấm để chống lại các vi nấm gây bệnh và ngăn ngừa tổn thương da.
  • Thuốc bôi Tacrolimus: Trong quá trình người bệnh sử dụng thuốc bôi corticoid gây ra tác dụng phụ, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi làm ức chế hệ miễn dịch Tacrolimus. Thuốc có tác dụng giảm viêm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, và phục hồi vùng da bị tổn thương.
  • Liệu pháp ánh sáng: Đây là phương pháp được áp dụng cho trường hợp bị bệnh tổ đỉa trong thời gian dài và các thuốc điều trị không đáp ứng được. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách dùng tia UVA chiếu lên vùng da bị bệnh giúp giảm viêm, ngứa, hỗ trợ quá trình phục hồi.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng sinh: Khi người bệnh tổ đỉa có hiện tượng bội nhiễm, sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh, chống lại dị ứng, giảm quá trình giải phóng histamin.
  • Thuốc uống có chứa corticoid: Thông thường, với các trường hợp bị bệnh tổ đỉa bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng các loại thuốc uống chứa corticoid từ 5-7 ngày. Vì loại thuốc này có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nên thường được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
  • Thuốc Griseofulvin: Đây là một trong các loại thuốc kháng nấm, được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh tổ đỉa khởi phát bởi nấm kẽ, nấm da. 

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa bệnh tổ đỉa

  • Bệnh tổ đỉa mất rất nhiều thời gian để điều trị, vì vậy người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thêm bớt thuốc trong quá trình điều trị vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị, vì có thể gây ra các tác dụng phụ, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu thấy có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, hoặc dùng thuốc không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc điều trị cho phù hợp.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng từ thảo dược tự nhiên

Song song với việc dùng thuốc Tây để điều trị bệnh tổ đỉa, bạn có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi nấm. Dùng lá trầu không có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát của bệnh tổ đỉa, tăng khả năng phục hồi da, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch và vò nhẹ.
  • Bỏ lá trầu không vào đun với 1.5 lít nước.
  • Sau khi sôi thì tắt để nguội rồi đổ ra chậu ngâm vùng da bệnh khoảng 15 phút.

Chữa bệnh tổ đỉa với muối biển

Muối biển được biết đến với khả năng sát trùng, kháng viêm, chống ngứa. Vì vậy, người bệnh có thể dùng muối biển pha với nước ấm để ngâm tay, chân giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm nguy cơ viêm da.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng từ thảo dược tự nhiên
Chữa bệnh tổ đỉa bằng từ thảo dược tự nhiên

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 1.5 lít sôi sau đó đổ ra chậu ngâm
  • Cho thêm 1 ít nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp dùng ngâm tay, chân
  • Cho 2 muỗng muối biển vào chậu nước và khuấy đều
  • Ngâm vùng da bị bệnh vào nước muối khoảng 15 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh gây ra.

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa

Trong tỏi có chứa các hoạt chất allicin, có khả năng kháng khuẩn và sát trùng mạnh. Mọi người thường dùng tỏi trong điều trị các bệnh da liễu như bệnh nổi mề đay, viêm da cơ địa, bệnh tổ đỉa,…

Cách thực hiện:

  • Lấy một củ tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch và nghiền nát
  • Vắt lấy nước tỏi hòa với 1 ít nước vừa đủ
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị tổ đỉa và để yên trong vòng 10 phút và rửa sạch da lại với nước ấm
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả.

Các biện pháp quản lý bệnh tổ đỉa

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, người bệnh tổ đỉa nên thực hiện các biện pháp chăm sóc da, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp bệnh hồi phục tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị, ngừa bệnh tái lại.

Các biện pháp quản lý bệnh tổ đỉa
Các biện pháp quản lý bệnh tổ đỉa

 Một số biện pháp chăm sóc để ngừa bệnh tổ đỉa tái lại như:

  • Không gãi mạnh, cào mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây bội nhiễm. Để giảm ngứa ngáy, bạn có thể chườm đá, ngâm nước muối.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây bệnh như hóa chất, xăng dầu, xà phòng,…Nên sử dụng găng tay, đồ bảo hộ nếu phải tiếp xúc.
  • Không dung nạp các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành, đồ ăn cay nóng,…Thay vào đó, bạn nên dùng các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống lại bệnh.
  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, giữ cho vùng da bị bệnh luôn được thông thoáng. Tránh vận động mạnh đổ nhiều mồ hôi, gây ngứa ngáy, bí da khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Lưu ý vào thời điểm bệnh có nguy cơ bùng phát cao, nên chăm sóc da kỹ hơn, vệ sinh đúng cách và tránh các dị nguyên.

Bệnh tổ đỉa có thể tái phát thường xuyên và cũng mất rất nhiều thời gian để chữa trị. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, quản lý bệnh để kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Lá lốt là thảo dược tự nhiên được biết đến với nhiều công dụng, trong đó có hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Mẹo chữa...

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở nhiều người, kèm theo các biểu hiện ngứa ngáy, tiết dịch khó chịu ảnh...

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Bệnh tổ đỉa là bệnh mãn tính nên thường có xu hướng tái phát khi bạn dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng cao....

Bình luận (40)

  1. Đinh Thị Ngân says: Trả lời

    Có cách gì làm hết ngứa với mọc mụn nước trên tay không ạ, em bị cả tuần nay rồi, mụn nước mọc kín cả bàn tay, thấy bài viết miêu ta thì thấy cung khá giống tình trạng hiện giờ của em , liệu có khi nào bị bênh tổ đỉa không nhỉ? Điều trị bệnh này như thế nào nhỉ?

    1. Tô Trần Ngọc Như Ý says: Trả lời

      Cái này đi khám mới biết được chứ đoán mò sao ra bệnh được em ơi, mấy cái bệnh về da này nhiều triệu chứng nó cứ tương tự nhau không biết bệnh nào với bệnh nào đâu.

    2. Tường Vi Mưa says: Trả lời

      Phải đấy cứ đi khám đi đa nếu bị bệnh tổ đỉa thì bạn có thể dùng một số cách sau để điều trị:
      * Cách 1: sử dụng tỏi
      Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, đem bóc vỏ và nghiền nát
      Ép lấy dịch cũng như hòa với 1 ít nước
      Thoa lên ở vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút
      Rửa lại với nước ấm
      Thực hiện mẹo trị này 2 lần/ ngày
      * Cách 2: sử dụng gừng
      Nguyên liệu phải chuẩn bị: nửa chén giấm, gừng tươi, con đường cát.
      Bạn chỉ đun sôi giấm, gừng tươi cũng như đường cát trong vòng 10 phút.
      Sau đó bạn dùng nước cốt để uống. Mỗi ngày, bắt buộc uống từ 3 – 4 lần

    3. ChiiiiLinhhhh says: Trả lời

      bạn ơi mấy cách này chữa tổ đỉa hiệu quả thật không vậy?

    4. Tường Vi Mưa says: Trả lời

      mấy cách của tớ bạn phải buộc duy trì thực hiện tại trong thời gian dài tầm ba bốn tháng trở lên thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả thực sự được bạn à.

  2. Doãn Thuỳ Trang says: Trả lời

    Dùng mấy cách dân gian vừa lâu mà khỏi làm sao được, bị bệnh tổ đỉa được, phải dùng thuốc bạn ơi, chứ vài cái mẹo này ăn thua gì được.

    1. Lê Thảo Vy says: Trả lời

      mình bị bệnh tổ đỉa cung vài năm nay rồi, nhất là vào mùa lạnh dưới lớp da tay hay kẽ ngón chân có rất nhiều mụn nước li ti, để tự nó thì không vỡ được, tầm khoảng 3,4 tuần sau thì mụn nước khô lại da xuất hiện một lớp dày sừng màu vàng nhạt, khi lớp vảy ấy bong hết thì da để lại sẹo với rất nhiều viền vằn vèo, rất mất thẩm mỹ. bạn trước dùng thuốc gì có thể mách cho mình được không?

    2. Doãn Thuỳ Trang says: Trả lời

      bạn nghe đến thuốc thanh bì dưỡng can thang chưa, lúc trước tớ dùng thuốc này để điều trị bệnh tổ đỉa đó, khỏi cũng được khoảng thời gian khá lâu rồi. bạn dùng thử thuốc này xem sao, tớ dùng không biết có phải do hợp thuốc hay không mà nhanh khỏi lắm. Dùng có hai tháng thôi à, mà mụn nước bay sạch chẳng ngứa ngay chi nứa, da còn lành lặn không có sần sùi như trước đó bạn ơi, chưa nói đến da tớ trông còn sáng hơn, nhìn có sức sống, khỏe mạnh hơn, không dễ mắc các bệnh về da như trước đó.

    3. Bùi Kiều Diễm says: Trả lời

      Cho hỏi đằng ấy chút có phải là thuốc thanh bì dương can thang trong bài viết này nói đến không bạn, mình thấy rất nhiều người khen thuốc này https://www.vpeg.vn/thuc-hu-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-chua-to-dia-noi-tieng-duoc-vtv2-gioi-thieu/

    4. Doãn Thuỳ Trang says: Trả lời

      Đúng rồi bạn ơi, là thuốc này đó, bạn mua đến trung tâm thuốc dân tộc mà mua bạn nhé, bs thăm khám rồi mới kê đơn thuốc, chứ bạn đừng mua linh tinh trên mạng cẩn thận mua phải thuốc vớ vẩn ko đúng đâu. Mua rồi dùng lại tiền mất tật mang

    5. Văn Vi Thiên Thùy says: Trả lời

      Chỉ bán ở mấy địa chỉ Hà Nội, Quảng Ninh, và ở thành phố HCM, thôi à, không còn chỗ khác à, mình ở điện biên muốn mua thuốc này thì làm cách nào, đặt trên mạng thì sợ không biết đặt ở đâu, mua phải hàng kém chất lượng thì lại dở.

    6. Lò Thị Hồng Yến says: Trả lời

      Bạn gọi đến trung tâm thuốc dân tộc nhờ họ gửi thuốc vè cho hoặc cách khác là đặt mua trực tiếp trên web của họ, đặt như vầy thì yên tâm không lo mua thuốc vớ vẩn. Mà bạn mua như thế vẫn được các bác sĩ tư vấn kỹ càng lắm, hướng dẫn ăn uống, dùng thuốc ntn để bệnh nhanh cải thiện, trước tui cung từng đặt mua về rôi, bác sĩ họ tư vấn rất kỹ, cứ dăm bữa nửa tháng lại điện thoại liên hệ trao đổi về việc dùng thuốc ntn có gặp vấn đề gì không, nói chung lúc đấy chưa biết thuốc tốt có hiệu quả hay k mà có cảm giác an tâm. Đây số hotline của trung tâm : (024) 7109 6699 – (028) 7109 6699, và link đặt thuốc của trung tâm, bạn xem cách nào tiện thì dùng để đặt thuốc nhé: https://www.thuocdantoc.org/dat-mua-thuoc

  3. Hạnh Sang says: Trả lời

    Bệnh tổ đỉa này nên uống thuốc hay bôi mọi người nhỉ, cái nào đỡ hại hơn, dùng thuốc tây mình thấy hơi sợ cái tác dụng của nó.

    1. Bùii Thanh Thùyy says: Trả lời

      Mấy bệnh về da thì bôi chắc hiệu quả hơn chứ, mình đi ra hiệu thuốc mua thì thấy toàn thấy kê cho thuốc bôi về dùng không à.

    2. Dương Thị Kim Ngân says: Trả lời

      Tất nhiên rồi bạn vì thuốc uống cần được bác si kê với được dùng dùng không có tự tiện dùng được đâu bạn.

    3. Hồ Phương Thảo says: Trả lời

      Mình thấy thuốc uống hay thuốc bôi đều có nhiều tác dụng phụ lắm, không tránh được thì mới dùng thôi, chứ thuốc uống thì tăng men gan, thuốc bôi thì làm mòn da, haizzzz, còn chưa kể mấy loại thuốc bôi đó toàn chứa thành phần corticoid gây rạn da, viêm lang lông, kích ứng gây ra giãn mao mạch trên da ghê lắm.

    4. Trần Nhật Nam says: Trả lời

      Đây có ai như anh không dùng thuốc tây mới đầu chỉ tay chỉ có vài mụn nước li ti thôi dùng nói chung cũng đỡ nhưng rồi, dừng thuốc là nó lại bị lại, lần này mụn nó còn to hơn, nổi đầy trên tay, mà mụn nào mụn nào to như hạt đỗ, không dám dùng tiếp

    5. Phạm Khánh Huyền says: Trả lời

      Thuốc tây hại thế chỉ được cái giảm triệu chứng nhanh thôi, còn khỏi thì vẫn còn chưa biết được, tớ thấy bài viết có đề cập đến thuốc đông y với cách dân gian, thấy bảo dùng hơi lâu tí thôi, nhưng được cái an toàn ít tác dụng phụ trên da bạn ạ.

    6. Hai Yen Nguyen says: Trả lời

      Nghe đâu dùng đến vài tháng gì cơ đấy mọi người à, uống lâu thế liệu có sợ ảnh hưởng gì không?

    7. Quốc Phong says: Trả lời

      Các thuốc nam khác thì tôi không biết nhưng riêng cái thuốc thang bì dương can thang tuithấy nó lành tính thật, uống ba tháng đây không có chút ảnh hưởng hay mệt mỏi gì cả, không hề bị nhiệt hay nóng trong gì cả mà hiệu quả lại còn tốt nữa dùng một lần khỏi hẳn luôn không có bị đi bị lại đây tôi khỏi gần 2 năm nay rồi tay chân lành lặn nhẵn nhụi

  4. Nguyễn Hải Li says: Trả lời

    Phải đun sắc gì không bạn ơi?

    1. Quốc Phong says: Trả lời

      Tôi dùng không có đun sắc gì đâu, lúc đi khám bác sĩ có hỏi dùng thuốc nào thấy bác si liệt kê ngoài thuốc sắc ra còn có thuôc viên hoàn, loại cao mềm, loại sắc săn nhưng tôi thấy dùng loại viên hoàn là tiện nhất, nên dùng loại đó.

    2. Phạm Khánh Huyền says: Trả lời

      Loại sắc sẵn dùng sao bạn, sắc mỗi lần vài thang thì mới bõ chứ như thế có cần bảo quản không, đê ở bên ngoài được bao lâu vậy bạn

    3. đệm ánh dương says: Trả lời

      em ơi, thuốc sắc săn không để bên ngoài được đâu, phải bảo quản trong tư lạnh nhé. ở đây không có sắc lẻ đâu em à, thuốc sắc thường sẽ sắc từ 5 thang trở lên, một thang sắc được 6 túi dùng trong 3 ngày, uống sáng tối mỗi lần một túi, khi uống cần phải hâm nóng lại mới uống được em nhé. Em có thể hâm nóng thuốc bằng cách cho túi thuốc vào cốc nước ấm hoặc cho vào lò vi sóng quay là được

    4. Đỗ T. Hồng Ngọc says: Trả lời

      Thuốc sắc săn tính ra bao tiền một thang vậy mọi người, chắc loại này đắt nhất trong mấy loại kia nhỉ.

    5. đệm ánh dương says: Trả lời

      Tất nhiên rồi bạn, thuốc sắc sẵn trung tâm họ thêm một khâu nữa mà nên loại này se cao hơn thang thuốc bình thường 30k tiền phí sắc, còn nếu bạn mua thuốc thang thì bình thường chỉ có 240k một thang thôi.

  5. Quyên Xuân Ngọc says: Trả lời

    bệnh chàm tổ đìa này ngoài việc điều trị ra thì có cần để ý ăn uống sinh hoạt gì không nhỉ?

    1. Hồng Bàng says: Trả lời

      Đây là một số loại thực phẩm mình đã liệt kê ra bạn tránh mấy loại này ra nhé:
      + Kiêng ăn Thịt gà và da gà
      + Thịt chó
      + Nhộng tằm
      + Thực phẩm có mùi tanh: tôm, cua, cá biển, trứng,…
      + Đậu nành cũng như chế phẩm từ đậu nành
      + Đồ ăn cay nóng khá nhiều gia vị: Ớt, tỏi, tiêu, gừng,…
      + Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
      + Rượu bia và chất kích thích
      + Đồ ăn chế biến sẵn

    2. Cao Thị Thu Hiền says: Trả lời

      Chưa hết đâu bạn ơi, còn đế ý trong sinh hoạt nữa, như thế thfi việc điều trì mới có hiệu quả.
      * giảm thiểu để da tiếp xúc với các tác nhân gây ra dị ứng khiến trường hợp căn bệnh trở phải ngày càng tồi tệ hơn như hóa chất độc hại, lông động vật, phấn hoa, mủ thực vật chứa độc tố,… bắt buộc có các biện pháp bảo vệ da nếu như tính chất công việc bắt nên tiếp xúc với hóa chất như đeo khẩu trang, mang ủng, mang găng tay.
      *Chú ý vệ sinh làn da thật sạch sẽ cũng như có một số giải pháp chăm sóc da hợp lý. Buộc phải ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cũng như vệ sinh da có chiết xuất từ thiên nhiên không gây kích ứng tới da, giảm thiểu sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
      * Không sử dụng tay cào gãi hay chà xát lên da để giảm ngứa, điều này sẽ khiến da bị tổn thương, tạp khuẩn dễ dàng tấn công vào sâu bên trong dẫn đến nhiễm trùng. Thay vào đấy bạn có khả năng áp dụng các giải pháp dân gian để giảm ngứa như như tắm nước trà xanh, ngâm nước muối biển,…

    3. Trần Thanh Huyền says: Trả lời

      Dạ bị bệnh này em thấy da hơi khô em có dùng được kem dưỡng ẩm đểtránh da nứt nẻ không ạ mọi người hay cũng tránh không dùng mỹ phẩm ạ.

    4. Hồ Tuyết Ngưng says: Trả lời

      Không nên dùng bạn ạ, vì dùng khiến da bị bí không thoát được mồ hôi bệnh càng nghiêm trọng hơn đây, bạn cứ nên tránh một thời gian, thay vào đó mình dùng một số loại lá ngâm rửa vào là được bạn ạ.

  6. Đặng Văn Tùng says: Trả lời

    Đang mang bầu thì nên dùng cách gì để điều trị bệnh chàm tổ đỉa vậy mọi người nếu vợ em đâng bầu tháng thứ bốn dùng thuốc bôi liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

    1. Kim Anh Nguyễn says: Trả lời

      Bạn có thể dùng cách này lấy lá đào rửa sạch, giã nát rồi nấu chung với 2 lít nước. Sử dụng nước này ngâm rửa tay chân mỗi ngày ngứa rát giảm rất mạnh chứ hạn chế dùng thuốc dù là thuốc bôi bạn nhé, chỉ khí nào cách dân gian không hiệu quả thì mới cần đến thuốc thôi bạn nhé.

    2. Đỗ Thị Minh Thư says: Trả lời

      Bị bệnh này có lây sang co con không mọi người , em chỉ sợ sinh ra con bị bệnh này thôi

    3. Trần Ánh says: Trả lời

      Hic hên xui bạn ơi. Bệnh này có yếu tố gia đình nên bố hay mẹ (hoặc cả 2) bị thì khả năng con mắc bệnh là cũng có, nhưng thôi đến đâu hay đến đấy bạn ah, cứ mong cho con sẽ k bị, còn trc mắt mẹ nó có bị thì chữa sớm cho khỏi vì bệnh này nó cũng lây mà

  7. Cao Văn Bính says: Trả lời

    Ôi cái bệnh tổ đỉa này mình mắc mà hãi đến già, bị mình đã mệt mỏi lắm rồi, ra đường còn bị chỉ chỏ nhìn da dẻ không khác gì sida, mình tự ti một thời gian dài, không muốn giao tiếp với ai, bao nhiêu cách chữa dùng muối biển ngâm chân tay, rồi dùng lá lốt dã đắp lên da không thiếu mội cách gì cả, rồi cũng không có đỡ rồi đi bệnh viện da liễu khám dùng thuốc bên đó, cứ có thuốc thì hết, dừng thuốc được vài ba tháng lại thấy bị lại kiểu mình bị phụ thuốc vào thuốc, không uống không bôi da sần sùi,nổi mụn nước lên, ngứa ngáy kinh khủng, cách này không ổn mình dùng thử cách khác, thử chuyển sang thuốc đông y, nhưng có le may mắn chưa đến với mình, thuốc đấy vẫn chưa thể chữa khỏi cho mình, thời gian đó mình stress, căng thẳng đầu óc tìm cách chữa nên bệnh càng nghiêm trọng hơn. Không hết hy vọng mình lân lê trên nhiều diễn đàn được nhiều anh chị em trong đó mách cho dùng thuốc thang bì dương can thang cũng là bài thuốc đông y. Rút kinh nghiệm từ lần trước mình không đặt qua mạng khi chưa đến khám nữa mà đến tận nơi, xem bac si khám thế nào đã mới cân nhắc dùng thuốc. Đến đó khám mình được bác sĩ Lan (bs là nguyên trưởng khoa khám bệnh của BV YHCT trung ương điều trị, có le lần này hợp thầy hợp thuốc, mà mình dùng thuốc ( cả uống , bôi , ngâm rửa ) thấy bệnh cải thiện lên từng ngày. Lúc đầu bac sĩ bảo như tình hình của mình phải uống liên tục tầm 4 tháng vì độc tố trong người nhiều do trước đây sử dụng nhiều thuốc điều trị tích lũy trong cơ thể. Cũng khá hoang mang vì thế chỉ dám lấy một tháng thuốc về dùng đẻ xem xet, sau thấy đúng là thấy cái thiện mình mới tin thuốc này có hiệu quả, mới đến mua thêm thuốc về uống. Mụn nước xẹp dần, ngứa ngáy dến tháng thuốc thứu hai là mình không còn thấy nữa rôi, Hết tháng thứ ba là không còn một mụn nước nào, tính dừng thuốc nhưng sợ bệnh lại dễ lại phát như những lần trước, để chắc ăn mình cứ uống đúng theo lộ trình của bac sĩ, may măn lần này là khỏi thiệt sự không còn bị lại nữa mọi người à. Ai còn chưa tìn có thể đọc thêm bài viết này, một chagf trai cũng từng chưa khỏi bệnh này bằng bài thuốc này: https://ihs.org.vn/chuyen-huong-dieu-tri-chang-trai-khoi-to-dia-nho-bai-thuoc-quy-13088.html

    1. Toan Nguyễn says: Trả lời

      Anh ơi, anh dùng có bị công thuốc không ạ, em đi khám bác si cung có giải thích rồi, nhưng uống từ lúc bắt đâu uống đến giờ gần chục ngày rồi mà không thấy bớt ngứa rát anh ạ.

    2. Cao Văn Bính says: Trả lời

      có chứ bạn ơi, nhất là mình uống quá nhiều thuốc trước đây, nhưng nó không có diễn ra lâu quá, theo như mình nhớ thfi tầm tuần là thấy hết bạn ạ. không lâu như bạn, bạn thử hỏi bên trung tâm xem có cách gì cải thiện tình trạng hiện giờ không

    3. AnhTr Do says: Trả lời

      Toan Nguyễn, không phải lo quá đâu, em giống anh, chắc do cơ địa lên hơi lâu chút, anh uống bên này thì đến hai tuần mới thấy triệu chứng giảm dần en ạ, nhưng sau đó thấy đúng là càng uống càng khỏe, bệnh càng ngay càng đơ em ạ, đang uống tháng thứ hai thấy bớt khá nhiều rồi, vân kiên trì uống để khỏi hẳn như bạn lầu trên này.

  8. Anh Kim Phạm says: Trả lời

    Cho em hỏi dùng cách nào để điều trị bệnh chàm tổ đỉa một cách triệt để ạ, thuốc tây, hay đông y ạ, tư vấn giúp em với, giờ em hoang mang quá không biết chữa bằng cách nào cho hiệu quả nữa

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn