Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết là căn bệnh lây nhiễm cấp tính nguy hiểm và có khả năng bùng phát thành dịch. Vậy “Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?”. Theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những bệnh lý gây ra bởi virus Dengue và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời cũng như áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?
Sốt xuất huyết là căn bệnh lây nhiễm và có khả năng bùng phát thành dịch phổ biến ở nước ta

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Số liệu thống kê cho thấy phần lớn các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng khởi phát ở những người trưởng thành. Việc chủ quan phòng ngừa, không chủ động thăm khám và điều trị có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn, tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue, thông qua vật truyền bệnh trung gian là muỗi vằn. Từ vết đốt của muỗi vằn mang mầm bệnh, sau thời gian ủ bệnh, cơ thể của người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốt cao, đau nhức hốc mắt, nôn mửa, tiêu chảy,… Trong giai đoạn này thường rất khó hạ sốt, nhưng sau đó cơn sốt có xu hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách ở giai đoạn này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do bệnh sốt xuất huyết gây ra:

1. Sốc do mất máu

Khi bệnh lý chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân thường xuất hiện các biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu cam,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do virus Dengue làm tăng khả năng thẩm thấu mao quản, gây thoát huyết tương dẫn đến cô đặc máu. Khi đến ngưỡng nhất định sẽ gây sốc và đẩy máu ra ngoài.

Trường hợp bị sốc sốt xuất huyết nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ xuất huyết nội tạng như não, phổi, hệ tiêu hóa với các biểu hiện như nôn ra máu, ho ra máu, tiểu ra máu, rong kinh, xuất huyết âm đạo.

2. Biến chứng về mắt

Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng về mắt nguy hiểm. Trong đó, phổ biến nhất là biến chứng mù đột ngột bởi tình trạng xuất huyết võng mạc. Khi các mạch máu ở võng mạc bị tổn thương sẽ khiến thị lực bị giảm sút. Biến chứng thứ hai là xuất huyết dịch kính mắt. Đây là một loại chất nhầy tồn tại trong nhãn cầu giúp con người có thể quan sát mọi vật. Khi bị xuất huyết, dịch kính mắt sẽ bị hòa tan và bị che phủ, khiến bạn gần như bị mù.

Biến chứng về mắt
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng về mắt nguy hiểm

3. Suy tim, suy thận cấp

Suy tim là một trong những biến chứng có thể gặp ở người bị sốt xuất huyết bởi tình trạng máu chảy liên tục, điều này dẫn đến thiếu hụt lượng máu tuần hoàn ở tim. Khi cơ quan này không đủ khả năng bơm máu cùng với dịch huyết tương có thể khiến màng tim bị ứ đọng, tràn dịch. Bên cạnh đó, lượng huyết tương xuất huyết do bệnh lý gây ra còn gây áp lực lên thận. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy thận cấp.

4. Tràn dịch màng phổi

Lượng huyết tương xuất huyết trong cơ thể có thể gây tràn và xâm nhập sang đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, viêm phổi, tràn dịch màng phổi hoặc phù phổi cấp. Biến chứng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

5. Sốt xuất huyết gây biến chứng trên não

Các biểu hiện của bệnh lý như sốt, đau cơ, đau đầu có mức độ nghiêm trọng thường xuất hiện trong 2 – 3 ngày đầu tiên. Sau đó những cơn động kinh có thể xuất hiện một cách đột ngột và lặp lại. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn có thể gây giảm tiểu cầu nhanh chóng, bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Ngoài ra, tình trạng xuất huyết não, gây ứ dịch tại màng não có thể dẫn đến phù mạch não cùng với những hội chứng thần kinh khác làm tăng nguy cơ hôn mê. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh sốt xuất huyết gây ra.

6. Tụt huyết áp và đau đầu dữ dội

Khi huyết áp tụt đột ngột, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi lại, cúi người hoặc đứng. Tình trạng này nếu không được kiểm soát hiệu quả sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát biến chứng đau nhức đầu dữ dội. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến xuất huyết não, thậm chí là đe dọa tính mạng.

7. Biến chứng sinh non, sẩy thai ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng nguy cơ đối mặt với những chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu mẹ bầu có thường khởi phát những cơn sốt cao, điều này có thể khiến tim thai đập nhanh, ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không được kiểm soát đúng cách, vào những ngày kế tiếp các triệu chứng bệnh lý có thể gây giảm lượng tiểu cầu ở mẹ bầu và dẫn đến xuất huyết. Trường hợp mẹ bầu mắc sốt xuất huyết vào những tháng đầu của thai kỳ rất dễ bị sẩy thai.

Các biện pháp phòng tránh biến chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, nếu không được thăm khám, điều trị, chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Để làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ngay từ thời điểm khởi phát bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng thuốc hạ sốt an toàn
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định paracetamol giúp hạ sốt. Tránh tình trạng dùng thuốc quá liều vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Sử dụng thuốc hạ sốt an toàn

Trong quá trình hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại virus gây sốt xuất huyết, lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao liên tục từ 3 – 4 ngày và rất khó hạ sốt. Thời điểm này, người chăm sóc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn về cách hạ sốt, tần suất hạ sốt cũng như các loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định paracetamol giúp hạ sốt. Tránh tình trạng dùng thuốc quá liều vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt chứa aspirin hay ibuprofen, bởi đây la những loại thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ ngăn tập kết tiểu cầu và chống đông máu. Những trường hợp bị sốt xuất huyết có xu hướng suy giảm lượng tiểu cầu, khi dung nạp nhóm thuốc này vào có thể gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày, chảy máu nội tạng liên tục, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bổ sung các nhóm thực phẩm giúp tăng số lượng tiểu cầu

Vào ngày thứ 4 khi người bệnh bị sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu sẽ có xu hướng giảm, dẫn đến xuất huyết dưới da và gây chảy máu nội tạng. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm làm giảm số lượng tiểu cầu như việt quất, sốt mè, sữa bò, bia rượu, nước có gas,… Thay vào đó, người bệnh có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời kích thích tái tạo tiểu cầu như:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12 như sò huyết, gan bò, trứng giúp tăng cường bảo vệ tiểu cầu
  • Các thực phẩm giàu acid folic như đỗ đen, đậu phộng, nước cam giúp tăng cường sức khỏe của các tế bào máu
  • Những thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào như thịt bò, đậu lăng, nho khô sẽ giúp tăng số lượng tiểu cầu.

Bù nước cho cơ thể

Bù nước cho cơ thể
Người chăm sóc cần khuyến khích người bệnh bổ sung nước cho cơ thể bằng cách dùng nước đun sôi để nguội, nước cháo pha thêm ít muối, nước hầm xương, nước ép rau củ

Các triệu chứng sốt xuất huyết điển hình bởi tình trạng sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước. Mất nước sẽ làm tăng khả năng cô đặc máu khiến cơn sốt trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp không được bù nước nhanh chóng, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như thoát huyết tương, khô da, tiểu ít, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, vã mồ hôi lạnh,…

Do đó, người chăm sóc cần khuyến khích người bệnh bổ sung nước cho cơ thể bằng cách dùng nước đun sôi để nguội, nước cháo pha thêm ít muối, nước hầm xương, nước ép rau củ, nước trái cây,… Bởi những loại thức uống này sẽ tăng cường sức bền ở thành mạch, hạn chế phát sinh biến chứng thoát mạch.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được thăm khám và điều trị, chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hợp lý, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở người lớn là căn bệnh có liên quan đến các yếu tố truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Thậm chí với những người có sức đề...

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn