Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Danh sách thực phẩm tốt nhất

Có nên tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ nguyên nhân do đâu?

5 bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt và cách xử lý

5 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt với 5 cách đơn giản

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh và hướng điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện bệnh?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh thường gặp và xảy ra phổ biến ở người trung niên, đứng tuổi được hình thành từ những thói quen sinh hoạt và lao động lâu ngày. Bệnh này không chỉ gây ra những cảm giác đau nhức khó chịu, đe dọa sức khỏe chung của bạn mà còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, công việc hằng ngày. 

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay còn được gọi là bệnh viêm khớp cổ hay thoái hóa cột sống. Đây là những tên gọi chung để chỉ tình trạng bệnh lý thoái hóa của hệ thống xương cột sống. Bệnh này xuất phát từ những nguyên nhân hết sức bình thường, phổ biến nhất là liên quan đến tuổi tác, từ đó gây ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống cổ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay bởi thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên duy trì các tư thế không tốt cho xương sống

Theo một khảo sát cho thấy, có hơn 90% người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ có số tuổi từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay, không quá khó để chẩn đoán và phát hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ, chỉ cần dựa trên các kết quả chụp chiếu hệ thống xương cột sống là bác sĩ có thể kết luận và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác rằng bạn có đang mắc bệnh hay không.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng rất dễ để phát hiện ra thông qua một số biểu hiện rõ rệt bởi bệnh này gây ra những cơn đau nhức vai gáy rất nghiêm trọng, kéo dài và thậm chí là gây cứng khớp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp người mắc bệnh nhưng lại không có triệu chứng gì. Theo các chuyên gia thì bệnh có đến 10 cấp độ, ở mỗi cấp độ lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Và xét theo khía cạnh mắc bệnh và có xuất hiện triệu chứng, chúng có thể ở nhiều mức độ từ nhẹ cho đến nặng, phát triển một cách từ từ hoặc đột ngột. Trong đó, phổ biến nhất là các dấu hiệu sau đây:

  • Bị đau xung quanh vùng xương bả vai: Những cơn đau nhức âm ỉ xuất hiện dọc theo cánh tay, bên trong các ngón tay. Thậm chí, cơn đau còn tăng lên nhiều hơn khi bạn hắt xì, ho, đứng lên, ngồi xuống hay nghiêng cổ về phía sau.
  • Lực của cánh tay bị yếu đi: Xuất hiện tình trạng yếu cơ, khó có thể giơ tay lên hoặc nắm chặt bàn tay để cầm đồ như những lúc bình thường.
  • Cứng cổ: Tình trạng cứng cổ xuất hiện khiến cho bạn khó có thể xoay cổ theo hướng mình muốn và gây ra đau nhức.
  • Đau đầu: Kèm theo đó là sự xuất hiện của tình trạng đau đầu, đau dai dẳng trong lúc bị đau cổ, đau vai, cơn đau thường xuất hiện chủ yếu ở phía sau đầu khiến người bệnh càng khó chịu và mệt mỏi hơn.
  • Tê ngứa: Vùng vai, cổ và cánh tay bị ngứa râm ran và tê rần và căng cứng.

Bên cạnh những triệu chứng vừa kể trên thì còn một số các triệu chứng khác của bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhưng ít xảy ra hơn như tình trạng người bệnh đột ngột bị mất thăng bằng, mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra sự khó chịu dai dẳng, đau nhức và mệt mỏi giống như bị kim châm

Và như đã nói, bệnh thoái hóa đốt sống cổ trải qua đến 10 cấp độ, mỗi cấp độ lại có các những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1: Người bệnh cảm giác được cổ bị căng cứng, đau nhức mỗi khi xoay cổ hay ngửa đầu lên trên.
  • Cấp độ 2: Tình trạng đau nhức mỏi cổ càng ngày càng diễn ra nhiều và tần suất thường xuyên hơn, cơn đau còn có thể lan sang 2 bên vai và xuống lưng.
  • Cấp độ 3: Trong lúc ngủ phần đầu dễ bị tụt khỏi gối và sau khi thức dậy cổ căng cứng đau nhức khó chịu.
  • Cấp độ 4: Thỉnh thoảng kèm theo tình trạng tê tay, thậm chí là mắt hơi mờ.
  • Cấp độ 5: Do thị lực giảm nên rất khó để đi thẳng một đường, dáng đi hơi xiêu vẹo.
  • Cấp độ 6: Mức độ đau tăng dần lên khiến vùng vai, cổ gáy và cánh tay dần bị mất lực, đôi lúc không thể cầm nắm đồ vật, không cầm bút để viết như bình thường được.
  • Cấp độ 7: Người bệnh không thể cầm được đũa do tay căng cứng, không kiểm soát được và chỉ có thể dùng thìa để ăn.
  • Cấp độ 8: Người bệnh cảm thấy cơ thể không còn sức lực, người yếu đi như người trên không.
  • Cấp độ 9: Mất đi khả năng kiểm soát ruột và bàng quang.
  • Cấp độ 10: Đây là cấp độ nặng nhất, người bệnh mất khả năng đi lại và chỉ có thể nằm yên một chỗ trên giường.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là do xương và sụn bảo vệ ở cổ dần bị mài mòn. Và dưới đây là một số lý do chính gây ra tình trạng này;

  • Do lão hóa sinh học: Tức là càng lớn tuổi thì mọi chức năng của mọi cơ quan, bộ phận trên cơ thể đều suy giảm và yếu đi chứ không riêng gì hệ thống cột sống. Theo nghiên cứu thì khi bước sang độ tuổi 30, phần đĩa đệm của con người sẽ dần mất đi khả năng hoạt động bình thường do mất dần tính thầm thấu, khả năng chịu lực không còn cao, các tế bào sụn bị giảm chất lượng và không thể tự tái tạo lại như lúc tuổi trẻ.
  • Xương phát triển quá mức bình thường: Những người có hệ xương phát triển quá mức bình thường có thể gây ra tình trạng dư thừa. Phần xương thừa có thể ghim vào các khu vực nhạy cảm, mỏng của cột sống như các dây thần kinh, tủy sống và dẫn đến tình trạng thoái hóa.
  • Lớp đĩa đệm bị mất nước: Thông thường, giữa các đốt xương cột sống sẽ tồn tại một lớp đĩa đệm. Nó được ví như những lớp đệm dày và có tác dụng bảo vệ hệ thống xương khi gặp phải va chạm, chấn thương. Lớp đệm này thực chất là một loại chất nhờn giống như gel nằm bên trong rất dễ bị khô theo thời gian. Lúc này, các xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau nhức khó chịu.
  • Do thoát vị đĩa đệm: Phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí bình thường và chén ép vào ống sống hoặc một vài những sợi dây thần kinh và hậu quả là gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, đau nhức và tê rần cánh tay.
  • Do độ cứng của dây chằng: Thông thường, các dây chằng có nhiệm vụ kết nối xương cột sống lại với nhau. Tuy nhiên, khi chúng bị cứng lại theo thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của cổ, khiến cổ căng cứng, khó xoay xung quanh.
  • Do chấn thương: Bị chấn thương do tai nạn ngay vị trí cổ hoặc mang vác vật nặng, duy trì hoạt động trong một tư thế quá lâu sẽ khiến phần cổ chịu áp lực lớn, gây hào mòn xương khớp, đẩy nhanh quá trình lão hóa và nguy hiểm hơn đó là gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi vì xương khớp ở giai đoạn này đang dần lão hóa mà không có khả năng hồi phục lại như ban đầu

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro khác cũng góp phần gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ như:

  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì do ăn uống sinh hoạt kém khoa học, đặc biệt là đối với những người ít hoạt động.
  • Do di truyền.
  • Do nằm sai tư thế trong thời gian dài, mang vác vật nặng gây áp lực lên cổ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Để sớm phát hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ và chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh, đồng thời kiểm tra các chuyển động để xác định được xương, cơ dây thần kinh có bị ảnh hưởng hay không, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Khám sức khỏe

Khi đi khám bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi các triệu chứng và tiến hành thực hiện một số bài kiểm tra gồm:

  • Kiểm tra phản xạ, mất cảm giác do các cơ bị yếu đi.
  • Kiểm tra phạm vi chuyển động cổ, xoay nhẹ sang xung quanh.

Hoặc bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đi bộ vài vòng nhằm quan sát dáng đi và có cơ sở để xác định xem tủy sống và dây thần kinh có đang chịu áp lực hay không.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện sẽ giúp chẩn đoán chính xác liệu bạn có đang bị thoái hóa đốt sống cổ hay không

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Trong trường hợp bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh bệnh thoái hóa đốt sống cổ và đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện một vài xét nghiệm sau:

  • Chụp X – quang: Phương pháp xét nghiệm này nhằm kiểm tra các gai xương trong đốt xương sống hay không, lún xẹp đốt sống, bờ diện khớp nhẵn.
  • CT scan: Cho kết quả hình ảnh về phần cổ một cách rõ ràng và chi tiết.
  • Chụp quét cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này giúp xác định chính xác vị trí các dây thần kinh đang bị chèn ép, cụ thể hơn là cho các trường hợp đang bị đau nặng, kéo dài liên tục và sau một thời gian không thấy thuyên giảm.
  • Tín hiệu cơ điện (EMG): Có chức năng đo hoạt động điện thần kinh.
  • Xét nghiệm máu: Cách này thường được bác sĩ chỉ định cho những người bệnh đang bị sốt, thiếu máu, sụt cân…

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại nên việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ có rất nhiều cách như phương pháp Tây y, Đông y, thực hiện các bài tập chuyên dụng…Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nhờ cơ chế hoạt động cũng như liệu trình hoạt động khác biệt. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người mà được chỉ định phương pháp phù hợp.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

  • Sử dụng thuốc Tây: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc trong trường hợp bị đau cấp tính như: giảm đau như salicylic, paracetamol, thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone) và thuốc chống viêm (diclofenac, meloxicam), thuốc chống động kinh (gabapentin)…Tác dụng của thuốc sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, đẩy lùi các triệu chứng tức thời.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị nội khoa và điển hình là sử dụng thuốc Tây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu để làm giảm triệu chứng, đẩy lùi bệnh
  • Các liệu pháp chuyên dụng: Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng có thể áp được chỉ định áp dụng một số các thủ thuật như diện chẩn, sóng cao tần, tia hồng ngoại…Đây là những thủ thuật đơn giản nhưng lại có tác dụng chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ khá hiệu quả.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị cho đến hỗ trợ điều trị đều không đem lại kết quả khả quan. Tức là sẽ thực hiện loại bỏ các gai xương, loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị…nới rộng không gian cho tủy sống và dây thần kinh hoạt động.  Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật là mổ nội soi và mổ hở truyền thống, dao động trong mức chi phí từ 20 – 60 triệu đồng.

Điều trị bằng y học cổ truyền

Đối với những người bệnh chọn hướng điều trị bằng Đông y có thể áp dụng 2 phương pháp sau đây:

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Theo y học cổ truyền, những bài thuốc dân gian từ thuốc Bắc đến thuốc Nam, các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Chuẩn bị: 300g lá lốt, 2 lít rượu gạo trắng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt. lưu ý sử dụng trọn vẹn cây lá lốt, từ phần lá, thân và rễ.
  • Cho lá lốt vào bình và đổ 2 lít rượu gạo trắng vào ngâm chung. Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Dùng rượu lá lốt xoa bóp trực tiếp vào vùng cổ bị đau nhức từ 1 – 2 lần/ngày.

Công dụng: Xoa bóp bằng rượu lá lốt có tác dụng làm giảm nhanh chóng và tức thì các cơn đau cấp tính của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đồng thời, kích thích tăng cường lưu thông máu trong cơ thể đến vị trí các đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là bài thuốc phổ biến trong dân gian nhờ công hiệu mà nó mang lại

Bài thuốc trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu và mật ong

Ngải cứu vốn có công dụng rất tốt trong việc giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Ngoài bài thuốc ngải cứu rang muối đắp nóng thì ngải cứu kết hợp mật ong cũng là một trong những bài thuốc dễ thực hiện và mang lại kết quả điều trị khả quan trong thời gian ngắn.

  • Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 2 – 3 thìa mật ong
  • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, để tốt nhất thì nên sử dụng ngải cứu lá già, sa đó đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Pha nước cốt cùng mật ong nguyên chất, khuấy cho tan và hòa quyện vào nhau và uống hết một lần.
  • Công dụng: Giảm đau, nhức mỏi, kháng viêm hiệu quả chỉ trong khoảng 2 tuần sử dụng liên tục.

Bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cây chìa vôi

Một loại thảo dược cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ công hiệu không kém lá ngải cứu đó là cây chìa vôi.

  • Chuẩn bị: cây chìa vôi khô 30g, cỏ xước, tầm gửi, dền gai và trinh nữ mỗi thứ 20g.
  • Cách thực hiện: Trộn hết tất cả các nguyên liệu trên cho vào siêu sắc thành thuốc uống hàng ngày.
  • Công dụng: Kiên trì sử dụng trong một thời gian dài khi các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ chỉ vừa xuất hiện chắc chắn sẽ đánh bay tình trạng đau nhức và mỏi cổ.

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xương rồng

Xương rồng là loại thực vật dễ tìm, mọc rất nhiều tại nước ta. Theo dân gian, bài thuốc từ xương rồng có tác dụng rõ rệt đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nếu sử dụng đúng cách.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xương rồng đơn giản, dễ thực hiện lại có công hiệu rõ rệt
  • Chuẩn bị: 3 đọt non xương rồng, giấm nuôi
  • Cách thực hiện: gọt bỏ gai xương rồng, xào sơ cho nóng lên cùng với giấm nuôi rồi đắp lên vùng cổ bị đau.
  • Công dụng: Kiên trì thực hiện trong thời gian dài chắc chắn tình trạng đau nhức mỏi, căng cứng cơ cổ sẽ thuyên giảm rõ rệt, kích thích lưu thông máu và từ đó đẩy lùi bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu sẽ giúp giãn cơ ở vai và cổ, giảm đau tức thì như châm cứu, giác hơi, xoa bóp bấm huyệt…Người bệnh nên tìm đến các chuyên gia Đông y có nhiều kinh nghiệm để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Điều trị tại nhà

Sau khi thăm khám và nhận được kết quả bạn mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể điều trị ngay tại nhà dưới sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ. Chẳng hạn như:

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thực hiện các bài tập hỗ trợ giảm căng cứng cơ cổ, kích thích máu huyết lưu thông giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh
  • Các loại thuốc giảm đau OTC Acetaminophen (Tylenol) hoặc NSAID, bao gồm ibuprofen (Advil) và naproxen natri (Aleve)…Đây là các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau tức thì và nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh phải lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian, không tự ý giảm hay tăng liều và chỉ sử dụng trong thời gian bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ.
  • Thực hiện chườm nóng và lạnh trực tiếp lên vùng đốt sống cổ bị đau nhức sẽ giúp kích thích máu huyết lưu thông trơn tru hơn, từ đó giảm đau, giảm căng cơ bắp hiệu quả.
  • Tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng, thực hiện một số các bài tập chuyên biệt dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Chỉ với những động tác đơn giản nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau đốt sống cổ như xoay cổ, vươn cổ về phía trước, sang 2 bên, cúi đầu, nhún vai…Bạn có thể thực hiện những động tác này mọi lúc mọi nơi, bất kỳ khi nào cảm thấy mỏi cổ, mỏi vai. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với một số động tác yoga như động tác con mèo, cây cầu, con cá…để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sự dẻo dai của các đốt sống cổ.
  • Đeo nẹp cổ mềm hoặc cổ áo mềm chuyên dụng dành cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng sử dụng trong thời giàn dài vì có thể khiến cho các cơ càng ngày càng yếu hơn.

Cách chủ động phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ phiền phức, hầu như ai cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức kéo dài, nhiều người còn ví cột sống bị thoái hóa gây đau nhức giống như bị “kim châm”. Vì vậy, để tránh khỏi căn bệnh này, hãy chủ động thay đổi các thói quen sinh hoạt đúng đắn.

Dưới đây là một số lời khuyên mà các chuyên gia dành cho bạn:

  • Điều chỉnh tư thế sinh hoạt của bản thân từ đứng, ngồi, đi lại…sao cho an toàn với cột sống. Đối với những người thường xuyên phải ngồi nhiều hay cúi xuống ngẩng đầu liên tục, lao động tay chân nặng nhọc thì sau một ngày làm việc phải thực hiện xoa bóp với tinh dầu tại vùng cổ, gáy để các cơ giãn ra, tránh tình trạng căng đau vì càng kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ càng cao.
  • Nên chú ý phân chia thời gian hợp lý, kết hợp vừa làm việc vừa nghỉ ngơi thư giãn, đi lại cho tay chân, gân cốt ở vai cổ được thả lỏng, tránh gây áp lực lớn lên vùng cột sống cổ. Nhất là đối với những người ngồi làm việc văn phòng, thình thoảng cứ sau 1 – 2 tiếng làm việc nên đứng dậy đi lại khoảng 3 – 5 phút.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Hoạt động gân cốt thường xuyên khi ngồi nhiều hay xoa bóp massage sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
  • Theo lời khuyên của các chuyên gia thì tư thế ngồi khoa học nhất đó là ngồi thẳng lưng, sao cho 2 cẳng tay song song với sàn nhà, 2 vai ngang bằng nhau.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, từ những bài tập vặn người, xoay cổ đơn giản cho đến các bài tập yoga tốt cho xương cột sống. Lưu ý không nên tập luyện khi đang mệt mỏi, nhất là vặn người vươn vai sau một thời gian dài duy trì một tư thế vì sẽ càng thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, như vậy không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho hệ xương khớp. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung canxi, vitamin, protein, glucosamine…vào thực đơn ăn uống hằng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ về xương khớp khi xuất hiện các triệu chứng đau mỏi vai gáy, đau lưng…Tốt hơn nữa hãy thường xuyên định kỳ đi khám ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh. Đây là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm và được điều trị tích cực ngay từ đầu, tỷ lệ thành công, trị bệnh dứt điểm sẽ cao hơn.

Cùng chuyên mục

Người thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?

Người thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?

Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối hay không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi chúng ta đều biết rằng căn bệnh thoái...

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay phải làm sao?

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một trong những triệu chứng cảnh báo rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh cần phải sớm đề phòng...

Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì?

Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện bệnh?

Nhiều người nghĩ rằng những người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ chỉ cần nằm im một chỗ, hạn chế tối đa vận động và không làm gì cả...

Nếu không sớm thăm khám và điều trị, người bệnh dễ gặp phải tình trạng vận động khó khăn, huyết áp bất ổn

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh và hướng điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống cổ, còn được gọi với cái tên...

bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ

5 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến

Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau nhức tê tay, làm hạn chế khả năng vận động mà còn dẫn đến các biến chứng như đau đầu mệt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn