Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào? Có thể bị tái nhiễm không? Nếu vẫn đang thắc mắc những vấn đề trên, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh lý lây truyền qua đường muỗi đốt. Độc giả sẽ nhiễm bệnh khi bị một con muỗi vằn mang virus dengue chích phải. Muỗi vằn (tên khoa học là aedes aegypti) có phần thân đen tuyền với những đốm trắng trên chân. 

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Muỗi vằn có có thể sống ngoài trời lẫn trong nhà. Chúng phân bố rộng khắp trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở các thành phố, đô thị phía Nam và ít xuất hiện ở khu vực miền núi phía Bắc. Muỗi vằn ưa hút máu người và chích đốt dai dẳng cho đến khi no căng. Chúng thường hút máu cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, thời điểm hoạt động mạnh nhất của loài này lúc sáng sớm và khi chập tối. 

Muỗi vằn thích đẻ trứng ở những nơi chứa nhiều nước như: bình cắm hoa, giếng nước, ao hồ, lu chậu, chum vại, lốp xe, máng nước… Khi được 2 tuần tuổi, nếu điều kiện nhiệt độ và môi trường thích hợp, trứng sẽ phát triển thành lăng quăng (bọ gậy). Chỉ sau 7 ngày, lăng quăng sinh trưởng toàn diện thành muỗi vằn trưởng thành. 

Lúc này, muỗi vằn trưởng thành có thể bay đi khắp nơi để hút máu người. Sau khi virus gây bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh lây truyền sang muỗi vằn, chúng sẽ phát triển bên trong cơ thể muỗi khoảng 1 tuần, sau đó được truyền lại lên tuyến nước bọt. Sau khoảng thời gian này, muỗi vằn trở thành trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người lành thông qua những vết đốt của mình.

Kể từ khi muỗi vằn bị nhiễm virus, chúng có khả năng truyền bệnh suốt đời. Bạn có biết, trứng muỗi có thể chịu được môi trường khô hạn hơn một năm và hoàn toàn có thể phát triển thành lăng quăng ngay khi tiếp xúc với nước? Thông thường, muỗi vằn chỉ hoạt động trong bán kính 80 – 100m (hoặc xa hơn, tùy theo trọng lượng mỗi cá thể), thậm chí, chúng có thể đi theo các phương tiện giao thông để đến một khu vực khác và truyền bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết lây lan bằng đường nào?

Bệnh sốt xuất huyết có thể lây nhiễm từ người này sang người khác không? Bệnh sốt xuất huyết có thể lây qua đường hô hấp hay đường tình dục không? Đây là những câu hỏi phổ biến nhất của người dân mỗi khi xuất hiện một đợt dịch sốt xuất huyết mới. Các chuyên gia y tế nhận định, sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm có thể lây lan qua 3 con đường chính:

  • Lây truyền từ muỗi sang người: Muỗi vằn (muỗi aedes aegypti) trưởng thành truyền bệnh cho những người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Sau khi truyền virus dengue cho một người, chúng vẫn có thể lây nhiễm mầm bệnh cho nhiều người khác trong suốt vòng đời của mình.
  • Lây truyền từ người sang muỗi: Ban đầu, muỗi aedes aegypti hoàn toàn không mang mầm bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình hút máu người, chúng có thể vô tình bị nhiễm virus dengue. Thời kỳ diễn ra sự lây nhiễm từ người sang muỗi là từ trước khi bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng sốt xuất huyết cho đến 2 ngày sau khi người bệnh hết sốt.
  • Lây truyền qua đường lấy máu hay dùng chung kim tiêm: Một người hoàn toàn khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus dengue nếu họ bị truyền máu của người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với bệnh nhân. Tuy nhiên, đường lây này không phổ biến như hai đường lây trên.

Ngoài 3 con đường lây truyền chủ yếu trên, bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan ở bệnh viện thông qua các chế phẩm từ máu, sự phơi nhiễm với các tổn thương do viêm, tổn thương niêm mạc hay sự lây truyền dọc từ người mẹ sang em bé (tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp).

Bệnh sốt xuất huyết lây bằng đường nào?
Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu lây lan thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng bệnh sốt xuất huyết không lây nhiễm qua đường hô hấp, không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc thông thường. Căn bệnh này chủ yếu lây lan thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, đường máu hoặc dùng chung kim tiêm với bệnh nhân nhiễm virus.

Hiện nay, có nhiều độc giả thắc mắc rằng bệnh sốt xuất huyết có lây lan qua đường tình dục không. Câu trả lời từ các chuyên gia là không, bệnh lý này hoàn toàn không lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra, những người đang mong muốn hiến máu nhân đạo cũng lo ngại rằng bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan qua hình thức này.

Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm bởi trước khi hiến máu, người hiến luôn được xét nghiệm máu vô cùng cẩn thận. Nếu nhiễm virus dengue, người đó sẽ không được phép hiến máu. Cho đến thời điểm hiện tại, ngành y tế vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca sốt xuất huyết nào do vết thương hở của người lành dính máu của người bệnh.

Có thể bị tái nhiễm sốt xuất huyết không?

Virus dengue có đến 4 tuýp huyết thanh, được ký hiệu lần lượt từ D1 – D4. Cả 4 tuýp này đều có khả năng gây bệnh ở người. Tất cả đều từng xuất hiện ở Việt Nam và luân phiên tạo thành dịch mới. Khi mắc bệnh lần đầu, cơ thể chúng ta sẽ chỉ sản sinh miễn dịch đặc hiệu chống lại tuýp bệnh tương ứng. Vì vậy, ngay cả khi đã khỏi bệnh sốt xuất huyết tuýp 1, bạn vẫn có thể mắc sốt xuất huyết tuýp 2, 3 và 4. 

Mức độ bệnh lý của những trường hợp nhiễm virus lần 2, lần 3 và lần 4 nghiêm trọng hơn đáng kể so với lần đầu tiên bởi lúc này, hai loại kháng thể của hai tuýp virus khác nhau đang song song tồn tại. Chúng sẽ tác động cùng lúc lên các bộ phận và gây ra phản ứng bên trong cơ thể, khiến bệnh nhân choáng váng, cô đặc máu, tăng rủi ro xuất huyết thành mạch và trụy tim. Tuy nhiên, trên thực tế, hiếm có bệnh nhân nào bị bệnh sốt xuất huyết đến lần thứ tư.

Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào? Có thể bị tái nhiễm không? Hy vọng những thông tin ngắn gọn, hữu ích trên sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức để chủ động phòng ngừa cũng như bình tĩnh xử lý bệnh lý nguy hiểm này.

Cùng chuyên mục

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa...

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến thân nhiệt tăng cao đột ngột và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Tham khảo...

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

"Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bị muỗi vằn mang virus nhiễm bệnh đốt là nguyên nhân...

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở người lớn là căn bệnh có liên quan đến các yếu tố truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Thậm chí với những người có sức đề...

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

"Bị sốt xuất huyết có tắm được không?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những căn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn