Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh thận yếu thể hiện cho tình trạng chức năng của thận bị suy giảm khiến bộ phận này không còn khả năng lọc sạch chất thải và độc tố từ máu. Bệnh không có khả năng tác động và không đe dọa đến tính mạng tức thời. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn hoặc không có phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh thận yếu là gì?
Bệnh thận yếu thể hiện cho tình trạng chức năng của thận bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân. Điều này khiến cho thận bị mất dần khả năng đào thải chất thải và lượng độc tố ra khỏi máu và cơ thể.
Tình trạng thận yếu diễn ra một cách âm thầm và kéo dài trong nhiều tháng. Điều này khiến bệnh nhân khó phát hiện bệnh lý cho đến khi thận đã bị tổn thương rất nặng. Dựa vào thời gian mắc bệnh, bệnh thận yếu được cho thành hai nhóm, gồm:
- Cấp tính (tổn thương thận cấp)
- Mạn tính (bệnh thận mạn).
Các giai đoạn của bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu được chia thành 5 giai đoạn ứng với từng mức độ nguy hiểm khác nhau.
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của tình trạng thận yếu. Ở giai đoạn này bệnh nhân thường ít gặp nguy hiểm. Ngoài ra nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị thận yếu giai đoạn 1, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn 1 thường không rõ ràng nên bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện căn bệnh này.
- Giai đoạn 2: Bệnh thận yếu bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn 2, bệnh đã bắt đầu gây ra một số tổn thương ở thận. Tuy nhiên các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lý vẫn chưa thực sự rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 là giai đoạn bản lề, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đối với những bệnh nhân bị thận. Thận yếu có thể chuyển sang một giai đoạn nặng hơn hoặc phục hồi dần chủ yếu dựa vào khoảng thời gian này. Ở giai đoạn 3, thận bắt đầu có dấu hiệu hoạt động kém. Điều này khiến bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện, phù tay chân và đau mỏi lưng.
- Giai đoạn 4: Bệnh thận yếu có dấu hiệu trở nặng. Chức năng của thận ở giai đoạn này chưa mất hoàn toàn. Tuy nhiên các biểu hiện ra ngoài cơ thể cũng như các triệu chứng đã quá rõ ràng. Trong giai đoạn 4, một số biến chứng có liên quan đến bệnh xương khớp hoặc thiếu máu trầm trọng, cao huyết áp… có thể xuất hiện.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn 5 là giai đoạn nguy hiểm nhất đối với người bị thận yếu. Bởi ở giai đoạn này, các chức năng của thận gần như đã bị mất hoàn toàn. Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh có khả năng tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể dẫn đến mất kiểm soát. Cụ thể như khó thở, buồn nôn, nôn ói, ngứa ngáy cơ thể… Trong trường hợp này bệnh nhân có thể được bác sĩ xem xét về việc ghép thận nhân tạo hoặc lọc máu bằng máy.
Nguyên nhân gây thận yếu
Bệnh thận yếu có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Ba cơ chế chính
- Những bệnh lý tại thận gây ra
- Thiếu lưu lượng máu đến thận
- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.
Nguyên nhân thường gặp
- Mất nước
- Chấn thương gây mất máu
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tổn thương thận từ bệnh nhiễm trùng huyết
- Biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, sản giật hoặc có liên quan đến hội chứng HELLP
- Bì xơ cứng
- Bệnh đái tháo đường, tiểu đường khó kiểm soát
- Tiểu cầu suy giảm vào khoảng thời gian đầu
- Viêm cầu thận và viêm xảy ra ở các mạch máu nhỏ của thận
- Đau xương tủy hoặc những tế bào trong tủy xương đã bị ung thư
- Bệnh viêm mạch máu
- Bệnh Lupus tự miễn
- Tắc đường tiết niệu do bệnh đông máu
- Trong thận xuất hiện một cục máu đông
- Dây thần kinh có chức năng điều khiển bàng quang bị tổn thương
- Biến chứng của bệnh sỏi thận
- Nhiễm trùng máu nặng
- Bỏng nặng
- Dị ứng
- Huyết áp cao
- Các vấn đề về tim mạch.
Nguyên nhân khác
- Tác dụng phụ từ việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh
- Ngộ độc do tiếp xúc với các chất trong kim loại nặng
- Sử dụng chất kích thích như ma túy, các loại rượu bia
- Lười vận động
- Hít phải khói thuốc hoặc hút thuốc lá
- Thừa cân béo phì. Thận bị chèn ép bởi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu.
Triệu chứng của bệnh thận yếu
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thận yếu không rõ ràng. Triệu chứng chỉ thể hiện rõ ra ngoài khi bệnh phát triển sang các giai đoạn nghiêm trọng khác. Do đó ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu được liệt kê dưới đây, người bệnh cần đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Đường ruột hoạt động không bình thường, các chức năng không được đảm bảo, thường xuyên mắc chứng khó tiêu và táo bón.
- Đau mỏi lưng: Khi cúi người hoặc khi vận động mạnh, khom lưng hoặc đứng thẳng lâu sẽ nhận thấy vùng lưng quanh thận và một số vị trí khác có dấu hiệu tê mỏi. Ngoài ra bàn chân còn có dấu hiệu tê mỏi khó chịu, gót chân bị đau nhức.
- Những vấn đề về sinh lý yếu: Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và duy trì các hoạt động của hormone sinh dục nam (androgen). Vì thế lượng hormone này sẽ được sản sinh ít hơn khi thận bị yếu. Từ đó gây ra một số vấn đề ở nam giới như suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, mất cân bằng trạng thái thận âm đương.
- Sức khỏe suy giảm, cơ thể mệt mỏi: Thận có nhiệm vụ tạo ra một lượng erythropoietin cần thiết để hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu. Thận yếu khiến hàm lượng hormone này suy giảm dẫn đến thiếu, đồng thời khiến cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi và suy nhược.
- Rối loạn tiểu tiện, thường xuyên tiểu đêm: Thận yếu khiến tần suất đi tiểu về đêm gia tăng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân còn có biểu hiện đau rát khó chịu khi đi tiểu.
- Sưng mắt cá chân và sưng bàn chân
- Buồn ngủ, thường xuyên lo lắng, co giật
- Tức và đau tại vùng ngực
- Hen suyễn, khó thở có thể hôn mê
- Buồn nôn và nôn ói
- Phù tay chân do cơ thể bị ứ nước
- Sợ lạnh, tay, chân và đầu gối thường có cảm giác bị lạnh
- Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị chóng mặt và hoa mắt.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh thận yếu
Kiểm tra huyết áp
Xét nghiệm chức năng thận
- Kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu bằng xét nghiệm nước tiểu
- Kiểm tra độ lọc cầu thận bằng xét nghiệm máu (GFR)
Siêu âm bụng để đánh giá kích thước và cấu trúc của thận
Sinh thiết thận để tìm nguyên nhân khiến bệnh thận hình thành và phát triển
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Phương pháp điều trị bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên để tìm ra và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh thận yếu
Sau khi có kết quả chẩn đoán mức độ nghiêm trọng, mức độ tổn thương thận, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa các loại thuốc chữa bệnh sau:
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có tác dụng hỗn trợ thận trong việc đào thải nước, muối cùng với lượng độc tố trong cơ thể dựa vào cơ chế riêng. Điều này làm giảm tải áp lực lên thận. Thuốc giảm kali máu, Furosemid, Thiazid là những loại thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến.
- Thuốc điều hòa huyết áp: Thận có chức năng ổn định và cân bằng huyết áp. Vì thế nếu chức năng của thận bị suy yếu, huyết áp sẽ đột ngột tăng cao và gây nguy hiểm. Việc sử dụng một số loại thuốc điều hòa huyết áp như Amlodipin, Quinapril, Perindopril, Calci phospho, Atenolol, Felodipin… sẽ giúp người bệnh điều hòa huyết áp.
- Thuốc hỗ trợ sản sinh máu: Bệnh thiếu máu có thể xảy ra khi thận bị yếu. Điều này xuất hiện là do chức năng thận suy yếu khiến quá trình sản sinh máu gặp vấn đề dẫn đến không đủ lượng máu để cung cấp cho cơ thể. Ở trường hợp này người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau đầu, chóng mặt và hoa mắt. Để điều trị. bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc Darbe epo alpha, beta hoặc một số loại thuốc bổ sung sắt khác.
- Thuốc kiểm soát acid uric: Chức năng thận bị suy yếu khiến lượng acid uric trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Colchicinm và Allopurinol là các loại thuốc có khả năng cân bằng lượng acid uric trong máu.
Các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, làm giảm sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng xuất hiện ở những trường hợp mắc bệnh mãn tính. Do đó một số nguy cơ vẫn có khả năng xảy ra như không thể điều trị tận gốc bệnh lý, bệnh dễ tái phát.
Điều trị bệnh thận yếu giai đoạn cuối (chức năng thận suy giảm còn dưới 50%)
- Chạy thận nhân tạo
- Thẩm phân phúc mạc
- Ghép thận. Để giúp cơ thể thích nghi với thận được ghép, bệnh nhân cần phải uống thuốc suốt đời.
Kiểm soát bệnh thận yếu bằng mẹo dân gian
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh thận yếu bằng một số mẹo dân gian đơn giản sau:
Cách kiểm soát thận yếu bằng cây cỏ xước
Nguyên liệu:
- 25 gram rễ cỏ xước
- 15 gram rễ cỏ tranh
- 15 gram mộc thông
- 15 gram lá móng tay
- 15 gram huyết dụ
- 15 gram huyền sâm
- 600ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Mang tất cả vị thuốc rửa sạch
- Cho các vị thuốc cùng với 600ml nước lọc vào nồi
- Thực hiện đun sôi thuốc
- Tắt bếp khi nước thuốc cạn còn 200ml
- Chắt lấy nước thuốc và uống ngay khi còn ấm nóng
- Uống 2 lần mỗi ngày, uống sau khi ăn vào mỗi sáng và tối.
Cách dùng cây nổ điều trị bệnh thận yếu
Nguyên liệu:
- 30 gram cây nổ
- 20 gram kim tiền thảo.
Cách thực hiện:
- Mang cây nổ và kim tiền thảo rửa sạch
- Mang thuốc sắc cùng với 600ml nước lọc đến khi phần nước cạn còn 200ml
- Để nguội bớt và chắt lấy nước uống
- Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách dùng cây nổ điều trị bệnh thận yếu cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Cách kiểm soát triệu chứng của bệnh thận yếu bằng rễ cỏ tranh
Nguyên liệu:
- 200 gram rễ cỏ tranh
- 500 ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Mang lượng rễ cỏ tranh đã chuẩn bị rửa sạch
- Mang rễ cỏ tranh sắc cùng với 500ml nước lọc
- Đến khi phần nước cạn còn một nửa thì tắt bếp
- Để nước thuốc nguội bớt, chắt lấy nước để uống
- Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
Cách sử dụng cây cẩu tích điều trị bệnh thận yếu
Nguyên liệu:
- 16 gram cẩu tích
- 12 gram ngưu tất
- 12 gram thỏ ty tử
- 12 gram sơn thù du
- 12 gram đỗ trọng
- 12 gram thục địa
- 12 gram cao ban long.
Cách thực hiện:
- Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và nấu cùng với 800ml nước lọc (trừ cao ban long)
- Thực hiện đun sôi thuốc đến khi nước thuốc cạn còn một nửa
- Chắt lấy nước thuốc và chia thuốc thành 4 phần nhỏ (uống trong ngày)
- Mỗi lần lấy nước thuốc hòa cùng với cao ban long để uống
- Người bệnh thực hiện cách sử dụng cây cẩu tích điều trị thận yếu đều đặn mỗi ngày. Áp dụng trong 1 tháng sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cách kiểm soát bệnh thận yếu bằng kim tiền thảo
Nguyên liệu:
- 30 gram kim tiền thảo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch kim tiền thảo
- Cho thuốc vào cối và giã nát
- Sắc lượng kim tiền thảo đã giã nát cùng với 700ml nước trong 60 phút
- Lọc lấy nước thuốc và uống ngay khi còn ấm nóng
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Cách kết hợp cây bòng bong, râu ngô và hạt cây bìm bìm kiểm soát bệnh thận yếu
Nguyên liệu:
- 30 gram hạt cây bìm bìm
- 15 gram râu ngô
- 15 gram bòng bong
- 1,5 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch bòng bong, râu ngô và hạt cây bìm bìm
- Cho các nguyên liệu và nước vào nồi, sắc đến khi nước thuốc còn 2 bát
- Lọc lấy nước thuốc và chia thành 2 – 4 lần uống trong ngày
- Sau 30 ngày áp dụng cách kết hợp cây bòng bong, râu ngô và hạt cây bìm bìm kiểm soát bệnh thận yếu, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thận yếu
Để phòng ngừa bệnh thận yếu, bạn cần thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống phù hợp.
Thay đổi lối sống
- Không hút thuốc lá
- Dành thời gian luyện tập thể dục mỗi ngày, duy trì cân nặng phù hợp
- Kiểm soát nồng độ cholesterol và nồng độ đường trong máu
- Ổn định huyết áp đúng với mục tiêu mà bác sĩ đặt ra. Mục tiêu huyết áp thường dưới 140/90 mm Hg đối với hầu hết bệnh nhân.
Thay đổi chế độ ăn uống
- Thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm muối và giảm dầu mỡ
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít nước). Bạn cần bổ sung nhiều nước hơn trong những ngày vận động ra nhiều mồ hôi và những ngày nắng nóng
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Thận yếu là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, quá trình phát hiện sớm bệnh lý thường gặp nhiều khó khăn do triệu chứng không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn. Chính vì thế, người bệnh nên khám định kỳ chức năng thận hoặc thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!